Camera giám sát Reoqoo

Camera giám sát Reoqoo


NASA tìm ra nước trên sao Hỏa như thế nào và các sứ mạng nghiên cứu tiếp theo ra sao?

bk9sw
30/9/2015 10:11Phản hồi: 49
NASA tìm ra nước trên sao Hỏa như thế nào và các sứ mạng nghiên cứu tiếp theo ra sao?
NASA đã phát hiện ra nước trên sao Hỏa như thế nào? Theo công bố của các nhà khoa học thì những vệt hẹp, tối màu xuất hiện trên sao Hỏa hình thành do nước chảy và dấu vết này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2011. Tuy nhiên, để khẳng định và đưa ra công bố chính thức hôm thứ 2 vừa qua thì NASA đã dựa trên những dấu hiệu hóa học.

Tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) được trang bị một chiếc máy đo phổ được thiết kế để thăm dò các vệt dốc xuất hiện định kỳ (Recurring slope lineae) hay những vệt đen thay đổi theo mùa trên sao Hỏa. Trong quá trình quan sát, MRO đã phát hiện ra một dấu hiệu hóa học giống với nước muối, nhà nghiên cứu Amaury Triaud đến từ trung tâm khoa học hành tinh thuộc đại học Toronto, Canada cho biết.

Máy đo phổ đo ánh sáng và chia thành nhiều bước sóng khác nhau, từ đó tiết lộ manh mối về những thành phần của chủ thể được quan sát bởi mỗi nguyên tố hóa học có những dấu hiệu rất riêng hay những hình thái quang phổ đặc trưng. Triaud cho biết: "Các nhà khoa học đã phát hiện ra muối hydrat hay muối lẫn trong nước sau đó bị khô đi."

Trong khi nước bắt nguồn từ đâu vẫn là một bí ẩn thì Triaud cho biết những quan sát trong tương lai trên các vệt đen này sẽ giúp xác định nguồn gốc của nước. Một giả thuyết được đưa ra là có lẽ nước được lọc và chảy ra từ tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu hoặc bằng cách nào đó nước được ngưng tụ trong khí quyển. Triaud nói: "Những gì NASA muốn làm bây giờ là quan sát một cách có hệ thống các địa điểm đó (nơi có các vệt đen) từ quỹ đạo và tìm cách quan sát các hình thái của chúng. Họ sẽ tìm kiếm tại các miệng hố phía nam hoặc phía bắc, tùy thuộc vào độ cao và vĩ độ trên hành tinh và họ sẽ cố gắng tìm ra một sự liên quan nào đó."

Nước không thể chảy trên bề mặt sao Hỏa mà không có muối bởi khí quyển của hành tinh này quá mỏng và bề mặt quá lạnh, do đó nước thăng hoa, từ dạng rắn (băng) trực tiếp chuyển thành dạng khí. Tuy nhiên, nước muối có điểm đóng băng thấp hơn và tồn tại được lâu hơn, Triaud nói.

nước_sao_Hỏa.jpg

Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng những vệt đen tại các sườn dốc trên sao Hỏa bằng cách nào đó được hình thành bởi nước bởi nó xuất hiện tối hơn vào giai đoạn mùa hè trên hành tinh đỏ và mờ nhạt khó thấy hơn vào mùa đông. Ý tưởng ở đây là nước sẽ chảy khi môi trường xung quanh ấm hơn sau đó biến mất khi nhiệt độ hạ thấp.

Sau Curiousity, NASA đang chuẩn bị cho một sứ mạng thăm dò sao Hỏa mới bằng phương tiện tự hành có tên Mars 2020, dự kiến sẽ rời Trái Đất trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, Triaud cho rằng phương tiện tự hành này sẽ khó có thể tiếp cận khu vực có các vệt đen để quan sát cận cảnh. Đây là một vùng sườn dốc có độ dốc lớn khiến hoạt động của phương tiện tự hành sẽ gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, khu vực hạ cánh cũng sẽ rất hẹp, khoảng vài chục m2 và sự hiện diện của nước trên sao Hỏa có thể chứa các vi khuẩn "bản địa". Do đó, giới khoa học đang lo ngại về khả năng con tàu sẽ mang đến khu vực này những vi khuẩn từ Trái Đất, làm sai lệch kết quả thăm dò.

Tuy nhiên, Triaud cho rằng phương tiện tự hành về mặt lý thuyết có thể ghi lại hình ảnh về các đặc tính của khu vực này từ xa, tại một nơi an toàn hơn và bằng phẳng hơn, chẳng hạn như ở dưới đồi. Ông cũng cho biết rất khó để có thể xác định nước đã chảy và tạo nên những vệt đen này trong bao lâu bởi nước có xu hướng xói mòn mọi miệng hố vốn là yếu tố thường dùng để ước lượng tuổi bề mặt của một hành tinh. Triaud nói ông không ngạc nhiên nếu như nước đã chảy trên sao Hỏa trong nhiều năm hoặc nếu như các vệt đen này đã xuất hiện từ vài triệu năm trước, thời điểm sao Hỏa có nhiều nước trên bề mặt hơn bây giờ.

Theo nhiều nghiên cứu, hàng tỉ năm trước sao Hỏa từng là một hành tinh "ướt át" nhưng khi bầu khí quyển của nó trở nên mỏng hơn, nước đã bị bốc hơi. Các tàu thăm dò Curiosity, Spirit và Opportunity đều tìm ra nhiều bằng chứng về những phiến đá cổ hình thành trong nước. Trong đó, tàu Curiosity đã phát hiện vết tích của một dòng nước ngay sau khi hạ cánh lên bề mặt hành tinh đỏ vào năm 2012. Bên cạnh Mars 2020 thì NASA cũng triển khai sứ mạng MAVEN (Mars Atmosphere & Volatile Evolution) nhằm nghiên cứu tình trạng thất thoát của bầu khí quyển sao Hỏa để trả lời cho câu hỏi tại sao hành tinh này mất đi bầu khí quyển dày và nó mất đi như thế nào.

Theo: LiveScience
49 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khoa học công nghệ quả là phát triển! Hy vọng các nhà khoa học sẽ tìm ra đc nhiều điều để phục vụ cho cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn!
dmufo8469
TÍCH CỰC
9 năm
Nếu có thể em tình nguyện lên đó kiểm tra cho 😁
@dmufo8469 Sợ bác không chiệu nổi 3 năm ngồi trong 1 cái hợp sát thôi. Thử như bị biệt giam 3 năm rồi sẻ cho bác lên.
ngoanrazo
TÍCH CỰC
9 năm
Loài người cũng có thể bắt nguồn từ sao hỏa
ngtamabc
TÍCH CỰC
9 năm
NẾU NASA KHÔNG NÓI THÌ CŨNG CHẲNG AI BIẾT
Thế giới đúng là phát triển từng ngày còn việt nam chúng ta vẫn đang loay hoay với con ốc vít đạt " chuẩn " 😆 ơn.. Ơn ...
betapdanhsc
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hoangha1012 Đã lên đến sao Hỏa rồi thì đừng lôi Việt Nam vào nữa...
etanolk52
TÍCH CỰC
9 năm
@hoangha1012 ơn đảng, ơn chính phủ, ơn những vị lãnh đạo tài a xuất chúng 😃
bicooclee
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hoangha1012 Không thể so sánh bất kỳ 1 điều gì trên thế giới này với NASA được
osoftvietnam
ĐẠI BÀNG
9 năm
@hoangha1012 Bạn đã đóng góp dc ji cho VN để "làm dc con ốc đạt chuẩn" ?
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
9 năm
Lên đó mang nước về về đóng chai nước khoáng lavie bán chạy phải biết😁
chắc phải cần 1000 hay 1 triệu năm nữa mới có thể làm nó như trái đất bây giờ.
sẽ có thui
ongdogia
ĐẠI BÀNG
9 năm
hy vọng chỉ có loài người chúng ta trong vũ trụ này ! để khỏi tranh chấp gì cả !
minhhai0807
ĐẠI BÀNG
9 năm
Tất cả những gì thấy được bây giờ đều là quá khứ, và có thể thể là tương lai của chúng ta nếu trái đất có cùng điều kiện với hành tinh quá khứ đang hiện hữu này, ranh giới giữa quá khứ và tương lai chỉ cách nhau một vệt sáng hiện tại tạo nên hình ảnh chúng ta nhìn thấy, hãy tôn trọng những gì mình có và sống cân bằng đến khi trái đất cân bằng trở lại.
bernerasu
TÍCH CỰC
9 năm
Dự kiến là dòng hải lưu chính của thế giới sẽ ngừng lại. Thế là nơi sẽ nóng như điên. Nơi sẽ lạnh ngắt. Gói ghém chuẩn bị thôi
vài năm sau tự dưng thông báo "do lỗi camera nên chúng tôi đã phán đoán sai, sao Hỏa hoàn toàn đéo có nước"
chắc cắn lưỡi mà chết
tsx
TÍCH CỰC
9 năm
@stupid.int do lỗi chụp bằng camera nhất thế giới nên....
@tsx chụp bằng Bphone thì không thể lỗi được.
tsx
TÍCH CỰC
9 năm
@Triệu La Bách ờ hén....bạn nhắc mình mới nhớ. Nhất thế giới thì pải dc lên sao hỏa chụp khe nước chứ....về nhìn mờ mờ...đen đen ai muốn nói khe j thì cũng dc miễn...có nước hỉ😁
ht8xlove
ĐẠI BÀNG
9 năm
@tsx Thím này thâm nho vãi. ...
có thể có loài sinh vật không cần nước không ?
Khoa học phát triển ghê quá.
Với sức mạnh về khoa học và kỹ thuật ngày nay thì sớm muộn gì con người cũng chinh phục và sống trên đấy thôi.
Chỉ cần cho em mấy bộ phim để em học tiếng Nhật, là em sống cả đời luôn cũng đc
nholuumanh
TÍCH CỰC
9 năm
Mình đọc nhiều tin nghiên cứu về sao Hỏa này nhưng có 1 điều mình không hiểu. Khoa học cố gắng chứng minh rằng trên sao Hỏa đã từng có sự sống, hầu như đều tập trung vào 1 thứ đó là Nước. Nhưng nếu điều đó là đúng vậy thì sao, đó là 1 hành tinh chết. Nó không đủ điều kiện để cung cấp cho con người sự sống, tại sao không tập trung chất xám, khoa học công nghệ vũ trụ lại để đi tìm 1 vùng đất mới cung cấp sự sống cho nhân loại mà cứ phải chăm chăm lao vào chứng minh sự sống (nếu có) trong quá khứ vậy. Điều đó đâu có giúp chúng ta sống được trên sao Hỏa
ubslum
ĐẠI BÀNG
9 năm
@THANCHAU Nếu vậy người ta tìm cách cải tạo mặt trăng rồi bạn ấy, chứ ko rãnh rỗi cho con robot đi cả mấy năm trời mới đến dc sao Hòa làm gì :|
sony x1
TÍCH CỰC
9 năm
@nholuumanh Cố gắng tìm hoặc cải tạo sự sống trên Sao Hỏa có 2 cái lợi:
- Nguyên cứu hình thành sự sống trên 1 hành tinh thực tế giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc của mình.
- Sao hỏa là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời mà con người có thể di cư lên ở tạm trong tương lai gần (dĩ nhiên phải ở trong nhà kín ) để đề phòng bất trắc. Việc ra khỏi hệ mặt trời để tìm sự sống là không thể, tương lai cũng ko biết đến bao giờ vì khoảng cách quá quá xa. Việc tìm 1 hành tinh có sự sống cách hàng trăm năm as đơn giản hơn nhiều việc tiếp cận nó ngay cả trên lý thuyết .
@THANCHAU Mặt trăng không phải là hành tinh bạn ạ 😃
luckystar999
ĐẠI BÀNG
9 năm
@THANCHAU Về điểm 1 sao bạn khẳng định chắc chắn vậy. Để cho Nito, Metal thành dạng lỏng bạn biết cần nhiệt độ thấp thế nào không. Nếu Nito, Metal thành dạng lỏng thì rất nhiều chất khác, có thể nói là đa số vật chất trong vũ trụ đều đã bị đóng băng hết rồi, kể cả sắt, thép vẫn ko còn giữ nguyên kết cấu. Vậy thì làm sao diễn ra sự trao đổi chất để mà hình thành sự sống.
Tung31185
ĐẠI BÀNG
9 năm
Bầu khí quyển bị thất thoát do thủng tầng ôzôn. Thủng tầng ôzôn do chặt cây phá rừng làm thuỷ điện khai thác khoáng sản trồng mía nuôi bò đó mà
Mong sao có 1 hành tinh có người.để loài người trên trái đất đỡ phải cấu xe nhau.lúc đó lo cạnh tranh với người ngoài hành tinh

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019