Ghép hàng loạt các tấm ảnh chụp được lại với nhau trong chuyến bay thứ 25 của trực thăng Ingenuity, các nhà khoa học ở NASA đã có được 1 thước phim ấn tượng ghi lại một phần nhỏ của bề mặt sao Hoả. Chuyến bay được thực hiện vào ngày 8/4, Ingenuity cất cánh và rời khỏi khu vực South Séítah, hướng về trung tâm của đồng bằng, nơi mà tàu Perseverance cũng đang di chuyển tới để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ đại trên hành tinh Đỏ.
Các “phi công” khéo léo làm việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, đã lên kế hoạch chi tiết về hành trình bay, sau đó gửi lệnh đến cho Ingenuity. Chiếc trực thăng này sau đó sẽ nhận lệnh và bay theo dựa vào hệ thống bay tự hành của nó. Khi chuyến bay được thực hiện, các cảm biến, camera điều hướng, đơn vị đo lường quán tính và công cụ xác định phạm vi bằng laser sẽ cùng nhau làm việc để cung cấp dữ liệu thời gian thực cho bộ xử lý điều hướng, cũng như hệ thống máy tính của Ingenuity để giúp nó có thể tự bay mà không cần con người điều khiển.
Camera trang bị trên trực thăng bắt đầu ghi lại hình ảnh 1 giây sau khi cất cánh. Khi Ingenuity đạt độ cao 33 feet (10 mét), nó tăng tốc nhanh chóng lên tốc độ tối đa hơn 19 km/h. Sau khi tìm đến 1 khu vực bằng phẳng và xác định đã đủ an toàn, Ingenuity từ từ đáp xuống. Tổng thời gian bay là 161,3 giây với quãng đường di chuyển được là 704 mét.
Một thông tin tương đối thú vị đó là Ingenuity được vận hành dựa trên 1 con chip xử lý Snapdragon đời cũ, vốn được trang bị trên smartphone những năm 2014 - 2015. Ngoài ra, NASA cũng dùng nền tảng bay của Qualcomm để quản lý và điều khiển việc tự hành của chiếc trực thăng này.
https://twitter.com/nasajpl/status/1530353471995514881?s=21&t=gXanXDgNCx2Mv5xglP8Zaw
Con chip mà Ingenuity sử dụng chính là Snapdragon 801, flagship SoC của Qualcomm nhiều năm trước. Những smartphone đầu bảng thời điểm đó hầu hết đều sử dụng con chip này, ví dụ Galaxy S5, Xperia Z3, LG G3 hay Xiaomi Mi 4… Do khoảng cách quá xa từ trái đất đến sao Hoa nên chip xử lý sẽ đảm nhiệm việc điều khiển bay và xử lý sự cố cho trực thăng Ingenuity.
Thay vì các kỹ sư NASA trực tiếp điều hành bay thời gian thực thì hầu hết quá trình bay khám phá sẽ là tự hành theo lộ trình đã thiết lập từ trước. Khoảng cách từ Trái đất lên sao Hỏa là gần 280 triệu cây số nên không thể trực tiếp điều khiển, các kỹ sư ước tính độ trễ cho việc truyền tín hiệu lên tới 15 phút.
Snapdragon 801 sẽ thu thập tín hiệu từ các cảm biến xung quanh và từ 2 camera, dữ liệu này sau đó được xử lý và cung cấp cho thuật toán điều khiển hoạt động của Ingenuity. Hình ảnh được chụp bởi Ingenuity sau đó được gửi tới tàu Perseverance và xử lý trước khi gửi về Trái đất.
https://www.digitaltrends.com/space/ingenuity-mars-flight-video
Các “phi công” khéo léo làm việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, đã lên kế hoạch chi tiết về hành trình bay, sau đó gửi lệnh đến cho Ingenuity. Chiếc trực thăng này sau đó sẽ nhận lệnh và bay theo dựa vào hệ thống bay tự hành của nó. Khi chuyến bay được thực hiện, các cảm biến, camera điều hướng, đơn vị đo lường quán tính và công cụ xác định phạm vi bằng laser sẽ cùng nhau làm việc để cung cấp dữ liệu thời gian thực cho bộ xử lý điều hướng, cũng như hệ thống máy tính của Ingenuity để giúp nó có thể tự bay mà không cần con người điều khiển.
Camera trang bị trên trực thăng bắt đầu ghi lại hình ảnh 1 giây sau khi cất cánh. Khi Ingenuity đạt độ cao 33 feet (10 mét), nó tăng tốc nhanh chóng lên tốc độ tối đa hơn 19 km/h. Sau khi tìm đến 1 khu vực bằng phẳng và xác định đã đủ an toàn, Ingenuity từ từ đáp xuống. Tổng thời gian bay là 161,3 giây với quãng đường di chuyển được là 704 mét.
Một thông tin tương đối thú vị đó là Ingenuity được vận hành dựa trên 1 con chip xử lý Snapdragon đời cũ, vốn được trang bị trên smartphone những năm 2014 - 2015. Ngoài ra, NASA cũng dùng nền tảng bay của Qualcomm để quản lý và điều khiển việc tự hành của chiếc trực thăng này.
https://twitter.com/nasajpl/status/1530353471995514881?s=21&t=gXanXDgNCx2Mv5xglP8Zaw
Con chip mà Ingenuity sử dụng chính là Snapdragon 801, flagship SoC của Qualcomm nhiều năm trước. Những smartphone đầu bảng thời điểm đó hầu hết đều sử dụng con chip này, ví dụ Galaxy S5, Xperia Z3, LG G3 hay Xiaomi Mi 4… Do khoảng cách quá xa từ trái đất đến sao Hoa nên chip xử lý sẽ đảm nhiệm việc điều khiển bay và xử lý sự cố cho trực thăng Ingenuity.
Thay vì các kỹ sư NASA trực tiếp điều hành bay thời gian thực thì hầu hết quá trình bay khám phá sẽ là tự hành theo lộ trình đã thiết lập từ trước. Khoảng cách từ Trái đất lên sao Hỏa là gần 280 triệu cây số nên không thể trực tiếp điều khiển, các kỹ sư ước tính độ trễ cho việc truyền tín hiệu lên tới 15 phút.
Snapdragon 801 sẽ thu thập tín hiệu từ các cảm biến xung quanh và từ 2 camera, dữ liệu này sau đó được xử lý và cung cấp cho thuật toán điều khiển hoạt động của Ingenuity. Hình ảnh được chụp bởi Ingenuity sau đó được gửi tới tàu Perseverance và xử lý trước khi gửi về Trái đất.
https://www.digitaltrends.com/space/ingenuity-mars-flight-video