Đánh dấu đây, mai mốt rảnh 1 2 ngày mình sẽ làm 1 bài bổ sung ý kiến cho AE tham khảo. ĐÂY LÀ Ý KIẾN VÀ HIỂU BIẾT CÁ NHÂN CỦA MÌNH. VIẾT THÊM VÀI DÒNG ĐỂ ANH EM XEM QUA. Mình chỉ muốn nói đến phần: “Trả góp lãi suất 0%”. Nhiều anh em khi nghe đến 0% lập tức quy chụp là: Lừa đảo, làm gì có ai cho không ai cái gì. Tăng giá bán rồi làm lãi 0%, tính ra đâu cũng vaò đó. Mình chỉ khẳng định: đứng dưới góc độ KHÁCH HÀNG những chương trình trả góp lãi suất 0% là hoàn toàn có thật, không có gì gọi là lừa đảo cả và rất có lợi cho khách hàng. Đầu tiên chúng ta xét đến các bên trong việc phát sinh trả góp 0%: KHÁCH HÀNG - NHÀ BÁN HÀNG - HÃNG (NHÀ PHÂN PHỐI) - NHÀ TÀI CHÍNH. Khách hàng chỉ cần làm hồ sơ theo yêu cầu và nhận máy + Khuyến mãi theo đúng chương trình được NV tư vấn. Vậy ai sẽ là người trả phần lãi này cho AE? Chẳng lẽ họ cho vay không công, không lãi. Với hiểu biết của mình thì các trường hợp dưới đây sẽ xảy ra: 1: Ở thị trường VN phần lớn sẽ là các Hãng hoặc Nhà Phân Phối làm việc với Nhà tài chính để deal với nhau về các khoản tiền lãi, phí thanh toán cho khoản vay của khách hàng. HÃNG S: Khách mua máy A tại T, V, F… làm hồ sơ trả góp của Home Credit hoặc FE với lãi suất 0%. Mỗi bộ hồ sơ hợp lệ Hãng S sẽ trả cho nhà tài chính HC, FE xxx tiền/bộ. Mục đích: giúp khách hàng dễ tiếp cận và dễ dàng mua sản phẩm A của hãng hơn. Cạnh tranh với sản phẩm F của hãng O cùng phân khúc trên thị trường… 2: Nhà bán hàng deal với Nhà tài chính tương tự như hãng làm. Mỗi bộ hồ sơ hợp lệ khách mua tại cửa hàng của tôi thì tôi sẽ trả cho anh XXX tiền. Mục đích: Nhà bán hàng F muốn cạnh tranh với nhà bán hàng T về doanh số của sản phẩm A. Nhà bán hàng V muốn tạo sự khác biệt về chương trình KM với T hay F, để kéo khách hàng về phía họ. Nhà bán hàng muốn đảy hàng tồn, mẫu cũ, khó bán bằng cách trả góp, kích thích khách hàng. 3: Nhà tài chính (Cái này mình nghĩ rất hiếm hoặc không có nhưng vẫn ghi ra để AE trong nghề nhận xét) Nhà tài chính chấp nhận tài trợ lãi suất cho 1 hay 1 số sản phẩm nào đó để họ lấy DATA khách hàng uy tín, đóng tiền đúng hạn sau đó tiến hành mời gọi họ vay tiền mặt, mở thẻ tín dụng. Cái này mới là mảnh đất màu mỡ để họ hút máu. Ví dụ sản phẩm AE mua: Sản phẩm A. Giá: 6.990.000 Trả trước: 2.097.000 Trả góp: 1.259.000 x 4 tháng. Tổng số tiền sau khi trả xong: 7.133.000 - Chênh lệch 143.000 so với mua trả thẳng. Trung bình AE mất 33.000/tháng. 143.000 này bao gồm: Bảo hiểm khoản vay + phí thu hộ anh em đóng tiền hàng tháng. 143.000 này nó là phí chứ không phải lãi. Và nó rất nhỏ so với số tiền anh em vay. Tuỳ từng thời điểm AE mua hàng sẽ nhận được các Khuyến mãi khác nhau cho riên sản phẩm A này như: Phiếu mua hàng Linh kiện 300k, 500k, ốp lưng, cocacola hay giảm tiền mặt 500k. Không khác gì so với khách hàng trả tiền mặt 1 lần. Hoặc có khi sẽ chỉ được trả góp 0% mà không được nhận Khuyến mãi khác. Tuỳ vào từng sản phẩm, mục tiêu của các NHÀ, giai đoạn mà có khi AE mua trả góp sẽ nhận được đầy đủ KM giống như AE mua tiền mặt, có khi AE sẽ chỉ được trả góp 0% lãi mà không nhận được quà thêm. Cái này phụ thuộc vào việc AE có hay tìm hiểu thông tin hay có nhanh nhạy để quyết định mua đúng thời điểm hay không thôi. VD: Với kinh nghiệm của mình thì với các sản phẩm Apple khi anh em mua trả góp 0% lãi thì sẽ không được hưởng thêm các KM khác. Các sản phẩm của Samsung hay Oppo, Nokia, Vivo hay được hãng tài trợ lãi suất nên AE vẫn nhận được KM của nhà bán lẻ + trả góp 0% Cái quan trọng là AE nắm được chi tiết để chọn được sản phẩm, nhà bán hàng hay nhà tài chính để làm hồ sơ cho phù hợp với điều kiện của mình: VD: Cùng sản phẩm có khi AE phải trả trước ít nhất 50%, có khi chỉ cần 30%, có khi chỉ được vay trong 6 tháng, có khi được vay trong 9 tháng. Nên mạnh dạn ngồi nhà gọi điện các nơi để tìm nơi phù hợp để mua. CHỈ LƯU Ý AE: 1: Phí bảo hiểm khoản vay nếu AE chắc chắn hồ sơ mình quá đẹp hay có thể nói chuyện với mấy em gái làm hồ sơ vui vẻ thì nhờ mấy em ấy bỏ đi cho AE. Nhưng chắc chắn là không có phí này thì khoản vay có tỉ lệ duyệt thấp hơn. Phí này đối với mỗi Nhà tài chính là khác nhau. Vì vậy nếu cùng lúc có nhiều nhà tài chính có thể làm hồ sơ cho máy A mà AE định mua thì hãy nhờ họ tính thử để lựa được nhà nào có phí chênh lệch thấp nhất mà vẫn làm được hồ sơ cho AE. 2: Đọc thật kỹ hợp đồng, nắm chắc chắn được mình đang vay tiền của bên nào, ngày nào đóng tiền, đóng bao nhiêu kỳ, các chi phí phát sinh nếu đóng trễ, thanh lý sớm… 3: Mỗi khi đóng tiền hãy tính đến việc ngày Lễ, Tết, cuối tuần, trục trặc mạng mẽo này nọ để tiền có thể chuyển tới bên cho vay đúng hạn, như vậy sẽ không bị làm phiền bởi tin nhắn hay điện thoại. 4: Hãy xem kỹ lại hợp đồng mình thanh toán tiền có chính xác hay chưa? Có khi nào đến hạn phiếu này mà lại mang phiếu kia đi đóng hay không? Kiểm tra ngay tại quầy đóng tiền, nếu sai xót thì bên thu tiền hộ họ sẽ giải quyết nhanh hơn, AE không phải mất thêm thời gian hay bị lỡ lịch đóng tiền. 5: Tốt nhất hãy có trách nhiệm với khoản vay của mình vì sau mỗi khoản vay sẽ là đánh giá CIC (AE tra thêm Google về cái này) ảnh hưởng đến tín dụng, vay mượn của AE sau này nếu cần làm ăn hay có việc gấp. Xin nhắc lại: Đây hoàn toàn là ý kiến và hiểu biết cá nhân của mình vì mình không chuyên trong ngành này nên AE nào thấy mình có múa rìu qua mắt thợ thì góp ý nhé. Tks AE!
ngocquyen1517 @iAndroids Bác nói đúng. Mình đã từng mua trả góp tủ lạnh trong 6 tháng với lãi suất 0%. Sau khi kết thúc khoản vay thì tiền chênh lên khoảng 450k các chi phí như bạn nói: Tiền bảo hiểm khoản vay, tiền phí thu hộ.....!