Các bài trả lời hgbinh

Thảo luận trong 'Cafe Tinh tế' bắt đầu bởi ndminhduc, 11/2/19. Trả lời: 335, Xem: 80656.

  1. hgbinh

    Tham gia:
    25/6/10
    Được thích:
    1,022
    Best Answers:
    0
    hgbinh
    TÍCH CỰC
    thg Đức nó xong từ lâu rồi giờ đám châu Âu mới theo chân nó. H thg nào ở bên Đức chỉ cần lên mạng down hay coi phim lậu là giấy phạt gửi ngay về nhà
     
    Kiên Thịt XiênMr.vănTrường thích nội dung này.
    1. sanandreas12

      Tham gia:
      8/2/11
      Được thích:
      161
      Best Answers:
      0
      sanandreas12
      ĐẠI BÀNG
      sanandreas12
      @hungbya bạn tranh luận làm gì với một thằng đọc hiểu còn k nên hồn.
       
      redhairMrTy85 thích nội dung này.
    2. gfsrhgfdgf1

      Tham gia:
      2/8/11
      Được thích:
      783
      Best Answers:
      0
      gfsrhgfdgf1
      TÍCH CỰC
      gfsrhgfdgf1
      @hungbya ""đòi cung cấp dữ liệu bất cứ lúc nào mà không cần có minh bạch pháp lý (mình nhấn mạnh là minh bạch pháp lý, chứ không hề có ý là không có tính pháp lý, vì trong luật ANM của VN các trường hợp này rất mơ hồ, rất dễ bị lợi dụng), và tất nhiên là chả cần công khai để mà bạn có số liệu đăng trên chỉ trích vậy đâu.""
      Trích lại nhé, điều 26 khoản 2 mục a.
      "Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

      a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằn văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;"

      Không có chữ nào là không cần minh bạch pháp lý, hay là doanh nghiệp không được công khai nhé.

      Là ai đang cố nhét chữ đây =))
       
    3. gfsrhgfdgf1

      Tham gia:
      2/8/11
      Được thích:
      783
      Best Answers:
      0
      gfsrhgfdgf1
      TÍCH CỰC
      gfsrhgfdgf1
      @sanandreas12 Hahahhaha, là ai cố lái mà ko nổi chứ =))
       
    4. hungbya

      Tham gia:
      21/4/12
      Được thích:
      929
      Best Answers:
      0
      hungbya
      TÍCH CỰC
      hungbya
      @gfsrhgfdgf1 Vậy bạn liệt kê giúp mình những hành vi trong luật an ninh mạng được coi là vi phạm luật đi. Mình sẽ chỉ ra cho bạn tại sao nó không minh bạch. Luật mà chung chung. Ví dụ điều 8 "Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng", cho mình hỏi nó minh bạch chỗ bào vậy. Đây nữa " Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.". Người ta nói minh bạch không phải là ở chỗ có quy định hay không việc ko có trát hầu tòa vẫn có quyền lấy, mà là ở chỗ luật chung chung, dễ dẫn đến quy chụp và vi phạm riêng tư cá nhân. Ở nước ngoài dù có trát hầu tòa cũng chưa chắc lấy đc data, vì luật ko bắt buộc, như trường hợp của Apple và các phần tử khủng bố. Mời bạn đọc luật của Mỹ, của từng bang về hate speech, insulting, etc, vốn là những điều khá mơ hồ để kết luận có phạm luật hay ko. Tuy nhiên họ quy định rất cụ thể từng trường hợp, các cấp độ phạm tội.
       
    5. hungbya

      Tham gia:
      21/4/12
      Được thích:
      929
      Best Answers:
      0
      hungbya
      TÍCH CỰC
      #268 hungbya, 12/2/19
      Sửa lần cuối: 12/2/19
      hungbya
      @gfsrhgfdgf1 Mình note thêm là bài trên mình đã viết rõ ràng "mình nhấn mạnh là minh bạch pháp lý, chứ không hề có ý là không có tính pháp lý, vì trong luật ANM của VN các trường hợp này rất mơ hồ, rất dễ bị lợi dụng", tức về việc luật mơ hồ chứ ko phải nói về có trát của tòa. Mình giả định là bạn hiểu ý của mình và đang cố tình bẻ ý của mình chứ ko phải ngược lại. Nếu bạn tiếp tục cố tình bẻ ý của mình thì xin vui lòng miễn quote. Thanks.
       
      #268 hungbya, 12/2/19
      Sửa lần cuối: 12/2/19
    6. gfsrhgfdgf1

      Tham gia:
      2/8/11
      Được thích:
      783
      Best Answers:
      0
      gfsrhgfdgf1
      TÍCH CỰC
      gfsrhgfdgf1
      @hungbya Uhm, thế còn "" và tất nhiên là chả cần công khai để mà bạn có số liệu đăng trên chỉ trích vậy đâu.""
      dòng nào trong luật ANM cấm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công khai báo cáo minh bạch???
       
    7. gfsrhgfdgf1

      Tham gia:
      2/8/11
      Được thích:
      783
      Best Answers:
      0
      gfsrhgfdgf1
      TÍCH CỰC
      gfsrhgfdgf1
      @hungbya Đồng ý là luật VN còn nhiều chỗ khắm bm, nhưng lấy mấy thằng Nazi còn khắm hơn làm tiêu chuẩn như thanh niên trên kia thì khó ngửi vđ =))
       
    8. hgbinh

      Tham gia:
      25/6/10
      Được thích:
      1,022
      Best Answers:
      0
      hgbinh
      TÍCH CỰC
      hgbinh
      @hungbya luật là để hướng dẫn quy định các hành vi của xã hội. Luật tố tụng ghi rõ phải có trát của tòa thì cơ quan điều tra mới có quyền yêu cầu. Luật an ninh mạng được đề ra để quy định rõ các hành vi trên mạng xã hội sẽ cấu thành tội, còn cụ thể các hành vi như thế nào thì dẫn luật khác. Còn luật nào cũng viết mà đọc thì đều "mơ hồ" cả, như luật giết người thì có nghiêm trọng, cực kì nghiêm trọng, như thế nào là nghiêm trọng, cực kì nghiêm trọng thì ko ghi. Mức độ nào thì tòa sẽ phân xử dựa trên khả năng cãi lộn giữa luật sư và cơ quan tố tụng.

      Luật của đức ghi rõ ko được cổ súy chủ nghĩa fat xit mà cụ thể ntn thì chẳng có luật nào ghi cả. Cơ quan tố tụng sẽ tìm đủ chứng cứ để đảm bảo lời truy tố của người ta make sense khi ra tòa, bạn hiểu chứ. Nên các luật đều ghi rõ hành vi nào là vi phạm, nhưng cụ thể thì chẳng ai ghi cả.
       
    9. hungbya

      Tham gia:
      21/4/12
      Được thích:
      929
      Best Answers:
      0
      hungbya
      TÍCH CỰC
      hungbya
      @gfsrhgfdgf1 Không cần chứ không phải cấm, không được phép. Doanh nghiệp thích công khai là chuyện của doanh nghiệp xem xét họ có cần công khai không. Ví dụ Zing thấy cần công khai khi cơ quan điều tra yêu cầu thông tin thì họ công khai, còn không thì họ không công khai. Nếu họ không công khai thì lấy gì để bạn dẫn như phía trên. Đó là toàn bộ ý của mình, mình tự thấy câu chữ của mình rất rõ ràng. Bộ mình có nói trong luật cấm doanh nghiệp công khai hả. Tới đây thì mình cảm thấy các câu chữ của mình đang bị bạn cố tình bẻ ý, mình sẽ không reply nữa. Thanks.
       
    10. gfsrhgfdgf1

      Tham gia:
      2/8/11
      Được thích:
      783
      Best Answers:
      0
      gfsrhgfdgf1
      TÍCH CỰC
      gfsrhgfdgf1
      @hungbya "Ví dụ Zing thấy cần công khai khi cơ quan điều tra yêu cầu thông tin thì họ công khai, còn không thì họ không công khai. Nếu họ không công khai thì lấy gì để bạn dẫn như phía trên"
      Qua ví dụ này mình khẳng định b ko hiểu cái mình dẫn.
      Công khai b hiểu là doanh nghiệp có cung cấp thông tin cá nhân cho cq điều tra hay chính phủ hay ko.
      Còn công khai mà mình dẫn là có công bố rộng rãi cho tất cả mọi người việc "công khai" cho chính phủ hay không.
      Fb thấy không cần "công khai" thông tin cho cq điều tra thì nó sẽ không "công khai". Nhưng nó vẫn tính là 1 lần request vào cái bảng kia.
      Nên nói nếu không "công khai" cho cq điều tra thì không có gì để dẫn vào bảng kia là sai hoàn toàn.
       
    11. hungbya

      Tham gia:
      21/4/12
      Được thích:
      929
      Best Answers:
      0
      hungbya
      TÍCH CỰC
      hungbya
      @vanlinh2905 Liên quan vậy bạn?
       
    12. hungbya

      Tham gia:
      21/4/12
      Được thích:
      929
      Best Answers:
      0
      hungbya
      TÍCH CỰC
      hungbya
      @gfsrhgfdgf1 Chắc bạn đang có vấn đề đọc hiểu. Công = công cộng = public. Công khai = public việc cung cấp thông tin cho công an tới tất cả mọi người. Nó quá rõ ràng. Vậy bạn nghĩ tại sao mình nói "Nếu họ không công khai thì bạn cũng không có cái để mà dẫn", nghĩa là nếu họ không công khai việc họ có cấp dữ liệu cho chính phủ thì bạn sẽ không có dữ liệu để mà dẫn. Tới đây mà bạn còn dám nói mình hiểu sai ý thì mình chịu. Còn dám dùng từ "khẳng định". Xin lỗi chứ ban đầu nghĩ bạn cố ý bẻ ý mình nên ko reply, chứ tới giờ hóa ra bạn chả hiểu nổi câu chữ của người khác mà cứ quote lung tung.
       
    13. hgbinh

      Tham gia:
      25/6/10
      Được thích:
      1,022
      Best Answers:
      0
      hgbinh
      TÍCH CỰC
      hgbinh
      @hieunhi check xem bạn coi cái gì, down cái gì, biết rõ IP máy bạn, địa chỉ nhà bạn, máy bạn dùng là ko xâm phạm riêng tư?
      dăm ba cái thằng ở Việt Nam nói chuyện thế giới, chưa đi Tây nên tâm hồn me Tây. Tây cái j cũng sạch =))
       
    14. hgbinh

      Tham gia:
      25/6/10
      Được thích:
      1,022
      Best Answers:
      0
      hgbinh
      TÍCH CỰC
      hgbinh
      @hungbya công khai là publish bạn, chưa gì đã thấy bạn sai lè rồi.
      Việt Nam yêu cầu đặt máy chủ, Đức cũng yêu cầu đặt máy chủ, rồi bạn biện hộ là Việt Nam sai còn Đức đúng là sao vậy bạn? Không chắc là bạn có đã qua châu Âu ở chưa, chưa thì đừng to tiếng bạn nhé.
      Luật của Đức yêu cầu chính nhà mạng phải cung cấp các IP và địa chỉ của những người truy cập vào các trang web cấm, hoặc là có hành vi vi phạm bản quyền trên mạng. Bạn có tin ở Đức mà bạn vào trang Đức Tân là ngay trong tuần bạn nhận giấy phạt có khi lên tới vài ngàn Euro ko? Facebook hay Google buộc phải lưu trữ dữ liệu ít nhất trong lãnh thổ EU thì mới được phép cung cấp dịch vụ trên đất Đức bạn nhé.
      Luật GDPR của châu Âu được soạn ra để bảo vệ thông tin cá nhân của người khỏi thu nhập trái phép của các công ty chứ nó không bao gồm cơ quan công quyền bạn nhé. Ở Việt Nam hay Đức đều như nhau, luật an ninh mạng quy định các hành vi trên không gian mạng đều cấu thành tội một cách bình thường, và hợp thức hoá việc cơ quan điều tra yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ cung cấp thông tin của bạn khi họ chứng minh được vs toà những dữ liệu đó liên quan tới vụ án bạn nhé. Nó như bạn bưng cái nhà lên mạng thôi, công an có quyền break in nhà của bạn vs trát của toà để khám sét thì cái facebook account của bạn y chang.
      Nói thêm cho bạn rõ, các trang e-commerce bên này liên kết rất chặt chẽ vs công an, chỉ cần công an tiến hành điều tra ví dụ 1 vụ scam là trang đó (ebay hay amazon) buộc phải cung cấp toàn bộ thông tin của nghi phạm để điều tra. Tương tự vs ngân hàng mà nghi phạm thực hiện giao dịch, toàn bộ địa chỉ, thông tin cá nhân như ID đều phải được cung cấp cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu bạn nhé.
       
    15. hungbya

      Tham gia:
      21/4/12
      Được thích:
      929
      Best Answers:
      0
      hungbya
      TÍCH CỰC
      #319 hungbya, 20/2/19
      Sửa lần cuối: 20/2/19
      hungbya
      @hgbinh Mình ở Mỹ. Mình cũng chả đè nặng việc dùng tính từ hay động từ ở đây nên cũng đừng có bắt bẻ mình làm gì. Cần thiết muốn bắt bẻ tiếng Anh thì mình với bạn có thể tranh luận hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mình đã search và không tìm ra điều luật nào yêu cầu các công ty nước ngoài phải đặt máy chủ ở các khối liên minh châu Âu mới được hoạt động ở Đức. Nói thì phải có dẫn chứng chứ đừng bắt người ta phải kiếm chứng dùm những gì mình nói. Ví dụ một bài bình luận ở đây: https://www.twilio.com/blog/2018/05/gdpr-and-eu-data-location-requirements.html: "GDPR says a lot about how you can get the data, how you manage it, and when and for what you are allowed to use it. But it doesn’t place any absolute or insurmountable restrictions on the location of the data.". Mình cũng chả cần phải ở châu Âu để biết được luật của châu Âu như thế nào. Cũng không cần phải ở hay định cư ở châu Âu để lên tiếng về luật của châu Âu.

      "Bạn có tin ở Đức mà bạn vào trang Đức Tân là ngay trong tuần bạn nhận giấy phạt có khi lên tới vài ngàn Euro ko?". Mình không tin nhé, mời bạn dẫn luật hoặc về trường hợp chỉ truy cập trang web mà bị phạt vài ngàn Euro. Nếu là cố ý streaming các nội dung có bản quyền mà không trả tiền bản quyền thì không được tính nhé.

      Thêm một cái nữa: "trang đó (ebay hay amazon) buộc phải cung cấp toàn bộ thông tin của nghi phạm để điều tra.". Vui lòng trích dẫn cho mình điều luật sử dụng các từ "bắt buộc", "có nhiệm vụ", "có trách nhiệm", "có nghĩa vụ" trong các văn bản luật an ninh mạng cho mình dùm. Nếu chỉ là support thì không tính nhe. Với một điều nữa, các trang tmdt thuộc về lĩnh vực kinh doanh điện tử rồi, mời bạn lấy ví dụ về social media để phù hợp hơn với chủ đề chúng ta đang tranh luận.

      Tóm lại, mời bạn dẫn ra (1) luật của Đức yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ ở Đức hoặc trong lãnh thổ châu Âu mới được hoạt động ở Đức, và (2) Luật của Đức "bắt buộc" phải cung cấp thông tin người dùng khi có yêu cầu của tòa án. (Mình xin nhấn mạnh bắt buộc, vì nếu không bắt buộc, doanh nghiệp có quyền không cung cấp mà không bị quy vào vi phạm pháp luật. Nếu như đã bắt buộc mà doanh nghiệp không cung cấp, nghĩa là doanh nghiệp đó đã vi phạm luật và có thể bị tước quyền hoạt động). Mình cám ơn.
       
      #319 hungbya, 20/2/19
      Sửa lần cuối: 20/2/19
    16. hungbya

      Tham gia:
      21/4/12
      Được thích:
      929
      Best Answers:
      0
      hungbya
      TÍCH CỰC
      hungbya
      @hgbinh "Việt Nam yêu cầu đặt máy chủ, Đức cũng yêu cầu đặt máy chủ, rồi bạn biện hộ là Việt Nam sai còn Đức đúng là sao vậy bạn?". Sao vậy bạn, khẳng định chắc nịch mà sao yêu cầu dẫn dùm cái luật của Đức yêu cầu các doanh nghiệp phải đặt máy chủ ít nhất ở châu Âu mới được hoạt động ở Đức mà không thấy đâu vậy?

      "Luật GDPR của châu Âu được soạn ra để bảo vệ thông tin cá nhân của người khỏi thu nhập trái phép của các công ty chứ nó không bao gồm cơ quan công quyền bạn nhé". Mình giả định là bạn đã đọc luật GDPR rồi, mời bạn dẫn luôn giúp mình xem cái luật GDPR nhắc tới việc các cơ quan công quyền yêu cầu data của người dùng giúp mình cái nhé. Nếu luật không nhắc tới vấn đề đó thì bạn dẫn câu đó ra chẳng liên quan gì. Mình dẫn một trang searchable của GDPR cho bạn dễ tra khảo: https://gdpr.algolia.com/
       
Đang tải...