[Video] Hải quân Mỹ lần đầu đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa bằng tàu khu trục

bk9sw
19/11/2020 13:18Phản hồi: 88
[Video] Hải quân Mỹ lần đầu đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa bằng tàu khu trục
Hôm thứ 3, một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ đã thử nghiệm đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đang nhằm vào một vùng biển ngoài khơi quần đảo Hawaii. Thử nghiệm này nhằm chứng minh tiềm năng phòng thủ Hawaii cũng như bảo vệ bờ tây nước Mỹ trước các mối đe dọa chỉ với giải pháp đánh chặn từ mặt đất/mặt biển.

Trong thử nghiệm, một tên lửa ICBM mang đầu đạn hạt nhân giả được phóng từ khu thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo Ronald Reagan tại Kwajalein Atoll thuộc quần đảo Marshall hướng đến vùng biển phía đông bắc Hawaii.

missile-test.jpg
Khi tên lửa được phóng, các cảm biến ngoài không gian đã phát hiện ra nó và thông qua hệ thống Chỉ huy, Điều khiển, Quản lý chiến đấu và Liên lạc (C2BMC) do Lockheed Martin phát triển, dữ liệu được gởi đến khu trục hạm USS John Finn được trang bị hệ thống tác chiến Aegis Basline 9. Con tàu này sau đó phóng tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA. Ngay khi tên lửa đạn đạo liên lục địa nhả đầu đạn hạt nhân mô phỏng, SM-3 đã phóng ra phương tiện tiêu diệt ngoài khí quyền EKV (Exoatmospheric Kill Vehicle). EKV lao vào đầu đạn của ICBM và các camera hồng ngoại đã ghi lại được hình ảnh vụ nổ khi EKV can thiệp thành công.


Vụ nổ 3:33.

Đây là thử nghiệm thứ 6 của tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA được triển khai từ các tàu chiến có năng lực phòng thủ của Hải quân Hoa Kỳ và đây cũng là lần đầu tiên, Hải quân bắn hạ thành công ICBM từ tàu khu trục.

Làm sao để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa?


Aggregate rocket.jpg
Đa phần tên lửa đạn đạo liên lục địa có thiết kế dưới dạng tên lửa đẩy vũ trụ, mục đích là để đưa đầu đạn vào quỹ đạo thấp của Trái Đất sau đó tái xâm nhập khí quyển và tấn công mục tiêu. Ý tưởng này có từ thời thế chiến thứ 2 với dự án Projekt Amerika của Đức Quốc Xã. Dựa trên trên chương trình tên lửa đạn đạo dẫn đường tầm xa V-2 và A4, nhà khoa học tên lửa, kỹ sư không gian lỗi lạc Wernher von Braun cùng nhóm của ông đã phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên là A9/10 với mục tiêu tấn công New York và nhiều thành phố khác tại Mỹ.

Sau chiến tranh, Mỹ đã mở chiến dịch Paperclip để đưa kỹ sư thiên tài Wernher von Braun cùng hàng trăm nhà khoa học hàng đầu của Đức về Mỹ để phát triển các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo tầm trung và nhiều hệ thống phóng khác cho quân đội Hoa Kỳ. Wernher von Braun là kỹ sư trưởng của chương trình tên lửa hạng nặng Saturn V - thứ đã đưa tàu Apollo hạ cánh lên Mặt Trăng vào cuối thập niên 60.

ICBM stages.png
Tên lửa ICBM có 3 giai đoạn chính là là tăng tốc (lấy độ cao nhanh sau khi rời bệ phóng) > giai đoạn giữa (bay theo quỹ đạo hình elip trên tầng khí quyển ở độ cao hơn 1000 km) > giai đoạn tái xâm nhập khí quyển (đầu đạn quay lại khí quyển ở độ cao cách mặt đất tầm 100 km và hướng đến mục tiêu).



Ở giai đoạn giữa, các cảm biến hồng ngoại trên các vệ tinh ngoài không gian sẽ ghi nhận tín hiệu nhiệt phát ra từ tên lửa đạn đạo. Cảnh báo tên lửa được gởi đến các radar tầm xa trên mặt đất và chúng sẽ rà quét các vùng trời để tìm mối đe dọa đang lao xuống.

USS John Finn (DDG-113).jpg

Quảng cáo


Khi đầu đạn bước vào giai đoạn tái xâm nhập khí quyển thì các radar phòng thủ tên lửa sẽ theo dõi đầu đạn, vạch ra đường bay của nó và cảnh báo cho các "shooter" - những đơn vị phản ứng như tàu khu trục USS John Finn về đường bay của đầu đạn để lập phương án đánh chặn. Đơn vị phản ứng sau đó phóng một tên lửa hay phương tiện đánh chặn như EKV.

Thành tựu quan trọng của chương trình SM-3 Block IIA


Thử nghiệm thành công vừa qua đáp ứng yêu cầu của quốc hội Hoa Kỳ nhằm kiểm tra năng lực đánh chặn ICBM của SM-3 Block IIA trước khi năm 2020 kết thúc. Thử nghiệm này ban đầu được lên kế hoạch vào tháng 5 nhưng do COVID-19 nên phải lùi lại đến tháng 11.

Tom Karako - một chuyên gia về chính sách phòng thủ tên lửa tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược cho hay thử nghiệm này đặt ra thách thức lớn cho hệ thống tác chiến Aegis và việc ICBM có thể bị đánh chặn bằng tên lửa như SM-3 Block IIA - nó không thay thế cho các tên lửa lớn hơn được phóng từ các silo trên mặt đất thì đây là lý do để ăn mừng.

SM-3 Block IIA.jpg
SM-3 Block IIA là một biến thể của tên lửa đất đối không Standard (tên gọi của dòng tên lửa đối không phóng từ tàu chiến, SM-3 viết tắt của Standard Missile 3) do Raytheon phát triển với khả năng bay cao hơn và nhanh hơn để đánh chặn các loại đầu đạn ở giai đoạn giữa của quá trình bay.

SM-3-launch-from-CG.jpg
SM-3 có thể được phóng từ các ống phóng thẳng đứng Mk. 41, cùng loại ống phóng của tên lửa dẫn đường Tomahawk, tên lửa chống ngầm ASROC, SM-2 và SM-6 đối không. Như vậy trên lý thuyết các loại tàu tuần dương, khu trục hạm có thể mang theo SM-3 Block IIA.

Quảng cáo



Đánh chặn thành công tên lửa ICBM đánh dấu bước tiến tích cực tiếp theo cho chương trình SM-3 sau nhiều sự cố trước đó. Năm 2018, SM-3 Block IIA đã được đem ra thử nghiệm nhưng thất bại do một thủy thủ trên tàu USS John Finn vô tình nhấn nút tự hủy trước khi tên lửa tiếp cận mục tiêu. Sai lầm này khiến Cơ quan phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ tiêu tốn đến 130 triệu đô.

Chứng minh năng lực của Aegis


Ngoài ra, theo Karako thì thử nghiệm này cũng là một thành tựu lớn đối với chương trình Aegis. Hệ thống tác chiến dành cho tàu chiến của Hải quân Mỹ - Aegis được phát triển từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước khi nhận ra tốc độ phản ứng của con người là không đủ trong thời đại tên lửa được bắn hàng loạt từ tàu chiến. Ngày nay Lockheed Martin là nhà thầu chính của Aegis. Nó ban đầu được phát triển dưới sự bảo trợ của RCA, sau đó là General Electric.



Aegis kết hợp nhiều loại radar độ nhạy cao với các hệ thống tên lửa phức tạp để đối phó với mối đe dọa trên không. Nó chủ yếu được phát triển để bảo vệ tàu sân bay nhưng khi Mỹ đầu tư nhiều hơn vào phòng thủ tên lửa đạn đạo, Aegis đã mở rộng năng lực để có thể bảo vệ trước các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân.

SPY-1.jpg
Để đánh chặn thành công tên lửa ICBM bằng SM-3 Block IIA thì không thể không nhắc đến vai trò của radar AN/SPY-1 - hệ thống radar 3D do Lockheed Martin phát triển, được trang bị trên USS John Finn. SPY-1 cũng là thành phần cốt lõi của hệ thống tác chiến Aegis. SPY-1 dò quét bị động, điều khiển bằng máy tính, gồm 4 hệ thống ăng-ten mỗi hệ thống chứa 148 mô-đun, cho tầm bao phủ 360 độ. Độ nhạy cao và tầm quét lớn khiến SPY-1 có thể thấy được các vùng rìa không gian và phát hiện đầu đạn đang bay đến.

SPY-1 được trang bị lần đầu tiên cho USS Norton Sound năm 1973 và các biến thể sau đó được trang bị cho các lớp tàu chiến khác như Ticonderoga, Arleigh Burke của Mỹ; tàu khu trục lớp Kongo, Atago và Maya của Nhật; tàu khu trục lớp Sejong the Great của Hàn Quốc; khinh hạm lớp Alvaro de Bazan và F-105 của Tây Ban Nha; khu trục lớp Hobart của Úc và khinh hạm lớp Fridtjof Nansen của Na Uy.

Theo: DefenseNews; The Drive
88 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bây giờ là thời đại của các game thủ. Why always America?
lecuongvan
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mỹ cái gì cũng ghê
@thanhkhocnhe MỘT TÊN VIỆT GIAN CHO HAY!
Lolo69
TÍCH CỰC
3 năm
@thanhkhocnhe Phóng hoả đốt nhà, bắn phá pháo kích thì ở đâu trên thế giới cũng có vì lịch sử nước nào cũng trải qua chiến tranh nên đúng sai cũng khó nói. Nhưng dám nuke không chỉ 1 mà tận 2 thành phố của người ta thì thế giới này chỉ có 1 nước dám làm.
@honghai12a1 Afghanistan, Crimea, về học lại đi thằng cuồng ngố.
@honghai12a1 Bố con bò ngu, mày về tìm hiểu lại xem thời Stalin giết mấy chục triệu người.
nhìn hệ thống tên lửa đỉnh vãi
Chả thấy gì.không biết ngày xưa Mỹ có thử nghiệm B52 không nhỉ mà lại có tin đồn không thể bị bắn hạ
seeseo69
ĐẠI BÀNG
3 năm
@zombie01 Theo mình biết, loại B 52H bây giờ khác với loại mấy anh bộ đội hồi đó bắn nhé! Hình như chỉ còn cái tên thôi..😒😒😎
Lolo69
TÍCH CỰC
3 năm
@Chói ló Rứa sao không làm nhỏ đi cho khỏi bị bắn.
@Vrtta Máy bay chứa bom “ngu” mà kêu làm nhỏ chắc chở 2 quả😂
Lolo69
TÍCH CỰC
3 năm
@finalmagic Làm cho to rồi bị bắn rớt lại đổ thừa tại máy bay to.
xjutommax
ĐẠI BÀNG
3 năm
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Lại sắp chạy đua vũ trang thôi!
Bài này ko nói rõ hay do dịch ko rõ, chứ Mỹ đã đánh chặn thành công tên lửa xuyên lục địa rồi. Tuy nhiên trước đó họ dùng hệ thống từ mặt đất, đây là lần đầu đánh chặn thành công từ tàu. Việc đánh chặn từ tàu có ý nghĩa hơn nhiều, vì Mỹ có thể bảo vệ đồng minh ở Thái Bình Dương và các tàu sân bay của Mỹ thay vì chỉ dựa vào hệ thống phòng thủ mặt đất được đặt cố định ở 1 vài nơi.
Đây cũng là để gửi thông điệp nắn gân tới TQ khi bên TQ tuyên bố tên lửa sát thủ tàu sân bay đấy
@shinkt Hải quân bạn ơi, lần này là lần đầu tiên Hải quân đánh chặn được tên lửa đạn đạo
@shinkt e vừa bổ sung thêm để làm rõ, cảm ơn bác đã nhắc 😁
@bk9sw hình ảnh nhầm lẫn quá thớt, 2 hình tên lửa phóng lên đều ko phải là SM3 IIA lần này.
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
Bọn đức mỹ nhật xưa pt vũ khí để giết nhau h lại cùng phe thân thiết vl😃
@TYA rút kinh nghiêm từ WW1 đây mà.
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Vậy càng phải so sánh. Nhiều năm sau chiến tranh, 1 số nghành nghề, chức vụ vẫn "lọc" theo điều kiện: Tôn giáo..., trước năm 75 bố/mẹ làm ở đâu, cho ai...
Người trong một nc còn ko tin nhau, vậy chuyện quốc gia đại sự của các bên khác nhau sau chiến tranh thì kí làm sao? Nó phản kèo thì sao?
Nhật thua chỉ còn nước hoặc đầu hàng và kí kết, hoặc đấu tiếp tới khi ko còn người Nhật nào.
Tới nay thì người Nhật vẫn rất thượng tôn cam kết. Một cty dân sự hoàn toàn nhưng phổ biến tất cả cnv về quy định liên quan tới XK công nghệ và vũ khí (năm ngoái sang Nhật ctac nên họ phải đào tạo về khoản đó).
Davekoz_2506
ĐẠI BÀNG
3 năm
@TYA Đức có khác Nhật, Đức vẫn dc giữ lại quân đội...cơ bản là đối trọng đông và tây đức giữa Liên Xô và Mỹ
@Davekoz_2506 Được giữ lại và cơ cấu lại, hoạt động trong khuôn khổ Nato thôi. Cũng giới hạn quân số và trang bị. Nhật thì nhờ vụ Trân Châu Cảng, tướng chỉ huy phía Mĩ muốn ngăn chặn một trận TCC thứ 2 trong tương lai nên đã tham gia sửa hiến pháp Nhật
Vỏ quýt dày sẽ có móng tay nhọn . Rồi những người ae ở hành tinh Ngú sẽ lại sáng chế ra cái món gì đó trong lúc say Vodka thôi
Cười vô mặt
trình gì bằng vũ khí virus do tàu tạo ra, nó cho thêm một loại mới nữa là cả mỹ và châu âu sập.
điều qua biển Đông bạn ơi
Ko biết có chặn đcnh S-500 của Nga ngố ko nhỉ? Nước nào cũng muốn bành trướng vũ khí nhưng chẳng biết thực hư ra sao. Thằng ở giữa mua vũ khí số đen vớ phải hàng đểu có mà khóc tiếng mán 😃
@quyongsangtrong Chặn S-500? Sao phải chặn tên lửa đánh chặn vậy bác?
vuatocdoDN
TÍCH CỰC
3 năm
@quyongsangtrong Có biết mình đang nói gì không vậy ?
minhtienbk
TÍCH CỰC
3 năm
@zombie01 Hi hi, dùng tên lửa phòng thủ để chặn tên lửa phòng thủ.
Theobald Ph
ĐẠI BÀNG
3 năm
@minhtienbk Trong bóng đá, lúc đá phạt trực tiếp và phạt góc thì 2 hậu vệ 2 đội mới có cơ hội tiếp cận nhau, thì lúc đó “thủ kèm thủ” mới xuất hiện. Ngoài ra thì hơi khó. Ko biết bác trên đó ý thế nào ;)
@quyongsangtrong Bạn muốn thể hiện điều gì
Nga ngố sắp hoàn thành vũ khí plasma rồi. Lúc ấy ICBM cũng hay gì đi nữa cũng thành đồ chơi hết
Cười vô mặt
ddamme
TÍCH CỰC
3 năm
@autumnlove Nên nghĩ đơn giản thế này “ những gì Mỹ nó public ra cho thiên hạ thì nó đã làm được từ 20 năm trước rồi bạn ơi”.
Hiện đại
tuluan
TÍCH CỰC
3 năm
Ghét nhất nước lạ có ICBM DF hù doạ hoài, vừa rồi phóng ra biển đông nói đánh tránh mục tiêu các kiểu. Giờ mà hệ thống này triển khai liệu chúng mày có bắn trúng mục tiêu thật ko.
@tuluan Dọa nhau thôi. Mỹ vs tàu nó ko dại gì mà đấm nhau thật đâu.
Giờ cứ nói a Kim làm quả bay qua Mỹ thì mới chứng minh thực hư thế nào
@cuongtao2016 tên lửa mục tiêu trong lần thử nghiệm này là ICBM-T2 của hãng Northrop chế tạo, chuyên mô phỏng ICBM của a Kim á.
MrHelios
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tốt nhất là không bao giờ được sử dụng đến, nếu không thì đó sẽ là ngày tàn của nhân loại.
Khi nào VN mới có tàu khu trục 5 ngàn, 10 ngàn tấn nhỉ 😔
yokykaka
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Vuong Hua Biển đông nhỏ hẹp. Tàu to dễ ăn đạn không thích hợp lối đánh đu kích của VN
grozar
CAO CẤP
3 năm
@Vuong Hua Khi có tiền :v
@Vuong Hua Cần gì tàu khu trục, vũ khí, con người... chỉ cần tư tưởng chói lòa từ 100 năm trước là thắng hết.
@yokykaka Chuẩn đó bạn, nhưng vẫn cần vài tàu lớn để đi biển xa, dài ngày và vũ khí đủ bảo vệ khi hoạt động độc lập chứ !
Các vụ phóng tên lửa luôn hấp dẫn mọi người bởi hình ảnh , âm thanh sống động thể hiện trình độ kỹ thuật của con người đã tiến bộ ra sao .
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@hoangduong-lgc Có nge thấy j đâu mà sống động ?😆
hệ thống tốt quá, k cần từ đất liền luôn như vậy là thêm phương án đánh chặn tên lửa liên lục địa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019