Lạc xoong

Lạc xoong


Nghiên cứu: Hàng năm khí thải bếp ga góp phần tạo ra 19 nghìn ca tử vong

P.W
22/5/2024 10:31Phản hồi: 71
Nghiên cứu: Hàng năm khí thải bếp ga góp phần tạo ra 19 nghìn ca tử vong
Bản thân Ruth Ann Norton, CEO tổ chức phi lợi nhuận vì sức khỏe con người Green & Healthy Homes Initiative là một người rất thích nấu ăn, thích sử dụng bếp gas, thích nhìn ánh lửa xanh nhảy nhót khi chuẩn bị bữa tối ở nhà: “Tôi lớn lên với việc bếp núc, và yêu cái ngọn lửa xanh ấy. Nhưng mọi người sợ thứ họ không hiểu rõ. Và thứ họ cần hiểu rõ là những tác động nhỏ nhưng đáng kể về lâu dài của ngọn lửa ấy đối với sức khỏe tâm thần, sức khỏe hô hấp, và sức khỏe sinh sản.”

Cô Norton nghiên cứu về những khí gas độc hại, bao gồm carbon monoxide, formaldehyde và những khí độc khác mà bếp gas thải vào không khí, ngay cả khi chúng tắt.

Trong những năm qua, bếp gas đã trở thành một chủ đề có phần bất ngờ xoay quanh những tranh cãi tại Mỹ về sức khỏe con người, về việc bảo vệ người tiêu dùng cũng như lợi ích thương mại của các nhà sản xuất bếp gas. Cô Norton cùng tổ chức phi lợi nhuận của cô là một trong số những bên đặt ra câu hỏi, rằng những phát hiện mới về tác động đến sức khỏe của bếp gas có tạo ra bước chuyển dịch lớn, từ việc sử dụng bếp gas sang những chiếc bếp điện hay bếp từ hay không.

Phải ghi rõ tác hại sức khỏe của bếp gas


Hôm thứ 2 vừa rồi, các nhà lập pháp bang California đã thông qua một đạo luật yêu cầu mọi chiếc bếp gas bán ra ở bang này phải dán nhãn cảnh báo rằng sử dụng chúng “có thể xả khí độc nitrogen dioxide, carbon monoxide và benzene trong nhà, ở mức độ có khả năng vượt qua ngưỡng cho phép của Văn phòng Đánh giá Nguy cơ Sức khỏe Môi trường và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đặt ra đối với chất lượng không khí ngoài trời.”

Nhãn dán này cũng sẽ phải nhấn mạnh việc những khí độc này “có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp đã có từ trước và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu và hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em. Để giúp giảm nguy cơ hít phải khí độc hại, hãy thông gió trong khu vực và bật máy hút mùi khi sử dụng bếp và bếp gas.”

img-2499-073fb7e3dddb360b7976ed8d63de5570496832f2.jpeg

Đạo luật này có thể được gửi lên thượng viện bang California và thông qua vào cuối năm nay.

Gail Pellerin, thành viên dân biểu bang California, người đề xuất dự thảo luật này cho rằng: "Chỉ cần bật bếp trong vài phút với hệ thống thông gió kém có thể dẫn đến nồng độ nitrous dioxide trong nhà vượt quá tiêu chuẩn không khí ngoài trời của EPA. Bạn đang ngồi trong nhà, uống một ly rượu, nấu bữa tối và bạn đang phải hít phải lượng khí độc hại này. Vì vậy, chúng tôi nghĩ cần một nhãn dán để đảm bảo mọi người đều được cảnh báo.”

Tại đại hội đồng California, cô Pellerin nói rằng cô hy vọng dự thảo luật của bang này có thể tạo ra những thay đổi trên toàn nước Mỹ.

Bếp ga ảnh hưởng đến mức nào?


Đề xuất của cô Pellerin được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các nhà nghiên cứu thuộc đại học Standord công bố một nghiên cứu khoa học, dựa trên những nghiên cứu trước đó về tác động của khí độc nitrogen dioxide tới sức khỏe con người từ bếp gas propane.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tờ Science Advances, đưa ra kết luận rằng mỗi năm, bếp gas góp phần tạo ra 19 nghìn ca tử vong, và làm tăng khả năng tiếp xúc với khí nitrogen dioxide trong thời gian dài lên 75% dựa theo tiêu chuẩn mà WHO đưa ra. Yannai Kashtan, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu này cho rằng: “Đóng góp chính của nghiên cứu này là định lượng mức độ ô nhiễm thực sự tác động đến mũi của mọi người.” Theo ông Kashtan, tác động nguy hiểm nhất đối với những người dùng bếp gas, chiếm tới 40% dân số thế giới hiện tại, là việc họ phải hít những khí độc từ bếp gas trong một khoảng thời gian dài.

"Mức độ phơi nhiễm những khí độc từ bếp gas mà chúng tôi nghiên cứu chắc chắn sẽ không tạo ra những hậu quả khủng khiếp ngay lập tức đối với sức khỏe con người. Vậy nên chúng tôi cũng không muốn đưa ra những thông điệp gây hoảng loạn. Nhưng mặt khác, từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, việc sử dụng bếp gas sẽ khiến việc phơi nhiễm khí độc tích tụ dần dần, làm tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh về đường hô hấp. Điều quan trọng nhất mà chúng tôi muốn mọi người nhận thức được, là những rủi ro về sức khỏe, và không hoảng loạn, thay vào đó là suy nghĩ một cách nghiêm túc về thiết bị làm bếp họ nên mua."

Quảng cáo



kwon-junho-CdW4DAF5i7Q-unsplash-scaled.jpg

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra, tại Mỹ, những người da màu và thiểu số cũng bị ảnh hưởng nhiều về mặt sức khỏe bởi bếp gas. Những gia đình người Mỹ bản địa và người gốc Alaska phải hít lượng nitrogen dioxide cao hơn 60% so với con số trung bình cả nước Mỹ. Những gia đình người Mỹ da màu, gốc Latin thì phơi nhiễm nitrogen dioxide cao hơn 20%.

Rob Jackson, giáo sư đại học Stanford, đồng chủ biên cuộc nghiên cứu này nói: “Người thu nhập thấp và người nghèo phải chịu đựng chất lượng không khí tồi tệ hơn khi ở bên ngoài. Và nếu ở nhà họ dùng bếp gas, thì không khí bên trong nhà cũng tệ chẳng kém. Điều tương tự cũng đúng với những nhóm chủng tộc và sắc tộc khác nhau được chúng tôi nghiên cứu, bao gồm người da đen, người gốc Latin, người Mỹ bản địa. Những giải pháp giải quyết vấn đề chất lượng không khí khó đến được với người nghèo, những người ở các khu nhà công cộng và những khu dân cư thu nhập thấp, vì người thuê nhà không có điều kiện chuyển đổi thiết bị làm bếp. Vì vậy họ cần được giúp đỡ để có bầu không khí tốt hơn trong nhà."

Ảnh hưởng từ người lớn tới trẻ em


Milagros Elia lớn lên tại New York, ngay gần một khu vực được đặt biệt danh là “xóm hen” vì tỷ lệ người dân ở khu này bị căn bệnh hen suyễn. Cô cho rằng bếp gas còn là một vấn đề liên quan tới sắc tộc chứ không chỉ đơn giản là vấn đề sức khỏe. Gọi là “xóm hen”, vì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ mắc và tử vong vì hen suyễn tại đây cao nhất nhì nước Mỹ.

Cô Elia khẳng định nghiên cứu của các nhà khoa học đại học Stanford đã xác nhận bếp gas là một nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng. Dù vậy, cô cũng đưa ra quan điểm rằng, New York dù đã ban hành lệnh cấm sử dụng bếp gas trong những tòa nhà xây dựng mới, nhưng lại chưa có điều luật quản lý nào yêu cầu những tòa nhà cũ phải có biện pháp chuyển đổi:

Quảng cáo


“Đặc biệt trong mùa đông, nếu nhà sưởi không đủ ấm, điều mọi người trong những khu vực này sẽ làm là mở bếp lò và bật lên để khí gas sưởi ấm căn hộ. Trẻ em lớn lên trong những căn nhà như vậy và quen với thói quen ấy. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, sống trong môi trường cộng đồng như vậy, chúng tôi cũng đem theo cả những bệnh tật cho thế hệ sau.”

GettyImages-553006691.jpg

Kari Nadeau, một nhà nghiên cứu có công trình khác về tác động của bếp gas đối với sức khỏe, thì là một bác sĩ chuyên về dị ứng, hen suyễn và miễn dịch, hiện tại đang làm việc tại Sở y tế môi trường và trường đại học y tế cộng đồng T.H.Chan của đại học Harvard. Cô cho biết:

“Giống như lúc các nhà khoa học về sức khỏe cộng đồng phát hiện ra dây an toàn trong xe hơi có thể giảm tỷ lệ chấn thương trong những vụ tai nạn xe. Và giống hệt như lúc các nhà nghiên cứu phát hiện ra thuốc lá có hại cho sức khỏe, hiện giờ đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học, từ những bài báo tới những công trình được bình duyệt, cho thấy bếp gas không tốt cho sức khỏe do chúng gây ra ô nhiễm không khí. Vì vậy, chúng ta nên tập trung vào các giải pháp giảm ô nhiễm không khí trong nhà, để bảo vệ trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và sức khỏe cộng đồng nói chung.”

Theo ArsTechnica
71 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kệ, bắt nồi canh đã
baynuio
ĐẠI BÀNG
25 ngày
@xecatang xài bếp điện cho khỏe ,vừa nhanh vừa tiết kiệm
@baynuio vin chạy bài đánh nguyên liệu hoá thạch ác vaiz
nhqdat
TÍCH CỰC
22 ngày
@SieuBanana Đến khi có bếp chạy năng lượng hạt nhân thì sẽ có bài từ trường phát ra từ bếp từ gây ung thư vô sinh 😃
@baynuio ai nói tiết kiệm, nhà mình và nhiều nhà xài đều đánh giá tiền điện quá cha tiền gas
@xecatang kệ kho nồi cá đã 🤣
Lại định dựa theo cái này để cấm bếp gas hả.
@nghaimin Mình cũng nghĩ v. Để bắt đầu chiến dịch quảng cáo cho bếp từ, bếp hồng ngoại.
@nghaimin Còn lâu mới làm được. Cứ nhìn các hệ thống nhà hàng KS dùng bếp gì là biết.
Chưa kể, mỗi loại bếp đều có ưu nhược điểm riêng. Ngay cả than & củi vẫn còn được sử dụng là biết rồi.
Nhà mình dùng đồ điện (bếp từ, hồng ngoại, nồi chiên, lò vi sóng...). Nhưng thỉnh thoảng khi cần nướng vẫn mua than về đem ra sân sau quạt.
@nghaimin cái gì có tý lửa ăn nó mới ngon mồm được, theo mình thì vẫn chưa cấm được bếp gas đâu, còn 1 hành trình dài lắm, và cũng chẳng phải tung hô bếp điện lên như thế, đến 80% năng lượng điện đến từ nhiên liệu hóa thạch thì thôi xài gas cho sướng
Macole
ĐẠI BÀNG
22 ngày
@kidlawa_1625 Rõ ràng bếp từ hơn bếp ga mọi mặt càn gì qc
Thật sự lúc nhỏ rất ghét cái mùi khí gas. Vì bé nên mặt nằm ngay cái ngọn lửa luôn
tx102
TÍCH CỰC
22 ngày
@Andydo611 Vãi đạn
phét
Ủng hộ. Vote cấm khí ga chuyển qua bếp từ cho bọn Nga nghèo chơi
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Thế thím không biết đa số bọn nó sản xuất điện từ gas à? Chúng nó bỏ than lâu òi. Thủy điện thì không có. Hột nhân cũng bỏ.
@hackieuhoang Clm pheo luôn
Đối với mấy tụi tây cái gì cũng độc hại ,nhưng từ nhựa tới hoá chất cũng xuất phát từ tây ,nếu độc hại con người tuyệt diệt từ lâu vì nhà nào cũng có bếp ,bếp điện mới có đây phủ nhận hết mấy bếp trước đây ,vùng nông thôn nấu toàn củi rơm rạ mà sống lâu hơn dân TP
@anhcom67 Anh nói thế không đúng. Cái gì cũng có this có that. Gas, nhựa dân chủ rất an toàn và thân thiện. Khác gas nhựa phế vật độc tài 👍
1. Tỉ lệ chết quá nhỏ so với tổng dân số
2. Gas rẻ, thuận tiện. Không nấu ăn mới chết nhiều người hơn
@lhdtt Gas nào mà rẻ?
@congthanhgiong Nó tiện hơn điện, củi. Không phụ thuộc. Ông thử nấu nồi canh tầm 10-20 lít bằng điện xem. Chờ xem nấu bao giờ ra ăn nhé. Quán ăn, nhà hàng 1 số móm bắt buộc phải dùng ga mới can thiệp và điều chỉnh nhiệt độ nhanh chóng theo ý thích. Đơn giản là xào rau thôi, ga và củi làm nhanh hơn điện. Điện có thể rẻ hơn tý, nhưng không phải ở đâu điện cũng đủ công suất để nấu, nếu nấu nhiều thì chi phí đầu tư rất lớn và mất điện chỉ biết ngồi nhìn nhau. Gas thì rất rẻ, chả cần đầu tư gì lớn, bình ga mấy trăm k, bếp cũng khá rẻ, bếp công nghiệp thì lại càng rẻ, đặc biệt là tính di động cao, đám tiệc mà không nấu gas thì mình chưa hiểu sẽ dùng cái gì cho hiệu quả hơn. Hiệu quả năng lượng của gas cũng khá cao. Người ta mua khí tự nhiên về đốt phát điện bán ra vẫn còn lời mà.
@mandiesel Tui nghỉ bếp điện nấu nhanh hơn ga, nhất là bếp từ, chỉ tích tắc nồi nước sôi rồi do hiệu suất nó cao hơn hẳn hồng ngoại, ít bị tỏa ra ngoài. Quan trọng công suất thế nào.

Ko nói làm công nghiệp bởi bếp châu á nó còn liên quan vấn đề cách dùng chảo, tui chỉ thấy vấn đề về ô nhiễm tại chỗ trong nhà.

Nhà mình có điện mặt trời đủ xài cả ngày, mỗi tháng còn bán lại được 9tr/tháng nên thấy rất hiệu quả về môi trường. Về lâu dài có lẽ vn sẽ dần dần chuyển sang điện xanh nhiều hơn trong 10 năm tới.

Ngay bây giờ ở các chung cư mới, tỷ lệ dùng bếp điện cũng cao hơn bếp ga bởi nhiều ưu điểm, mâm bếp ít bị nghẹt, ko cần lau chùi gì nhiều, ít sợ cháy nổ.. . Và ít ô nhiễm nhất là ở chung cư nhà thường yếm khí hơn
Mấy cái ngâm kíu này gây tò mò và phục vụ lái sức mua sang bếp từ thôi, không có ý nghĩa về Y tế. Nếu mà lôi hẳn số liệu nghiêm túc, đường vs muối mỗi năm chắc gây ra số ca tử vong nhiều hơn hàng nghìn lần.
@lenam098 Nước nữa, tỉ lệ tử vong 100% luôn
Uống nước lọc cũng độc, hít thở cũng độc. Lol
Phát mệt
Hóng bài viết "uống nước góp phần tạo ra 100 triệu ca tử vong mỗi năm"
@ntdieu có nhé bạn
https://www.theworldcounts.com/challenges/planet-earth/freshwater/deaths-from-dirty-water

Deaths from Dirty Water

Dirty water is dangerousEvery year 3,575,000 people die from water related diseases. This is equivalent to a jumbo jet crashing every hour. Most of these ...
theworldcounts.com


"Every year 3,575,000 people die from water related diseases. This is equivalent to a jumbo jet crashing every hour. Most of these people are children (2.2 million)."
@Hassler Trong bài đó mới chỉ nói về 3.5 triệu người, chưa đủ 100 triệu
@ntdieu Thôi cộng dồn nhiều năm lại đi chứ 😁
Quá ít so vs dân số thế giới
Đọc cái tiêu đề lại nhớ đến ví dụ nói về số lượng người death giữa hồ bơi và súng thì hồ bơi lại nhiều hơn so với súng nhưng hồ bơi không bị cấm. Quay lại câu chuyện phía trên thì thì gas là C3h8 sao lại cho ra được NO2 nhỉ? Dù sao thì đó cũng là khí trơ nên cũng không nguy hiểm so với N2O (khí cười) mà!
@tranluyen_kanken Nito và oxy có sẵn trong không khí. Có nhiệt độ thì tụi nó phản ứng tạo ra thôi. 78% khí quyển là nito, 21% là oxy mà bác. Nên NOx là sản phẩm hiển nhiên của quá trình đốt trong bầu khí quyển nhé.
tuấn bon
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@mandiesel Phản ứng tạo NOx từ N2 không khí là rất khó, vì bản chất N2 là khí gần như trơ với phản ứng nhé.
19.000 : 365 = 52 người/ngày
@hongphuc1992 Và 52 thằng bị chết đó khéo chết do ô nhiễm không khí chứ chả liên quan gì đến nguyên nhân như bài báo nói
@hongphuc1992 Việt Nam tông xe ngày chết cũng 20-30 mạng. Chả lẽ lại cấm đi xe
Lee_3DA
ĐẠI BÀNG
22 ngày
Quan tâm làm gì, sống chết có số.
@Lee_3DA Vậy số bạn bao giờ đi?
Lại mấy thằng bếp từ nó chạy bài rồi
Nghiên cứu mới nhất của những nhà khoa học hàng đầu thế giới khẳng định rằng: 100% số người ăn tinh bột đều chết.
@russia.usa.lc 1 nghiêm cứu khác chỉ ra 100% người trên thế giới chết vì uống nước. Má mấy nghiên cứu và công bố tào lao thiệt chớ
miusumo
ĐẠI BÀNG
21 ngày
@qloved Bên cạnh đó cũng có công trình nghiên cứu về sự độc hại của O2, nó là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng chục triệu người mỗi năm
Hết thứ để nghiên cứu à trời
@tientran517 nên dùng củi
Tỷ lệ chết so với thuốc lá là quá nhỏ lo mà đi cấm thuốc lá hoặc cấm luôn sản xuất đi thấy thiết thực hơn. Bỏ gas thì ảnh hưởng nhiều chứ bỏ thuốc thì có lợi hơn đó.
ngày sưa bếp củi bếp rơm vừa khói vừa đen mà các cụ vẫn trường thọ
@99v9.9999 Sưa đắt lắm. Thế nên lâu chết là đúng òi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019