Qualcomm X Elite: câu chuyện từ những kỹ sư muốn thay đổi ngành công nghiệp

ND Minh Đức
23/5/2024 18:0Phản hồi: 110
Qualcomm X Elite: câu chuyện từ những kỹ sư muốn thay đổi ngành công nghiệp
Qualcomm X Elite đã chính thức xuất hiện trên một loạt những chiếc laptop đến từ các OEM quan thuộc như Dell, HP, Lenovo, ASUS, Acer,… kèm theo đó là Windows 11 ARM chính thức với những công nghệ mới nhất xoay quanh vai trò của AI, Copilot Plus độc quyền, loạt các ứng dụng đi kèm. Sự kiện này có thể xem như một bước ngoặt không chỉ với Qualcomm, mà còn đối với cả ngành công nghiệp máy tính.

Sự đơn cực của Apple trong thế giới máy tính chạy ARM đã chính thức không còn, thế giới PC giờ lại tiếp tục vui hơn, đa dạng hơn. Sân chơi giờ đây đã phẳng, đa dạng hơn bao giờ hết. Và X Elite chính là nhân tố đó. Tuy nhiên, ngày này đến từ nỗ lực những năm qua của cả Qualcomm, của Microsoft và sâu xa hơn nữa, là có liên quan tới cả những con người mà đôi khi hơn 1 thập kỷ trước, họ cũng chẳng thể nào ngờ tới lúc nộp CV vào để làm việc với Steve Jobs.

Buổi bình minh của chip ARM tùy biến, của Apple A4


[​IMG]

Câu chuyện bắt đầu từ đây, từ chính trụ sở phi thuyền ở Cuppertino. Chắc chắn, đây không phải là nơi mà Snapdragon X Elite của Qualcomm được phát triển, tuy nhiên chính tại tòa nhà hình nút Home này, những ý tưởng đầu tiên nhất mà sau này chính là con CPU bên trong X Elite bắt đầu được xuất phát. Anh em không nghe lầm đâu bởi điều này, cũng chính là khởi nguồn cho một vụ kiện chưa từng có trong lịch sử.

Còn nhớ hồi khoảng năm 2006, 2007, khi Apple bắt đầu tạo ra chiếc iPhone đầu tiên, họ cần một con chip thỏa điều kiện để vận hành cho một chiếc điện thoại di động có màn hình cảm ứng kích thước lớn. Bản chất Apple không phải là một công ty thiết kế chip, họ cần phải làm việc với một bên thứ 3 và đối tác lúc đó họ chọn là Samsung. Samsung đã thiết kế và sản xuất cả những con SoC cho iPhone từ 2007 tới 2009 bằng sự kết hợp giữa các nhân CPU ARM với chip đồ họa lúc đó là PowerVR.

1608735423012.jpg

Tuy nhiên, Apple muốn kiểm soát những con chip của họ nhiều hơn. Trong năm 2008, họ đã bỏ ra 278 triệu đô la để mua lại công ty bán dẫn Palo Alto Semiconductor (còn gọi là P. A. Semi). Với nguồn lực mới này, Apple đã bắt đầu thiết kế ra những con SoC in house của họ. Không lâu sau đó, sản phẩm đầu tiên chính là Apple A4 được ra đời. Khả năng của nó được đánh giá là rất gần với con chip cùng đời mà Samsung làm ở năm đó. Apple A4 vẫn sử dụng các nhân CPU Cortex của ARM, vẫn dùng GPU PowerVR. Cần lưu ý, lúc đó Samsung vẫn là đơn vị sản xuất những con chip này tại FAB của họ tại Austin, Texas. Một cách chính xác, lúc đó chip Apple vẫn make và made in USA.

Tới năm 2010, Apple mua lại thêm một công ty bán dẫn nữa là Intrinsity và cả phần mềm thiết kế mạch điện tử tự động (EDA) mang tên Fast14. Cho anh em nào quan tâm, EDA được phát triển bởi Cadence Design System và được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong ngành công nghiệp điện tử để thiết kế các loại mạch điện tử từ đơn giản cho tới phức tạp trên chip. Bằng việc sở hữu các công cụ EDA, Apple đa có thể triển khai các thiết kế chip Dynamic Logic nhằm tăng cường hiệu năng cho các con chip A của họ.

Apple A6 - con chip thay đổi Apple


Đó chính là cột mốc chuyển Apple trở thành một công ty bán dẫn. Chỉ sau 2 thế hệ SoC in house, con chip Apple A6 đã mở ra kỷ nguyên mới cho Apple, đánh dấu lần đầu tiên Apple không sử dụng các nhân CPU Cortex từ ARM mà thay vào đó, họ tự phát triển nhân CPU tùy biến với tên mã là Swift dựa trên kiến trúc ARMv7-A đã tùy chỉnh.

Giải thích xíu cho này, người ta sẽ có 2 cách để xài các CPU của ARM. Cách đơn giản nhất là mua luôn license trực tiếp của một con chip mà ARM đã build sẵn về xài, thí dụ như con Cortex. Cách thứ 2 là chỉ mua lại kiến trúc thiết kế, sau đó tự xây một con CPU riêng dựa trên kiến trúc tập lệnh do ARM độc quyền (ARM cũng bá đạo cũng vì lý do này bởi trong ngành công nghiệp thì giống như họ nắm nửa thế giới, nửa còn lại thuộc về x86). Chi phí mua license thứ 2 sẽ đắt tiền hơn, tuy nhiên cho phép tự do phát triển và kiểm soát được nhiều hơn. Đó cũng chính là lựa chọn của Apple.

Tới đây, nhiều khi anh em sẽ hoang mang là "mà ủa, kệ Apple chứ, bài này đang nói về con X Elite của Qualcomm mà !!!". Từ từ, tiếp nào anh em.

apple-a6-schiller.webp

Quảng cáo



Đối với Apple, con chip A6 là một bước ngoặt, là một bước nhảy vọt giúp họ dần tạo nên danh tiếng của Apple Silicon vào những năm sau này. Không chỉ tốn vài trăm triệu đô la lúc đầu, Apple sau đó đã liên tục đầu tư số tiền không tiếc vào bộ phận thiết kế chip của công ty, thu hút và đào tạo hẳn nhiều thế hệ kỹ sư chip ARM hàng đầu thế giới với tham vọng duy nhất, thống lĩnh ngành công nghiệp chip tùy biến từ ARM. Nhiều năm sau thời điểm đó, mỗi thế hệ Apple A mới luôn được cho là tiếp tục nâng cao vị thế dẫn đầu của họ so với đối thủ.

Dựa trên thành công đó, Apple bắt đầu mở rộng những thiết kế SoC của họ, không chỉ làm chip cho smartphone mà còn chip máy tính xách tay và cả desktop grade. Dựa trên kinh nghiệm hơn 10 năm thiết kế chip, năm 2020, Apple chính thức cho ra mắt thế hệ đầu tiên của con chip dành cho laptop là Apple M1, trang bị cho các MacBook của họ thay vì X86 của Intel trước đó. Trong 4 năm qua, những con chip này thực sự đã chứng minh về hiệu suất và hiệu năng của nó. 4 năm này không chỉ chứng minh cho hiệu quả của Apple Silicon, chứng minh cho tầm nhìn của Apple mà đồng thời, nó còn cho cả ngành công nghiệp thấy được tiềm năng cực kỳ lớn của những con chip ARM cho máy tính.

Nuvia hình thành và những cuộc kiện tụng


Tất nhiên, tạo ra chip không phải là lấy nước lã khuấy nên hồ. Đó chính xác là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, từ tiền bạc, đầu tư công nghệ và đặc biệt là nguồn nhân lực các kỹ sư giỏi. Làm việc tại Apple chắc chắc có nhiều ưu đãi và đặc quyền, tuy nhiên một số kỹ sư giỏi trong đội ngũ đó sẽ muốn thiết kế ra những thứ phức tạp hơn, đặc biệt là những con CPU dành cho máy chủ. Điển hình là đầu năm 2019, một vài cựu kỹ sư của Apple đã thành lập nên một công ty gọi là Nuvia (tới đây là có liên quan rồi ha).

Nuviafounders.original Nuvia's founders John Bruno, Gerard Williams III and Manu Gulati.jpg
3 nhà sáng lập của Nuvia - John Bruno, Gerard Williams III và Manu Gulati

Gerard Williams III - CEO của Nuvia - trước đó chính là Giám đốc cao cấp về Kiến trúc platform tại Apple. Gerard đã có 9 năm làm việc tại Apple từ 2010 cho tới khi ông nghỉ việc và thành lập Nuvia vào năm 2019. Gerard đã làm ở Apple từ trước khi Apple A4 ra mắt và thời điểm ông rời Apple, thiết kế của Apple M1 đã hoàn tất. Ông được cho là một trong những kỹ sư chính đứng đằng sau toàn bộ những con CPU và SoC của Apple trong 9 năm "vươn lên" của Apple từ 2010 tới 2019.

Quảng cáo



Một đồng sáng lập khác của Nuvia và Manu Gulati cũng từng là một nhân viên của Apple. Manu gia nhập Apple vào năm 2009 và là người lãnh đạo bộ phận thiết kế chip từ A5X cho tới tận A12X. Tới năm 2017 thì Manu rời công ty, sau đó chuyển qua làm một thời gian ngắn ở bộ phận SoC của Google và tới 2019 thì cùng với Gerard thành lập Nuvia. Chưa hết, một đồng sáng lập thứ 3 của Nuvia là John Bruno. Ông cũng từng làm việc tại Apple từ 2012 đến 2017 với vai trò là kỹ sư thiết kế hệ thống. Khi rời Apple, ông cũng làm việc tại Google một năm rưỡi trước khi thành lập Nuvia.

Rõ ràng, 3 người sáng lập nên Nuvia đều có một đặc điểm chung: họ có vai trò quan trọng trong hành trình "silicon hóa" công ty của Apple, đều có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức cực kỳ sâu rộng về kỹ thuật thiết kế chip dựa trên kiến trúc ARM. Các sản phẩm của nhóm này đã được chính Apple khẳng định trong hơn một thập niên qua bằng sự thành công khó có thể chối cãi của cả iPhone lẫn MacBook cùng nhiều thiết bị khác chạy chip ARM. Tất nhiên, Nuvia cũng sẽ có nhiều tài năng khác ngoài 3 nhà sáng lập này và nhiều trong số đó đều có nền tảng ở Apple hoặc ARM.

Employee-agreement-Apple.original.png
Một phần trong thỏa thuận hợp đồng của nhân viên Apple

Tất nhiên, Apple không thích điều này chút nào. Việc mất đi những kỹ sư thiết kế chip tài ba vào tay một công ty startup là điều không mấy dễ chịu. Apple đã phản ứng bằng một vụ kiện với cáo buộc rằng Gerard Williams III đã âm mưu thành lập Nuvia và lôi kéo kỹ sư tài năng của Apple khi còn đang làm việc tại Cuppertino. Đây rõ ràng là một cáo buộc khá nghiêm trọng nhưng đồng thời cũng rất khó để chứng minh, đặc biệt là luật bang California không có công nhận điều khoản non compete trong hợp đồng lao động.

Cho anh em nào quan tâm, hợp đồng lao động non-compete (hay còn gọi là thỏa thuận không cạnh tranh) là một loại hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người lao động đồng ý không làm việc cho các công ty cạnh tranh hoặc tự kinh doanh trong cùng lĩnh vực trong một khoảng thời gian nhất định sau khi kết thúc hợp đồng lao động.

Nuvia Orion SoC & Phoenix CPU: những tham vọng thay đổi ngành công nghiệp từ những kỹ sư chip


Và vụ kiện kéo dài trong khoảng 3 năm từ 2020, cho tới khi Apple từ bỏ vào đầu năm 2023 vừa rồi. Nhưng tại thời điểm đó, Nuvia trên lý thuyết đã "không còn tồn tại" bởi họ đã xuất hiện ở một diện mạo khác. Chính xác hơn, tháng 1 năm 2021, Qualcomm đã hoàn tất các thỏa thuận và chính thức mua lại Nuvia. Trở lại câu chuyện của Nuvia, từ lúc thành lập, các kỹ sư đã bắt tay vào việc thiết kế ra một con SoC cho máy chủ mang tên Oryon. Con chip này sử dụng kiến trúc nhân CPU ARM tùy biến và được đặt tên mã Phoenix.

Mục tiêu đề ra ban đầu của Nuvia khi tạo ra Phoenix đơn giản là: đạt được hiệu năng đơn luồng cao nhất, đồng thời đạt hiệu quả tiêu thụ điện năng đẳng cấp thế giới. Đây rõ ràng là một mục tiêu đầy tham vọng. Tuy nhiên, mục tiêu đó được đặt ra bởi chính một đội ngũ giàu kinh nghiệm phát triển những con chip máy tính vốn đang vận hành những chiếc điện thoại hay máy tính "mạnh, ít nóng và pin lâu" mà chắc ai cũng dễ dàng đoán được là máy nào.

N1-575px.jpg
Điểm số Geekbench của Phoenix Nuvia công bố hồi 2020

Với số tiền đầu tư đổ vào sau 2 lần gọi vốn lần lượt là 53 triệu và 240 triệu đô la, trong quá trình hoạt động từ lúc thành lập vào 2019, Nuvia có đầy đủ nguồn lực để từng bước chạm tới mục tiêu mà họ đề ra. Bằng chứng là tới tháng 8/2020, John Bruno đã công bố một bài viết về Phoenix, trong đó tiết lộ phần nào sức mạnh hiệu năng của con chip này. Khi đó, so với các đối thủ như Zen 2 của AMD, Sunny Cove của Intel hay A13 Bionic của Apple và cả Snapdragon 865 của Qualcomm, Nuvia tuyên bố kiến trúc của Phoenix cho hiệu năng cao gấp đôi ở cùng một mức năng lượng tiêu thụ.

Cần lưu ý, Nuvia đã so sánh một con CPU máy chủ với những con chip dành cho thiết bị di động hay máy tính xách tay. Tuy nhiên, chính phép so sánh này đã làm nên sự thú vị của nó: mạnh nhưng tiết kiệm điện vượt trội! Tuyên bố đó mặt khác khẳng định Nuvia đã đi đúng hướng và chính xác thông điệp của họ là "điều gì sẽ xảy ra khi bọn tôi làm những con chip cho smartphone hay máy tính với kiến trúc này?"

Đến tháng 3 năm 2021, nghĩa là chỉ sau 2 năm kể từ khi thành lập, Nuvia đã được mua lại bởi Qualcomm với mức giá 1,4 tỷ đô la. Dễ dàng thấy được, mục tiêu của thương vụ tỷ đô này chính là trang bị kiến trúc CPU Phoenix cho những con SoC Snapdragon trong tương lai của Qualcomm.

Thú thật với anh em, viết tới đây, mình vẫn nhớ lại cảm giác của mình khi ngồi ở sự kiện Tech Summit của Qualcomm 2 năm trước, ở một slide cuối cùng của sự kiện, họ chỉ đưa đúng 1 tấm hình với dòng chữ Oryon. Lúc đó, trong đầu mình nhảy ra đúng 1 câu "tương lai của máy tính thay đổi rồi!". Và tương lai đó đã trở thành hiện thực với X Elite cùng những chiếc laptop ở hầu hết các OEM như HP, Dell, Asus, Lenovo, Acer,... ra mắt cách đây ít hôm.

Snapdragon X Elite SoC - tương lai đã chính thức bắt đầu


Và cũng tới đây, chắc anh em đã hiểu tại sao mình dành cả tận mấy trăm chữ đầu tiên bài viết này để bắt đầu câu chuyện từ trụ sở hình nút Home ở Cupertino rồi đúng không? Mình cho rằng, đó chính là một phần quan trọng của câu chuyện, cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về câu chuyện từ tận khởi nguồn sâu xa của X Elite, tuy không trực tiếp, nhưng rõ ràng những con người từng xuất hiện ở đó đóng vai trò quan trọng cho sự ra đời của X Elite sau này. Đồng thời, nó cũng cho chúng ta hình dung dễ hơn về khả năng của những chiếc máy chạy X Elite trong thời gian tới.

Trong nhiều thập niên qua, Qualcomm chắc chắn đã khẳng định khả năng của họ không chỉ với những con SoC gần như thống lĩnh thị trường thiết bị di động Android, mà cả công nghệ 5G, công nghệ đám mây, hạ tầng viễn thông,... Và với Phoenix từ Nuvia, thành công đó tiếp tục tiếp nối sang những chiếc máy tính, không chỉ bắt kịp mà thậm chí là có thể vượt cả Apple Silicon về hiệu suất và hiệu năng.

Screenshot 2024-05-24 011128.png

Snapdragon X Elite là một con System on Chip hoàn chỉnh, tích hợp đầy đủ CPU, GPU, NPU, cụm MISC với engines display, modem 5G và các cổng I/O. Nó được sản xuất trên tiến trình 4nm (có thể là TSMC N4P) và thông tin mình đào được (có thể không chính xác) thì kích thước đế là đâu đó từ 170 tới 180 mm2, nghĩa là tương đương với kích thước của của AMD Phoenix, Intel Meteor Lake-M và to hơn Apple M3 (150 mm2), còn Apple M4 thì không có thông tin nhưng đoán rằng có thể ngang với X Elite.

Con CPU tích hợp trong X Elite có mã hiệu là Oryon với 12 nhân được chia thành 3 cụm, mỗi cụm 4 nhân. Các nhân CPU này được phát triển theo kiến trúc của Phoenix do Nuvia phát triển trước đây nhưng tất nhiên là được tùy biến lại từ phiên bản ban đầu. Cụ thể thì nếu Như Phoenix của Nuvia được tối ưu tới các máy chủ thì X Elite sẽ được hướng tới các nhiệm vụ một con SoC cho máy tính mạnh nhưng tiết kiệm điện. Tương tự như các CPU ARM khác, X Elite sử dụng các nhân CPU giống nhau, đều là nhân P, không chia ra nhân P và E.

Qualcomm không công bố thông tin chi tiết về cache system nhưng nhiều khả năng, nó sử dụng kết hợp cache L2 và L3. Một điểm chưa rõ là mỗi cụm 4 nhân CPU của X Elite có chia sẻ cùng một cache L2 hay không. Tuy nhiên đối với dòng thấp hơn là X Elite Plus thì 2 nhân CPU cùng chia sẻ L2 cache 42MB (vô hiệu hóa 2 nhân so với X Elite). Đối với X Elite, toàn bộ cấu trúc này cho xung nhịp từ 3,4Ghz cho tới 4.2GHz. Để xử lý đồ họa, X Elite sử dụng con Adreno hỗ trợ DX12 full với tốc độ xử lý 4.6 TFLOP, cao hơn đâu đó 80% so với AMD Phoenix APU.

Screenshot 2024-05-24 011603.png

Một thành phần quan trọng khác trong năm nay và cả những năm tới chính là NPU. X Elite sử dụng con Hexagon NPU với khả năng tính toán số nguyên 8 bit đạt 45 TOPS. Cho anh em quan tâm, con số tính toán INT8 chỉ khả năng tính toán các phép tính AI vốn cần thực hiện lượng lớn phép tính song song cùng lúc (một ưu thế của NPU so với GPU hay CPU), đồng thời vẫn tiêu thụ ít năng lượng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác đủ cho nhu cầu của các ứng dụng.

Qualcomm cho biết NPU trong X Elite cho phép chạy model Llama 2 với 13 tỷ tham số ngay dưới local - một khả năng khá ấn tượng đối với một chiếc máy tính AI. Trong một phép so sánh, khả năng này cao hơn khá lớn so với Meteor Lake, Phoenix AMD và cả Apple M4. Đối với con APU Zen 5 của AMD thì X Elite có thể được xếp ở ngang phân khúc. Mặt khác, một khả năng đáng lưu ý của X Elite chính là chạy các Small Language Model, nghĩa là các model xử lý ngôn ngữ kích thước nhỏ chuyên dụng cho các tác vụ local, cho phép các nhà phát triển sẽ dễ dàng tích hợp công nghệ AI trên các sản phẩm của họ mà vẫn không đắn đo về hiệu năng hoạt động offline.

Về bộ nhớ thì cả 12 nhân CPU của X Elite sẽ sử dụng bộ nhớ LPDDR5X-8448. Mã này khá lạ bởi khi giới thiệu hồi năm ngoái, Qualcomm cho biết X Elite sẽ hỗ trợ LPDDR5X-8533. Tuy nhiên, phải đợi tới thực tế benchmark khi có máy chính thức bán ra trong ít tháng nữa thì chúng ta mới có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của những khác biệt này. Tuy nhiên về mặt con số, bộ nhớ trên X Elite đạt 135 GB/s, nghĩa là cao hơn so với Unify của iPad M4 vừa ra mắt gần đây với 120GB/s.

Những “bí ẩn” sẽ dần hé lộ trong vài tháng tới


Tóm lại thì về thông số kỹ thuật của X Elite, chúng ta chỉ biết về 12 nhân CPU chia thành 3 cụm, đều là nhân P hiệu năng cao, 42 cache và L2 / L3 cache có thể chia sẻ với nhau, RAM LPDDR5X-8448. Những thông tin chi tiết về kiến trúc chính xác của CPU, bao gồm số stage, số IPC, khả năng chạy boost,... hiện vẫn chưa được công bố. Hiện tại chúng ta chỉ thấy những con số hiệu năng và hiệu suất cực kỳ ấn tượng đối với con SoC đặc biệt này.

Tuy nhiên, yếu tổ cực kỳ quan trọng đối với X Elite mà người dùng quan tâm nhiều nhất chính là phần mềm. Sự xuất hiện chính thức mới đây của các máy laptop chạy X Elite nằm trong sự ưu ái khá đặc biệt của Microsoft. Chúng ta đã chứng kiến Windows 11 ARM với một loạt những tính năng độc quyền như Copilot Plus, cả các tính năng mới được giới thiệu với sự tích hợp sâu AI như Rollback,...

8341730-cover-adobe-copilot-pc-photoshop-lightroom-native-arm.webp

Đồng thời một loạt các phần mềm "tên tuổi" từ Adobe, các phần mềm dựng phim, sáng tạo nội dung, code video, âm nhạc, giải trí, Office, bảo mật, công cụ IDE,... cũng đều công bố sự hỗ trợ native cho nền tảng này. Một cách chắc chắn, lần trở lại này được "đầu tư" khá nhiều nên hiệu năng hoạt động của các ứng dụng sẽ cải thiện rất nhiều hơn so với trước đây, dù vậy thì lại phải chờ tiếp để test thực tế từng ứng dụng mới thấy rõ dược sự khác biệt.

AI-PC-image-2.2.jpg

Khác với Apple vốn kiểm soát toàn bộ những ứng dụng chạy trong hệ sinh thái khép kín của họ, Qualcomm không thể kiểm soát được toàn bộ cả phần cứng lẫn phần mềm. Mình không tìm được nhiều thông tin nhưng chắc chắn, lần ra mắt này phải có một sự hợp tác chặt chẽ và từ rất lâu giữa phía Microsoft và Qualcomm để Windows ARM trở lại ở một diện mạo mới, mạnh mẽ và không còn như hồi gần 10 năm trước. Chẳng ai “uống nước 2 lần trên một dòng sông”, chẳng ai muốn làm bò để nhai lại, nên mình tin rằng Microsoft chắc chắn sẽ không bỏ lỡ cơ hội một lần nữa như xưa, đặc biệt là khi Apple đã thử nghiệm và chứng minh tiềm năng quá lớn của những chiếc máy tính ARM thởi gian qua.

Bởi thế, bộ công cụ biên dịch ứng dụng Prism (giống như Rossetta của Apple làm để chạy ứng dụng X86 trên Apple Silicon ARM base) mới là cái mà chúng ta quan tâm. Chỉ cần Prism chạy tốt, Windows ARM chắc chắn sẽ không còn rào cản nào nữa. Nói cách khác, chỉ cần yếu tố phần mềm được làm rõ, nền tảng X Elite sẽ chính thức là một đối trọng không hề nhỏ, cạnh tranh sòng phẳng với Apple Silicon. Nói cách khác, phần cứng trên X Elite giờ đã quá xịn, chỉ còn đợi phần mềm tối ưu từ Microsoft nữa.

Screenshot 2024-05-24 012151.png

Hồi năm ngoái, khi Qualcomm giới thiệu về X Elite, họ so sánh với Intel Meteor Lake, AMD Phoenix hay Apple M2, tuy nhiên ở năm nay, mình nghĩ X Elite về phần cứng nên được so sánh với Lunar Lake vốn là sự kết hợp giữa Lion Cove và Skymont đến từ tiến trình N3B của TSMC. Ngoài ra, một đối trọng khác trong các phép so cũng nên là Apple M4 vừa ra mắt trên iPad OLED mới và cả con APU AMD Zen 5 Strix chuẩn bị ra mắt. Đó mới chính là những đối thủ về mặt sức mạnh cơ bắp của nền tảng mới ra mắt nhưng cũng đầy thú vị này.

Tuy nhiên, Qualcomm X Elite vẫn duy trì một lợi thế nhất định ở yếu tố tính năng khi mà gần như đây là nền tảng duy nhất hỗ trợ toàn bộ yếu tố mạng 5G tích hợp sẵn ở mọi máy. Đồng thời các công nghệ bảo mật phần cứng, phần mềm, công nghệ đám mây,… Và chắc chắn là cả lợi thế cố hữu của ARM với thời lượng pin và hiệu suất hoạt động so với X86.

Dù sao, màn ra mắt chính thức của X Elite có thể xem như một trang mới trong lịch sử máy tính cá nhân. Thế giới giờ đã đa cực hơn, không chỉ máy tính ARM độc quyền bởi macOS của Apple nữa mà giờ đây, lực lượng Windows thị phần lớn hơn rất nhiều cũng có phần cứng để đối trọng trực tiếp. Dù vậy, câu chuyện X Elite vẫn quá thú vị để chứng kiến những ngày này.
110 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nsphim
ĐẠI BÀNG
24 ngày
Chắc 2026 trở về sau mới mua X Lite mặc dù rất thích thú vì:
1/ không muốn làm chuột bạch
2/ mới sắm dàn PCs và Laptop chip còn mới của AMD, tuổi thọ khoảng 2-3 năm
3/ nhiều máy quá rồi, quá tải
Jala
ĐẠI BÀNG
24 ngày
@nsphim Chẳng ai “uống nước 2 lần trên một dòng sông” - Bố mày (không phải bố tao) đã và đang uống nước nhiều lần trên 1 dòng sông nhé. Còn những lời nói để câu "Chẳng ai uống nước 2 lần trên một dòng sông”, "Chẳng ai tắm 2 lần trên một dòng sông”, bla bla chỉ là sự lươn lẹo mà thôi!
nsphim
ĐẠI BÀNG
23 ngày
@Jala mẹ m, mới sáng va phải thằng điên
Jala
ĐẠI BÀNG
23 ngày
@nsphim Haha... chiếm chỗ của bạn thôi! Để com_ cái ông viết bài.
Khoa SE
TÍCH CỰC
23 ngày
@nsphim Nói méo hiểu cái gì bác ạ
Giống kiểu 1 đá thủ từng nói: Chuồn chuồn là tên lửa, cá chép là tầu ngầm vậy
@nsphim nào mà thiên hạ khen không hết lời, mấy ông review phát cuồng về nó thì mới mua 😆
Với các HĐH thì ứng dụng thứ 3 và Games là sức mạnh. Ngày xưa thời Windows Phone và Windows RT ko có đủ ứng dụng thứ 3 nên chết yểu.

Rút kinh nghiệm cho lần này MS đã phải hỗ trợ ảo hóa cả 32bit lẫn 64bit cho Windows ARM.

Giữa Android và iOS thì lượng ứng dụng và Games ko quá khác biệt nhau lắm. Nhưng giữa Windows và MacOS thì sự khác biệt này là rất lớn. Mặc dù MacOS có tuổi đời lâu hơn so với Windows.

Vì đâu mà chuyện này lại xảy ra như vậy.
@ragefighter Thế iPhone chắc rẻ lắm ý, iPhone ko cài lậu đc nhé
pikupi
TÍCH CỰC
23 ngày
@ragefighter nhiều OEM sản xuất giá sẽ cạnh tranh rẻ hơn Mac cả nửa, mảng này người dùng phổ thông quá thích còn gì? Mac dùng chip silicon thì được còn winarm thì lại dè bỉu? lý lẽ gì vậy?
@ragefighter hiệu năng làm việc vẫn thua xa x86 bác nhỉ
@centernc ghê thiệt các thánh trên ngồi chém gió cãi nhau như đúng rồi, gặp thêm cái ông hay khóc hic hic kia nữa trông vui phết 🤣🤣
vinhan73
TÍCH CỰC
24 ngày
Vậy cuối cùng là sẽ xuất hiện thêm Qualcomm >< Intel >< AMD và Apple ??!!
@vinhan73 Kiểu là 4 đấu 4 nhưng chia phe thì 3 đấu 1 🤣
Intel & AMD đang rối rít xoắn cả đít lên phát triển ARM rồi
vinhan73
TÍCH CỰC
24 ngày
Với 3. Founder là cựu Apple !!! Căng à nha !!
vinhan73
TÍCH CỰC
24 ngày
Vậy mới lý thú và hấp dẫn ....
pikupi
TÍCH CỰC
24 ngày
M$ mấy năm trước mà kiên trì theo windows phone thì cũng không mất mảng di động giờ phải ăn nhờ ở đậu nền tảng khác :v giả xử nền tảng AI của M$ phát triển mạnh nhưng Apple Google không cho lên OS của họ vì xung đột lợi ích thì rõ thiệt.
@pikupi Không phải đâu, vì Nokia không đi đúng hướng, và vì sự ghẻ lạnh của ông thần vừa mới nhậm chức dẫn dắt mảng mobile của Microsoft lúc bấy giờ, ổng có kế hoạch làm việc 1 đến 1 năm rưỡi nhảy việc rồi, nên không mặn mà, thành ra kế hoạch đổ bể từ lúc mà phát triển bản giả lập post các ứng dụng Android sang Winphone ấy
Lại dịch bài người khác mà méo ghi nguồn. Đây là link video gốc:
casperpas
ĐẠI BÀNG
22 ngày
@I hate English tôi đang định tìm nguồn thì thấy bình luận của bạn 🤣
@hieu282828 tên là I hate English nhưng tìm nguồn từ Tây thì nhanh lắm 🤣, vậy là hate dữ chưa
Cười vô mặt
@hieu282828 Ghét nó nhưng phải biết nó vì nó quan trọng đó bạn. Kiểu như nhiều người cũng ghét việc họ làm nhưng vẫn phải làm vì đó là cần câu cơm. 😂. Tiếng anh với mình cũng thế á.
@I hate English Chuẩn, bé bạn tui rất ghét việc học và thi cử, nhưng nó lại đứng top trường.
Cũng như vụ admin Page gì Tôi ghét hoá học đã win admin Page Tôi Yêu Hoá Học trong 1 cuộc đấu livestream thì phải
h ko dám build máy mới luôn, 1-2 năm sau nó ra arm rẻ hơn, mát hơn, mạnh hơn thì tiếc vl
@GLES chắc thị phần ít quá bác, nên lý do chưa support cũng chưa hẳn là arm hay không, ví dụ license của auto cad nó check 99,99% là windows x86 thì nó cũng không dại build lên arm, thêm việc, thêm bug, rồi chẳng giải quyết được gì.
GLES
TÍCH CỰC
23 ngày
@doublerick cơ bản bác phải hiểu rằng là dev assembly khó hiểu, để nó có performance tốt phải cheat từng ô mem để nó tăng hiệu năng, có thể thay thế đám đó bằng CPU intrinsics nhưng cũng phải hiểu rất rõ để tối ưu và tránh crash, quan trọng nhất là tránh crash vì ứng dụng đắt tiền họ phải vậy.

Khi nào ARM đạt 20 -> 30% tự động sẽ có làn sóng port code sang ARM thôi bác, còn táo nó tuyên bố ko chơi tèo trong tương lai nữa nên app nào còn muốn sống trên mac thì phải port thôi
keangoo
ĐẠI BÀNG
23 ngày
@doublerick máy bàn còn gắn card các kiểu, mà tôi nghĩ là chưa có driver Nvidia chạy trên ARM đúng không nhỉ?
@tyller end phải 3 năm nữa, bạn cứ built máy vô tư đi, giờ thì chưa cần thiết đâu
ARM có vai trò rất quan trọng. Không phải vấn đề chip ARM tốt như thế nào so với các đối thủ, mà là bây giờ chip x86 cũng ngày càng được thiết kế giống với chip ARM hơn.
@nghaimin nghe bảo tập lệnh x86 phức tạp hơn vì nhắm với mục đích của x86 đa dạng hơn, nên dù con chip có hơi giống nhưng nhắm tới 2 mục đích khác nhau nên không tối ưu được,
@doublerick Thì nguyên thủy thì x86 là tập lệnh phức tạp, ARM là tập lệnh đơn giản. Cả 2 đều có từ lâu chứ không phải ARM mới hơn đâu. Nó tồn tại song song với nhau. Nhưng ranh giới giữa cả 2 đang mờ dần vì chip ARM cũng ngày càng phức tạp hơn, còn x86 thì càng ngày càng giống ARM hơn.
Phannam 91
ĐẠI BÀNG
24 ngày
Intel giờ chỉ còn gia công thôi chứ làm chip nóng tốn điện quạt chạy như quạt công nghiệp Mông quán cơm ra chip x elite bản mini pc đỡ phải xây dựng máy vì có tuổi rồi nên xây dựng máy pc ngại
@Phannam 91 Intel giờ cũng đẩy TSMC gia công rồi, vẫn đang ngồi ôm cái máy quang khắc cổ lổ sĩ 14nm++++ khóc giòn tan 🤣🤣
Lâu lâu mới đọc một bài dài và hay, đọc hết luôn. Một số Mod như thằng anh Tú gì đó đúng chất mì ăn liền
@mimosa1805 Ăn cắp bài viết của người ta thôi.
@I hate English Ồ vậy thì cũng ko có hàm lượng chất xám nhiêu cả
@mimosa1805 Mod này nếu tự biên bài mà kêu chất lượng thì thấy hơi sai sai rồi, trừ khi mang bài của người khác về dịch thôi.
@mimosa1805 Làm gì có gì, mình cho một sao luôn. Mà có khi ít lâu mình chẳng lên đây đọc nữa. Vừa coi video youtube xong sang đây có luôn. Ăn cắp nhanh tay thật
@mimosa1805 hàng ăn cắp bạn ơi, nói thì ngọng líu khô khan, lại còn thiếu kiến thức trầm trọng mà viết được 1 bài giàu chất xám này thì chỉ có hàng ăn cắp thôi bạn, không ghi nguồn nữa chứ đúng bôi bác cái trang tinhte này
Lại lôi Apple vào t thấy xàm đúng kiểu tinhte. Bài toán của PC vĩ mô hơn & ko hề đơn giản chỉ nhìn từ một cái KDL sinh thái đó 😄
@noctunalguy ko lôi Apple vào thì ai mà đọc
Thương Tèo, số phận đã định là bị ARM bóp cổ chết 😁
Minh sẽ vui vẻ tiếp vs win max 2 2023 để chờ 1 sự lột xác từ handheld PC chạy chip arm
thần tượng arm quá, nói để chạy ổn được hết đống phần mềm mà intel với amd đang làm chắc còn lâu
boanh86
TÍCH CỰC
23 ngày
thay đổi dữ chưa. thấy apple thành công sồn lên thôi chứ thay đổi j
Buổi bình minh của chip ARM tùy biến, của Apple A4 nhưng câu chuyện lại bắt đầu từ tòa nhà phi thuyền của Apple 🐧? Viết bài nhưng không chịu tìm hiểu thông tin. Mod tinhte rất hay có kiểu copy nguyên bài người khác về rồi post và không thèm check xem thông tin trong bài gốc đó và những cái gì mình copy lại có tính xác thực như nào 😏😏. Đọc mấy câu đầu mình đã thấy sai sai rồi, Apple A4 ra mắt từ 2010, A6 là con chip đầu tiên dùng nhân ARM tùy biến ra mắt cùng iphone 5 năm 2012. Và chip 64bit đầu tiên của Apple là A7 thì cũng ra mắt cùng với 5s năm 2013, mà cái tòa nhà hình tròn kia tới T4/2017 Apple mới đưa vào sử dụng 😂. Vậy thì A4, A6 bắt đầu cái khỉ gì ở đây? Chả có mối liên hệ gì cả.
Jangka
ĐẠI BÀNG
23 ngày
Thì ra Snapdragon X Elite là hàng Apple Replica. Chứ nhóm kĩ sư của Snapdragon vẫn không đú nổi với nhóm Apple Silicon
@Jangka Quá chuẩn
@Jangka đám chip rồng chỉ bắt nạt được eshjtnos thôi, chứ chơi còn chả lại chip A nữa là đòi solo chip M =)) nói thật là mình thích các hãng cạnh tranh, vì càng cạnh tranh thì càng nhanh update công nghệ mới và người dùng mọi bên đều được hưởng lợi. nhưng cái giá ảo tượngr của đám chip rồng thì chê rồi. nói thật thì thôi chừng đó tiền mình đặt niềm tin vào intel và nvidia cho lẹ chứ hơi đâu làm chuột bạch cho cái winarm đã chết 12 năm giờ mới đội mồ dậy
@Thienhai630 Hóa ra là Tèo fan. Trông chờ gì vào Tèo? Nếu Tèo đủ ngon thì 4 năm trước đã không bị Apple đá đít, bonus thêm 1 cú tát mang tên Apple Silicon 😆 . Bây giờ tất cả các OEM lớn đều công bố laptop ARM mới cho thấy chính các nsx laptop cũng đang đặt niềm tin rất lớn vào ARM lần này và mất niềm tin với Tèo. Trong khi Tèo còn đang loay hoay đấu đá, cải tổ nội bộ và vẫn kẹt ở tiến trình 7nm thì mong đợi gì? 😂 Máy chiên trứng cút thế hệ mới à? 🐧
LYSM
TÍCH CỰC
23 ngày
Nói thẳng là chạy theo Apple đi cho nhanh
@LYSM Biết mà k dám nhận thôi, sự thật vẫn là sự thật😃
@LYSM ấy chết bạn cứ nói thế =)) win arm ra mắt trước mac arm nhé,nhưng vừa ra mắt xong là Xuống hố cả nút luôn =)))))
@LYSM Chạy theo thì chạy, chứ mong Snap vs Windows ok, người dùng được lợi.
Mà mấy máy mới ra đắt quá 😂

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019