Vì sao xã hội có định kiến với trẻ em là con một?

Nam Air
24/5/2024 4:36Phản hồi: 70
Vì sao xã hội có định kiến với trẻ em là con một?
Chúng ta thường quen thuộc với việc thời ông bà mình có tới 9-10 người con, tới đời cha mẹ chúng ta chỉ có khoảng 3-5 con, còn bây giờ đời 8X 9X chúng ta chỉ đẻ có 1-2 con mà thôi, nhà nào nhiều lắm thì 3 con, rất ít gia đình 8X nào đẻ trên 4 con. Có một định kiến tồn tại không chỉ ở các nước Á Đông mà ngay cả Âu Mỹ cũng có, đó là nhiều người cảm thấy “quan ngại” giùm cho những đứa trẻ là con một trong nhà, nguyên nhân vì sao, mời anh em cùng đọc bài viết của Chiara Dello Joio, một nữ nhà văn sinh sống và làm việc ở New York, Mỹ.

Chiara Dello Joio: Khi tôi còn nhỏ, là con một trong nhà không có anh chị em, tôi thường xuyên là mối quan ngại của mọi người xung quanh. “Cháu không thấy cô đơn hả?” “Chắc mày thích có em để chơi chung lắm nè.” Người ta thì thường hay hỏi mẹ tôi “Khi nào sinh em cho nó?”
[​IMG]
Tác giả Chiara Dello Joio

Khi tôi lớn lên, sự cảm thông đó dần chuyển thành sự nghi ngờ, mọi người cứ lặp đi lặp lại “Mày là con một” như là lý do mỗi khi tôi giả vờ tỏ ra mạnh mẽ, hoặc giả bị bệnh để trốn chơi “banh khờ” với lũ bạn. Ở nơi tôi sống, thành kiến của mọi người về con một thường là những đứa trẻ hư hỏng, ích kỉ, lập dị, hoặc đơn giản là 1 đứa “ông/bà cụ non”.

Chính các thành kiến đó đã vô tình khiến cho những đứa trẻ là con một cảm thấy tiếc nuối cho tuổi thơ của chúng chỉ vì đã không có anh chị em, mà trở thành 1 kẻ lập dị trong mắt người khác.


Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng những đứa trẻ con một sẽ hư hỏng hơn trẻ có anh chị em, nhưng có thống kê cho rằng trẻ em 8 tuổi trở lên, bao gồm những đứa là con một, được cho là có thành kiến với các đứa trẻ là con một. Chúng ta không thể trách chúng vì bản thân từ “con một” (only child) đã mang tính phân biệt rõ ràng rồi, only có nghĩa độc nhất, là “đứa trẻ cô đơn”. Người ta thường hỏi nhau “Khi nào mày đẻ con?” (When you'll have kids - số nhiều) chứ không hỏi là khi nào đẻ 1 đứa con?

Gần 140 năm trước, một nghiên cứu tên là “Những đứa trẻ Dị biệt và Đặc biệt” được thực hiện năm 1896 bởi E. W. Bohannon của trường ĐH Clark. Sau khi quan sát 1000 đứa trẻ, ông đã rút ra kết luận chung về “sự đặc biệt” của 46 đứa là con một: Chúng có bạn bè “tự tưởng tượng ra”, thường xuyên nghỉ học, hay bất đồng với bạn bè cùng lứa, thông thường chúng rất được nuông chiều, và đa số chúng có sức khỏe kém."
cover.jpg
Tuy nhiên, đa số trẻ em trong nghiên cứu của Bohannon sống ở các nông trại biệt lập, nơi cha mẹ chúng làm việc cả ngày, vì vậy điều dễ hiểu hơn là những đứa trẻ có anh chị em sẽ dễ thích nghi cuộc sống hơn những đứa là con một, không có anh em để tương tác cùng. Tuy nhiên, tiến sĩ tâm lý học G. Stanley Hall (1844 - 1924), chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, đã từng nói “Bản thân con một đã là 1 chứng bệnh.”

Thành kiến về con một càng ngày càng phổ biến hơn ở Mỹ. Năm 1922, nhà tâm lý học A. A. Brill viết rằng: “Sẽ tốt hơn cho mỗi chúng ta nói riêng và nhân loại nói chung, nếu xã hội không có những đứa trẻ là con một.” Nhiều năm sau đó, thời báo The New York Times có bài báo “Hội chứng Con Một”, khuyên các cặp vợ chồng nên nhận nuôi thêm 1 đứa trẻ nếu họ không thể sinh con thứ 2.

Năm 1979, nhà văn, nhà tâm lý học George W. Crane (1901 - 1995) đã khuyên mọi người không nên kết hôn với những người là con một, ông viết: Sự phi lý và kém linh hoạt của họ sẽ làm tăng tỷ lệ ly hôn.

Ngày nay, tỷ lệ sinh của các cặp đôi giảm làm cho con một phổ biến hơn nhiều so với ngày xưa. Tỷ lệ sinh của phụ nữ Mỹ từ 3.6 con hồi năm 1957 đã giảm xuống chỉ còn 1.7 con vào năm 2021. Tuy nhiên, tâm lý của nhiều người vẫn thích có đông con hơn.

Năm 2015, khảo sát của Pew Research Center nói rằng có tới 86% cặp vợ chồng muốn có ít nhất 2 con. Năm 2018, con số đó tăng lên ít nhất 3 con, hoặc nhiều hơn càng tốt.
tinhte-boss-baby.jpg
Toni Falbo, nữ tiến sĩ giảng dạy môn Tâm lý học sinh năm 1947 của trường ĐH Texas (thành phố Austin, Texas, Mỹ), người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu con một và các anh chị em, đúc kết được rằng: áp lực tài chính và sự phấn đấu cho sự nghiệp ảnh hưởng nhiều tới tỉ lệ sinh của phụ nữ. Đặc biệt là hiện nay chi phí nuôi con và cho con học đại học quá cao. Hơn nữa, phụ nữ hiện đại kết hôn và sinh con trễ hơn hồi xưa, khiến cho họ ít còn thời gian để đẻ thêm (nhiều) con. Tuy nhiên, bà Toni Falbo tin rằng những điều đó sẽ giúp kích thích sự hiểu biết của mọi người về hình thức của 1 gia đình sẽ như thế nào.

Quảng cáo



Tất nhiên, mối quan hệ anh chị em sẽ phong phú và có tính chất xây dựng; có lẽ nhiều người (là đứa trẻ có anh chị em) sẽ không thể hình dung được họ sẽ lớn lên như thế nào nếu không có anh mình hoặc em mình. Nhưng điều đó khác hoàn toàn với trẻ em là con một. Con một sẽ có những mối quan hệ khác thay thế được tình anh chị em.

Nghiên cứu cho thấy con một có sự gắn kết hơn với cha mẹ chúng, họ cũng thân thiết với cha mẹ hơn so với các đứa trẻ có anh em. Con một cũng có thể thấy cởi mở hơn khi trò chuyện với giáo viên, có lẽ vì ở nhà chúng chỉ trò chuyện với người lớn (là cha mẹ) chứ không có người cùng trang lứa để nói chuyện.
tinhte-con-mot.jpg
Trẻ em ngày nay cũng khác với trẻ em sống ở nông trại thời cuối thế kỉ 19 của E. W. Bohannon: dành phần lớn thời gian chơi với bạn bè, ở trường, ở nhà và các hoạt động ngoại khóa. Tác giả Chiara Dello Joio nói: Lớn lên là đứa trẻ con một, tôi có những đứa bạn thân như chị em ruột thịt.

Thực tế, hầu hết các nghiên cứu gần đây không cho thấy con một có các nhược điểm rõ ràng nào, trong khi cho thấy con một thường có chỉ số IQ cao hơn, mục tiêu học hành cao hơn - có lẽ nhờ một phần chúng được cha mẹ yêu thương hơn và được dồn nhiều nguồn lực tài chính hơn.

Một nghiên cứu của Viện sức khỏe trẻ em và sự phát triển con người Hoa Kỳ, cho thấy trẻ em có anh em và trẻ em là con một, đều có tỉ lệ bằng nhau về công việc làm, hôn nhân, sự xê dịch (đi lại, du lịch) và số con cái trung bình.
tinhte-con-mot.jpg
Năm 1960, một nghiên cứu dài hạn được thực hiện khi phỏng vấn hơn 400.000 trẻ vị thành niên, và phỏng vấn thêm 3 lần nữa vào các mốc 1 năm, 5 năm và 11 năm sau khi chúng tốt nghiệp cấp 3 (hoặc đáng lý sẽ tốt nghiệp đối với các em nghỉ học sớm). Kết luận rằng trẻ em con một có xu hướng thích ở 1 mình hơn và ít tham gia các hội nhóm.

Quảng cáo



(Bản thân tác giả cũng vậy, hồi nhỏ bà thường dành nhiều thời gian để đi các hội chợ sách, có những nhóm bạn tưởng tượng là các nhân vật hư cấu trong truyện, bà không biết rằng bà lúc nhỏ cũng từng có thời gian không hòa đồng).

Năm 2016, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã chụp MRI não và phát hiện rằng trẻ con một có tính linh hoạt cao hơn trẻ có anh chị em, trong khi mức độ hài lòng của chúng về mọi thứ lại thấp hơn. Tính linh hoạt là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số sáng tạo của trẻ em.
tinhte-con-mot.webp
Có thể thấy, trẻ em con một không hòa đồng thường là do định kiến xã hội đã không khuyến khích chúng. Thật khó để phân biệt được các “tố chất” có được của trẻ em con một so với trẻ có anh chị em. Nghiên cứu cuối thế kỉ 19 của Bohannon từng như 1 miếng kẹo sing-gum dính dưới đế giày, tôi đã phải mất nhiều năm để gột bỏ định kiến đó trong đầu mình, tác giả Chiara Dello Joio nói.

Tác giả Chiara Dello Joio kết lại: Tôi đã viết 1 bài luận dài để lập luận rằng trẻ em con một bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng bây giờ khi đã tới phần kết luận, tôi cũng không chắc là mình đã làm được điều đó hay là chỉ làm suy yếu đi lập luận của mình. Có lẽ, để khẳng định trẻ con một bình thường như mọi người, chỉ có chính những đứa trẻ con một đó mới có thể tự chứng minh được mà thôi.

Theo TheAtlantic
70 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhà chỉ có 1 con kể cũng hơi buồn, đặc biệt nếu đứa trẻ có thiên hướng nội tâm. Thời xưa các ông bà (đặc biệt ở những vùng nông thôn tỉnh lẻ) thường đẻ sòn sòn 6-8 con, rứa mà họ vẫn nuôi được, kể cũng tài. Chả bù thời nay hầu hết các gia đình đều chung tâm lý chỉ sinh từ 2-4 con. Dù thế nào thì vấn đề chỉ có 1 con trong gia đình cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm sinh lý của trẻ & đâu đó trong xã hội sẽ có những định kiến nhất định, đó là điều khó tránh khỏi 🤓
chanhthi
TÍCH CỰC
20 ngày
@crazysexycool1981 Thời xưa đất đai nhiều, đẻ nhiều để có tay làm. Nuôi thì đứa lớn nuôi đứa nhỏ cha mẹ đi làm, cơm không có ăn thì ăn nước cơm. Rồi cũng lớn thôi. Thời xưa cần gì ăn học nhiều đâu nên không tốn.
msh3010
ĐẠI BÀNG
20 ngày
@crazysexycool1981 Thời xưa đi học, học được thì học không học thì nghỉ. Thời nay đi học đủ các loại quỹ tiền học thêm. Một đưa nuôi đã vất 5-7 đưa mà nuôi thời buổi này chắc không được.
@crazysexycool1981 😃 k thấy ngày xưa tỉ lệ đói/ k biết chử đạt mức siêu cao à, đặc biệt năm 7x còn chết đói mấy M người thì nên đẻ nhìu hay k ?
@crazysexycool1981 rứa là răng bạn?
@Hồ Trung Nhân wtf, năm 7x nào vậy???
Nhiều lý do nhưng có 1 lý do là người ta nghĩ con 1 sẽ chỉ được nuông chiều, không biết chia sẻ, chỉ biết đòi hỏi.
@nghaimin thực sự thì đa số như vậy, vì thương con, xót con vất vả mới sinh được 1 đứa thì cha mẹ họ thường giành tất cả những gì quý giá nhất cho con, vô hình chung đẩy đứa trẻ chỉ biết đòi hỏi, không tự lập, và ở 1 mình thường ít nói, ít giao tiếp với bạn bè, hay tự kỉ, ám thị.
Nhiều người nói hỏi làm nó cũng ngại xong thu mình vào, không biết chia sẻ với ai luôn.
Mặt khác nhiều trường hợp ở VN mình con trai cả/trưởng/con một thờ cúng ông bà tổ tiên nối dõi tông đường, mà đùng cái nó biết nó là gay, bê đê thì nó càng tự kỷ gấp bội, nhiều trường hợp cha mẹ ngăn cấm nó nhảy cầu, nhảy lầu tự tử luôn
toutou
ĐẠI BÀNG
19 ngày
@hieu282828 bây giờ dạy con khó xx lần ngày xưa ah. Nếu mình dạy con như ba mẹ mình ngày xưa nhiều cái sẽ không còn phù hợp nữa. Nên đẻ 1 đứa là ớn lắm rồi
@nghaimin Thời buổi này LGBT còn không bị định kiến thì Only Child là chuyện nhỏ!
Red_Skin
TÍCH CỰC
19 ngày
@nghaimin Đúng rồi, thời của tôi đứa nào con 1 cũng được chiều, đồ chơi, học tập các thứ đều best nhất, ko phải làm việc nhà, đi học cũng chăm lo thành tích học tập. Tôi có thằng bạn thân lúc bé vẫn chơi với nhau, lớp lên nó ko được chơi cùng bọn tôi mấy trò bơi ao bơi hồ, đá bóng, đạp xe đi chơi xa nhà, đến lớp 7-8 trở đi là bố mẹ nó dí đi học dã man tàn bạo luôn. Rồi ko gặp đc nhau nữa vì nó đi học nhiều quá. Thằng này sau cũng lầm lì ít nói, dần dần giờ cũng ko nói chuyện với nhau.
perhaps
ĐẠI BÀNG
19 ngày
@Red_Skin Red_skin rồi giờ bạn làm công nhân công ty nó phải không?? Just for Laugh
chanhthi
TÍCH CỰC
20 ngày
Là con 1 thì áp lực lên vai, con trai 1 cũng vậy. Người VN có truyền thống nói dõi, ôm lư hương nên con trai 1 thì không khéo dễ trầm cảm.
@chanhthi là con trai 1 mà còn là gay, bê đê nữa thì nó tự kỷ gấp bội luôn
@hieu282828 nào nào không chọc lò gốm.
@Nam Air mình đâu có chọc đâu mod, mình nói đến vấn đề thực tế thôi á, cảm thông cho các bạn ấy thôi
Con 1 thì sẽ buồn cô đơn từ đó dễ bị :
1.Trầm cảm tự kỷ
2.Được nuông chiều dẫn đến ma túy, cờ bạc,ăn chơi
3. Chơi trong xóm dễ bị ăn hiếp hơn vì không có anh chị em nào bênh cho nhau
4.Bị cấm tuyệt đối là LBGT vì phải duy trì nòi giống
5.Càng lớn thì sức ép lập gd càng cao, nhà đông anh em thì đứa này độc thân đứa khác có gd có cháu ko sao
@anhlucky2 mấy cái này thấy xảy ra ở "con cầu con khẩn" hơn mà bác.
@Nam Air Xóm mình có 6 nhà con 1, đều y như kể trên luôn
@anhlucky2 muốn con có bạn chơi thì tốt nhất '3 năm 2 đứa'
chứ như mình ae cách nhau 5-7 tuổi chán chả buồn chơi cùng
@anhlucky2 Xóm mình cũng có nhà sinh 6 đứa con, mà 5 đứa đều bị nghiện nghập ma túy, cờ bạc!

Trừ đứa con gái làm ăn đàng hoàng.
@anhlucky2 Bác lại quy chụp và suy đoán không có căn cứ.
Em sn 1986, lại chơi với rất nhiều nhà con 1, lại rất bình thường và chuẩn chỉ.
Hay nhiều nhà giờ cũng nuôi 1-2 đứa nhg nuôi dạy thật tốt.
Cá nhân 2 vc em cũng con 1, nhg con em rất năng động và thông minh, hòa đồng và hoạt bát.
Mà không chỉ có mình nó, nó còn có 2 em con nhà đứa e trai vợ.
Như thế nào thì do quan điểm dạy dỗ và đạo đức, tính chất công việc của Bố mẹ nó.
Và thời buổi này sức ép về lập gia đình hay LGBT càng không có mấy.
Có chăng mấy bác 7x, 6x thì có chứ như 8x, 9x không còn.
baynuio
ĐẠI BÀNG
20 ngày
ghen tỵ chứ gì ,thấy con 1 sướng quá nên nói móc để tụi nó đẻ cho khổ giống mình ,mấy người nói con 1 thế này thế nọ thường là đông con đông anh em nên khổ ,thấy đứa khác không có nên chõ mũi vào để khổ giống mình
@baynuio có thể định kiến thời ông bà thôi chứ 8x như tụi tôi thì thấy con 1 quá bình thường. Đọc doraemon toàn bọn con 1. Chả ai quan tâm nữa thì nó không còn là cái gì nữa của xã hội. Khơi dậy chỉ làm người ta nhớ lại. nói chung xh giờ chả ai thích đẻ lắm nữa. mệt vl (tui 2 con)
nw_47
CAO CẤP
20 ngày
Tui con 1 thấy cũng thoải mái. Ai hỏi 1 mình buồn không nói không buồn, game chơi không hết, bạn bè hàng xóm 1 đống, thời gian đâu mà buồn
@nw_47 m chả thấy có định kiến gì về con 1. Có chăng là các bạn nữ ko thích lấy bạn nam là con 1 vì dễ phải ở cùng với bố mẹ chồng, hoặc sau này bố mẹ chồng già yếu phải tự chăm sóc chứ ko có thêm anh chị em nào trong nhà để san sẻ. Vậy thôi.
KyleGuy
TÍCH CỰC
20 ngày
Nói chung do cách dạy con cả thôi. Ko nuông chiều nhiều, để tự thân vận động, và dành nhiều thời gian chơi với con là ok thôi
Nhà 5 anh chị em, vui vẻ
Đẻ thì phải nuôi tử tế, không phải thời trời sinh voi sinh cỏ. Ở SG hay HN thì 1 đứa thôi đã mệt
boanh86
TÍCH CỰC
20 ngày
thấy có ai định kiến j đâu. Tự điên tự diễn tự áp đặt suy nghĩ lên
@boanh86 chuẩn rồi. bài không nói thì không biết cơ 😆
bebe2009
TÍCH CỰC
20 ngày
@boanh86 hết chủ đề, translate ez
@boanh86 chuẩn. bài viết này kiểu cá nhân quy chụp.
Con 1 mà LGBT nữa thì áp lực lắm. Chỉ khi nào nhân loại văn minh đến mức có tử cung nhân tạo hoặc dừng hoàn toàn lão hóa (trường sinh nhưng không bất tử) thì mới nhẹ nhàng với con 1 là LGBT 1 tý
@Thiên biến vạn hoá Với Văn Hóa phong tục phương đông. Thì con một mà come out muốn chuyển giới thì liệu khó có thành công. Thẩm chí bị ép lấy vợ để có con cái nối dõi. Đâu phải chỉ riêng về đồng tính Nam nữ.. Bạn mình người tàu , Nữ. Biết là les từ rất lâu rồi..sau này qua Macao làm quên bạn gái rồi về lại VN dọn ra sống riêng .chứ mẹ bạn ấy đâu có chấp nhận LGBT.....
@PeaceNguyen2109 ĐỒng tính nữ vẫn chửa được với danh nghĩa mẹ đơn thân. ĐỒng tính nam khó hơn vì phải thuê các kiểu, được cái ko bị đau đẻ thôi
@Thiên biến vạn hoá Chính xác là có 7 giới tính, thêm 1 giới tính nữa là vô tính.
@p700i Ái kỷ, tức là chỉ yêu chính mình nữa
Mỗi gia đình nên có 2 con vợ
chồng hạnh phúc
Tao thấy bình thường mà ta
@Lee Chaj Lwon tao cg thấy rất bình thường. Biết nhiều đứa bạn con 1 có sao đâu. Chắc tụi Mỹ nó thế =))
@lukasnguyen86 Ờ. Cha mẹ sinh con, bạn bè sinh tánh
Xã hội nhà Bác có định kiến ah Bác Nam ???
Đừng lấy góc nhìn dưới giếng của mình quy chụp cho cả xã hội mà viết bài Bác nhé, xàm lol lắm.
@crazyonline chuẩn xl.
Vl với văn hóa phương Đông, con một áp lực vcl.

- Do chỉ có duy nhất 1 đứa nên rất rất nhiều bên nhìn vào, nó thành công thì không sao chứ trung bình hay thất bại, buông thả chút là cả dòng họ, gia đình, làng xóm lôi vào xỉa xói ác liệt luôn, áp lực dư luận ngang khủng bố tinh thần đứa con một và bố mẹ nó.
- Áp lực kết hôn, nối dõi tông đường, cái này thì quá rõ rồi ...
- Áp lực gồng gánh, chăm sóc bố mẹ khi về già, rồi còn chăm sóc con, vợ, bố mẹ vợ . . .
@Methanol thời buổi này ko còn áp lực nữa đâu má. Đặc biệt tụi GenZ khi làm Bố mẹ lại càng ko.
Các bạn nữ khi lấy chồng thì chọn người nào có sẵn nhà cửa, lương ổn định trên 15 triệu thì quen, cưới, chứ đàn ông mà không đáp ứng được kinh tế thì đừng quen làm gì khổ cả đời. Đàn ông cũng vậy không đáp ứng được thì nên ở giá suốt đời.
Mấy bác thấy sao chứ tui thấy hình cô tác giả thì k định kiến gì cả... con mấy cũng dc 😃 xinh quá kaka

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019