Laptop Acer



Hacker đã lấy trộm được bí mật kinh doanh của OpenAI, lo ngại rơi vào tay Trung Quốc

P.W
5/7/2024 16:58Phản hồi: 58
Hacker đã lấy trộm được bí mật kinh doanh của OpenAI, lo ngại rơi vào tay Trung Quốc
Năm ngoái, một hacker đã thâm nhập được vào hệ thống nhắn tin nội bộ của startup OpenAI, và lấy đi những thông tin thiết kế hệ thống AI của đơn vị này. Những thông tin này là những trao đổi của nhân sự OpenAI trên diễn đàn trực tuyến nhưng là phiên bản nội bộ dành riêng cho nhân viên của startup này. Ở diễn đàn nội bộ này, các kỹ sư và nhà nghiên cứu AI của OpenAI bàn luận về những công nghệ mới nhất mà họ phát triển. Còn chính bản thân những công nghệ AI, những mô hình cũng như mã nguồn mô hình ngôn ngữ AI thì không bị đánh cắp.

Bên trong thư viện của OpenAI: Những cuốn sách nói về mối quan hệ giữa con người và máy móc

Có thể OpenAI đang có những bước nghiên cứu phát triển đủ để thay đổi cách con người và máy móc tương tác với nhau, tăng cường khả năng nhận diện ngôn ngữ của những thuật toán machine learning, nhưng ở trung tâm của văn phòng đặt tại San Francisco…
tinhte.vn


Các giám đốc cấp cao của OpenAI đã hé lộ sự cố này cho các nhân viên toàn công ty trong một cuộc họp tổ chức tại văn phòng San Francisco vào tháng 4/2023, cùng lúc thông báo với ban lãnh đạo. Thông tin này chưa được công bố chính thức, mà hai nguồn tin giấu tên đã gửi tới tờ New York Times.

Các giám đốc của OpenAI chọn cách không chia sẻ công khai thông tin kể trên, vì chưa có dấu hiệu cho thấy thông tin cá nhân của khách hàng sử dụng ChatGPT hay các đối tác mua API mô hình ngôn ngữ của OpenAI bị lộ. Những lãnh đạo của OpenAI cũng không coi đây là hiểm hoạ đối với an ninh quốc gia, vì họ tin rằng hacker tấn công vào máy chủ của họ là một cá nhân đơn lẻ, không thuộc những nhóm hacker được chính phủ một quốc gia chống lưng. Cũng vì lý do đó, OpenAI không thông báo sự cố này với FBI hay cơ quan có thẩm quyền.

“Bảo mật của OpenAI không đủ”


Đối với một vài nhân viên của OpenAI, thông tin này khi được công bố đã dấy lên những lo ngại rằng những quốc gia thù địch với Mỹ, chẳng hạn như Trung Quốc, có thể đã đứng đằng sau việc tấn công máy chủ và lấy cắp đi những công nghệ cùng bí mật kinh doanh. Dù hiện giờ AI tạo sinh hầu hết thời gian được dùng phục vụ công việc tạo sinh văn bản hoặc phục vụ tổng hợp thông tin, nhưng luôn có lo ngại cho rằng những công cụ AI trong tay các thế lực thù địch với Mỹ rồi sẽ trở thành hiểm hoạ đối với an ninh quốc gia.

Sự cố này, và phản ứng của đội ngũ lãnh đạo OpenAI cũng dấy lên những câu hỏi về việc startup nghiên cứu AI nổi tiếng nhất thế giới ở thời điểm hiện tại coi trọng vấn đề an ninh mạng và bảo mật đến mức nào, cùng với đó là những xung đột trong nội bộ OpenAI, về những nguy cơ của trí thông minh nhân tạo.

[​IMG]

Leopold Aschenbrenner là một giám đốc mảng nghiên cứu kỹ thuật, đảm bảo những công cụ và công nghệ AI trong tương lai không gây hại cho con người. Sau sự cố hacker tấn công được vào máy chủ của OpenAI, Aschenbrenner đã gửi một tin nhắn tới ban giám đốc OpenAI, cho rằng công ty đang không có những biện pháp cần thiết để ngăn cản những thế lực thù địch nước ngoài ăn trộm bí mật của họ.

Đầu năm nay, Aschenbrenner cáo buộc rằng OpenAI đã đuổi việc anh vì để rò rỉ thông tin ra ngoài công ty, cho rằng bản thân bị đuổi để bịt miệng. Gần đây trong một podcast, Aschenbrenner đã đề cập đến vụ tấn công mạng nhắm vào OpenAI, với những chi tiết thông tin trước đó chưa từng được hé lộ. Theo nhà nghiên cứu này, bảo mật của OpenAI không đủ mạnh để ngăn cản việc ăn trộm những bí mật mấu chốt tạo ra những mô hình AI mạnh nhất thế giới, và hàng rào bảo mật hoàn toàn có thể bị những nhóm hacker do chính phủ các nước hẫu thuẫn đánh bại.

maxresdefault-16789816985961529874654.webp

Liz Bourgeois, người phát ngôn của OpenAI nói: “Chúng tôi cảm tạ những lo lắng mà Leopold đưa ra khi còn làm việc ở OpenAI, và những lo ngại này hoàn toàn không phải lý do dẫn tới việc anh bị cho thôi việc.” Nói thêm về những nỗ lực phát triển trí thông minh nhân tạo phổ quát, AGI, thuật toán cho phép máy móc vận hành hệt như bộ óc con người, cô Bourgeois nói: “Dù chúng tôi có cùng tầm nhìn giống như Leopold với tham vọng tạo ra những AGI an toàn, chúng tôi lại không đồng tình với những tuyên bố mà anh ấy đưa ra về kết quả công việc quá chúng tôi. Trong đó có cả tuyên bố về bảo mật của chúng tôi, cả về sự cố máy chủ bị tấn công, thứ mà chúng tôi đã thông báo với ban lãnh đạo trước cả khi anh ấy gia nhập OpenAI.”

Những lo ngại về việc các thế lực thù địch trong mắt nước Mỹ, chẳng hạn như Trung Quốc, có thể tấn công một tập đoàn công nghệ Mỹ thực sự không hề vô lý. Tháng trước, chủ tịch Microsoft, Brad Smith đã có buổi điều trần trước quốc hội Mỹ, mô tả cách những hacker Trung Quốc lợi dụng hệ thống máy chủ của họ để triển khai những cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào hệ thống mạng của các cơ quan thuộc chính phủ liên bang.

Quảng cáo


An ninh quốc gia hay lợi thế cạnh tranh công nghệ?


OpenAI không phải đơn vị duy nhất đang phát triển những hệ thống AI càng lúc càng mạnh. Một ví dụ khác là Meta, với những phiên bản LLM mang tên Llama, được Meta phát hành dưới dạng mô hình ngôn ngữ mã nguồn mở cho tất cả mọi người sử dụng. Meta thì tin rằng, những nguy cơ tiềm ẩn của AI là không quá lớn, và chia sẻ mã nguồn với tất cả mọi người cho phép các kỹ sư và các nhà nghiên cứu toàn ngành tìm ra và sửa những vấn đề của công nghệ AI.

“Nguy cơ” trong mắt Meta là gì không cần bàn tới, mà chúng ta biết một điều chắc chắn, rằng những công cụ AI giờ thừa sức tạo video, hình ảnh, văn bản thông tin giả mạo để lừa đảo hoặc định hướng dư luận.

Từ OpenAI đến Anthropic, từ Google đến Meta đều phải ứng dụng những hàng rào giới hạn tình trạng loạn ngôn hoặc những từ khoá có nguy cơ tạo ra nội dung không phù hợp hoặc độc hại, có khả năng phạm pháp. Rồi sau đó những ứng dụng dựa trên mô hình AI họ phát triển mới được cung cấp cho những người dùng cá nhân và các đơn vị doanh nghiệp và tổ chức. Những hàng rào này được tạo ra với kỳ vọng ngăn cản người dùng sử dụng những ứng dụng AI tạo sinh để rêu rao thông tin giả, lừa đảo hay làm những việc không được phép khác.

Fake-News-Canva-Made-by-SWG.png

Nhưng những cách lạm dụng AI thường xuất hiện bây giờ không liên quan nhiều tới an ninh quốc gia. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều bằng chứng cho thấy công nghệ AI tiềm ẩn nguy cơ đáng kể về khía cạnh này. Những nghiên cứu do OpenAI, Anthropic cùng nhiều đơn vị khác trong năm ngoái đã cho thấy, chỉ nói riêng vấn đề an ninh quốc gia, thì hiểm hoạ tiềm ẩn trong công nghệ AI thực sự không lớn hơn hiểm hoạ ẩn chứa trong công cụ tìm kiếm trực tuyến. Theo đồng sáng lập kiêm chủ tịch Anthropic, Daniela Amodei, những công nghệ AI mới nhất sẽ không đe doạ tới an ninh quốc gia, nếu chúng là những mô hình mã nguồn mở, hoặc ngay cả khi mã nguồn bị hacker đánh cắp.

Bà Amodei nói rằng: “Nếu công nghệ AI được một nguời khác sở hữu, liệu nó có gây ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội hay không? Câu trả lời của chúng tôi là không. Nhưng liệu nó có thể biến thành một thứ công cụ để những kẻ xấu lợi dụng hay không? Có thể.”

Quảng cáo



Vẫn là câu chuyện kiểm soát lạm dụng AI


Dù vậy, các nhà nghiên cứu và những giám đốc ngành công nghệ từ lâu vẫn lo ngại rằng AI sau này có thể được lợi dụng để phát triển ra những mầm bệnh, những vũ khí sinh học hay hỗ trợ viết ra những mã độc hỗ trợ tấn công vào hệ thống của cả chính phủ lẫn quân đội các nước. Vài người khác, bao gồm cả người được mệnh danh là cha đẻ công nghệ AI neural network phổ biến nhất hiện nay, thì nghĩ rằng AI có thể tận diệt loài người:

Nhà nghiên cứu AI hàng đầu vừa "quay xe", nghỉ việc ở Google và gọi AI là nguy cơ với loài người

Không chỉ đơn thuần là một trong những nhà nghiên cứu AI hàng đầu, mà thực tế tiến sĩ Geoffrey Hinton còn được mệnh danh là “người cha đỡ đầu” của ngành nghiên cứu trí thông minh nhân tạo. Năm 2012, tiến sĩ Hinton cùng hai nghiên cứu sinh ở đại học…
tinhte.vn


Nhiều công ty phát triển AI, bao gồm cả OpenAI lẫn Anthropic đều đã tạo ra những giới hạn trong quá trình nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ AI. Gần đây, sau khi Ilya Sutskever từ chức, OpenAI đã thành lập một uỷ ban an toàn và an ninh AI để nghiên cứu những cách đối mặt với những nguy cơ do công nghệ AI có thể gây ra. Uỷ ban này có Paul Nakasone, một cựu tướng quân trong quân đội Mỹ, người từng dẫn đầu cục an ninh nội vụ Mỹ và bộ tư lệnh tác chiến mạng của quân đội Mỹ. Cùng lúc, ông Nakasone cũng có một ghế trong ban lãnh đạo OpenAI.

-1x-1 (1).jpg

Còn trong khi đó các quan chức chính phủ và các nhà lập pháp nhiều bang tại Mỹ thì đang tìm cách đẩy nhanh quá trình thiết kế những dự thảo luật cũng như quy định để cấm các công ty ra mắt một số công nghệ AI nhất định, thậm chí phạt hàng triệu USD nếu công nghệ AI họ tạo ra gây ra nguy cơ đối với người dùng và xã hội. Nhưng các chuyên gia thì cho rằng, cũng sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ thì AI mới thực sự là hiểm hoạ của loài người.

Những công ty Trung Quốc hiện giờ đang phát triển những hệ thống và mô hình AI với hiệu năng khá gần với những hệ thống do các công ty Mỹ phát triển. Ở một vài khía cạnh, Trung Quốc thậm chí còn đào tạo được nhiều kỹ sư và nhà nghiên cứu AI hơn cả Mỹ. Trong số những nhà nghiên cứu AI hàng đầu, những người mang quốc tịch Trung Quốc chiếm gần 1 nửa.

01001275918200-web-tete.jpg

Clement Delangue, CEO nền tảng Hugging Face, trang web lưu trữ chia sẻ những dự án AI mã nguồn mở cho rằng: “Nghĩ rằng Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ về công nghệ AI thực sự không điên rồ chút nào.”

Nhiều nhà nghiên cứu và những quan chức an ninh quốc gia hàng đầu nước Mỹ cho rằng, ngày hôm nay, những thuật toán tính toán ma trận và số thực dấu phẩy động để tính xác suất tạo sinh nội dung, thứ là trái tim của một mô hình AI, hiện tại chưa phải thứ mang nguy cơ. Nhưng theo họ, rồi AI sẽ trở nên nguy hiểm, và những phòng nghiên cứu AI cần được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Susan Rice, cựu cố vấn đối nội cho tổng thống Joe Biden, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho cựu tổng thống Barack Obâm cho rằng: “Ngay cả khi tình huống tệ nhất có khả năng xảy ra rất thấp, nếu tác động và hậu quả của tình huống ấy đủ lớn, chính phủ sẽ phải có trách nhiệm xử lý nghiêm túc. Tôi không nghĩ chuyện AI trở thành nguy cơ an ninh là khoa học viễn tưởng như nhiều người nghĩ.”

Theo The New York Times
58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

"Ở một vài khía cạnh, Trung Quốc thậm chí còn đào tạo được nhiều kỹ sư và nhà nghiên cứu AI hơn cả Mỹ. Trong số những nhà nghiên cứu AI hàng đầu, những người mang quốc tịch Trung Quốc chiếm gần 1 nửa."

Có gì bất ngờ đâu khi giỏi toán là điểm mạnh trong thời đại AI như này.
@KeniVinh Người TQ khác với bọn nô bộc Mẽo như Hàn xẻng và Nhựt lùn, là họ rất coi trọng nguồn cội, tổ tiên, văn hoá… vậy nên rất rất nhiều nhân sự giỏi gốc Hoa quay trở về TQ để làm việc cống hiến.
Họ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc của họ chứ chả liên quan gì đến chính trị, chế độ cả.
Chỉ có bọn ngoooo mới đồng nhất 2 thứ này lại là 1.
@╰‿╯ @╰‿╯
Mấy nước khác cũng thiếu gì, truyền thống nhớ cội nguồn và tổ tiên đều có ở các nước châu Á. TQ là nước nhập cư hay đi du học qua Mỹ thuộc hàng top thế giới rồi nên về nhiều cũng bình thường. Chưa kể, họ còn khuyến khích và hỗ trợ nhiều ở đây làm việc với mức lương khủng nữa.
dtb11288
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@SieuBanana thế rốt cuộc là mỹ nó nói về nhân quyền và tôn giáo ở VN thế nào hả bạn ? bạn nói 1 hồi chả tòi đc ra 1 mẫu kiến thức nào để học cả ? bạn có thì chia sẻ ra cho mọi người cùng hiểu.
@KeniVinh Có chắc k??? Caia mà các dân tộc Á đông hơn hẳn mấy cái nước khác ở chỗ tinh thần dân tộc, tinh thần đó được vun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Một cái nước toàn là tạp nham đủ các chủng loại người thì lấy đâu ra cái tinh thần đó nên phải giương cao ngọn cờ tự do, bình đẳng. Nếu phải chọn 1 trong 2 quốc tịch thì chắc chắn họ sẽ chọn quốc tịch của quê hương cha mẹ. Thế nên mới có cái chuyện chuyên gia trung quốc ăn cắp công nghệ mang về nước và mỹ phải đau đầu về chuyện đó
Đúng rồi.
Rơi vào tay người khác thì sẽ là tốt còn rơi vào tay tàu thì …
hadryan
TÍCH CỰC
3 tháng
@Chọc Chó Chắc tàu nó cần 😆 ai bên tàu vượt xa thế giới nhé
redneon
TÍCH CỰC
3 tháng
@Chọc Chó Đúng rồi, Rớt vào tay Apple cái ra Apple Intelligence 👍
Nếu cơ chế hỗ trợ đủ tốt từ chính phủ mình, Bkav có thể làm được nhiều hơn thế.
@baotuan Anti đến mức thiếu bình tĩnh để suy xét logic. Sợ anti thật!
@hadryan Tiêu cực quá. Bạn bị lũ anti thuê nhồi sọ quá rồi. Tội nghiệp!
@Lạc Việt 2020 Tôi mong chờ 1 super micro phần trăm điều tích cực nào đó từ chú và đội của chú, mà chờ mờ cả mắt, mòn cả gối mà chưa thấy đâu cả 😁. Cũng muốn suy xét logic nhưng ngặc nổi là đèo có cái gì tích cực để suy xét dc. Chú cứ trình bày đi, rồi ae đây nói tốt nghĩ tốt cho chú và đội của chú. Ae tha thiết và van xin chú và đội của chú cho 1 tí thông tin tốt nào
Cười ra nước mắt
@baotuan Khổ anti thật!
open ai bảo mật lởm quá, sao không thuê mấy thánh tinh tế về làm. trên thông thiên văn dưới tường địa lý, cái gì cũng biết cũng làm đc nè. 😃
Lin Ga
TÍCH CỰC
3 tháng
@Còn Cái Nịt Có lẽ Sam nên thuê anh Quảng về bảo mật, vừa rồi ảnh chê Chat gpt chưa biết suy nghĩ, con Bkavgpt của anh Quảng biết điều hơn 😂
@Còn Cái Nịt Sau khi Usb c có trên Iphone thì Tinhte bị thụt lùi sự sáng tạo rồi nhé, nên không tham gia được. Giờ Iphone quay trở lại Lightning xem, tinhte lại dẫn đầu ngay 😁
@8Keo Đất nước này sẽ đi về đâu nếu toàn thanh niên đầu đất thế này nhỉ?
@Còn Cái Nịt Đang tính cmt mà bạn đã cmt đúng ý. Cho 1 like haha
Trong phim Mỹ tao xem thì nó cố tình để lộ cho đối thủ thông tin giả để đối thủ sai lầm 😄
Tàu chôm về rồi phát triển ai cho mấy em búp bê silicon thì lại úi zời ơi luôn 😆
Cho thg Táo chuyên cóp ngồi trong Ban hội đồng còn được thì OpenAI sợ mấy anh Tàu quá ahihi
@Dragao_ct92 Ờ. Táo nó ngồi rồi đó.
Cay hông?
@Dragao_ct92 Thế sâm nhà m cũng cóp đấy mà sao k dc ngồi trong ban hội đồng nào thế, tự hào quá nhỉ😃 có cái icon gọi điện mà còn tự vẽ k xong đi cóp của táo phát nhụt😃
8Keo
CAO CẤP
3 tháng
Bigtech mới nổi như open ai thì cũng không tin vào bảo mật cho lắm, lại còn cho 2 3 chân trong nhóm quản trị nữa.
Thực ra là không có ông hacker nào ở đây cả. Nhiều tiền thì share thôi
Đi ị không ra cũng đổ thừa Trung Quốc
boanh86
TÍCH CỰC
3 tháng
giờ tàu chỉ nhiệm vụ tìm cách copy rồi bán giá 1/4 chính chủ là đc. kkk
Tàu thì chỉ mạnh mảng rình mò, ăn trộm thôi chứ phát minh gì 😁
Những thứ thông minh thì càng kiểm soát thì nó càng thông minh hơn và tinh vi hơn
Muốn phát triển thì nên mua lại bí mật đó nha TQ! Thời buổi này cứ dùng đồ ăn cắp cho đỡ tốn kém 🤣🍜 một thằng cứ làm và một thằng sẽ ngồi rình ăn trộm những thứ đó
Sao mà ở Mỹ có vấn đề gì thì nguồn gốc cứ là ở Trung Quốc vậy?
đâu, show ra đây tôi mới tin
Ủa, nhưng TQ nó đang dẫn đầu số lượng nghiên cứu AI từ mấy năm trước rồi mà.
Bạn lười ko chịu chạy đua, có chạy cũng đua ko lại, bắt đầu lên mấy bài báo rẻ tiền tố người khác ăn cắp.
Cái trò này quá quen rồi.
449728028-3789144081330035-3329155394784924755-n.jpg
449100385-841945294454450-2956386289151458741-n.jpg
Đến cả tô phở nếu quán nào bán tầm mấy trăm tô 1 ngày mà bạn hở bí quyết là cũg có thằng nhảy vào lấy ngay. Đây bí quyết tỉ đô thì thằng nào chả thèm.
Rõ ràng AI có vấn đề bảo mật xét mọi khía cạnh. Open AI lọt vào tay ai cũng nguy hại, tổn thất lợi ích cho Mỹ.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019