Mitsubishi là một đại tập đoàn Nhật Bản được thành lập vào cuối thế kỷ 19. Tập đoàn này bao gồm nhiều công ty thuộc các ngành khác nhau từ ngân hàng, vận tải cho đến công nghiệp nặng. Nhưng dần dà các công ty này trở nên độc lập hơn và Mitsubishi Heavy Industries (MHI) là một trong số đó. MHI chuyên tập trung vào công nghiệp nặng như đóng tàu và chế tạo máy bay.
Ngoài máy bay dân dụng, MHI còn sản xuất cả máy bay quân sự mà nổi bật nhất là chiếc Mitsubishi F-2, với thiết kế được cấp phép từ mẫu tiêm kích F-16 của General Dynamics. Điều này rất thường gặp vì các nhà thầu lớn như Lockheed Martin và Boeing cấp phép thiết kế của họ cho nhiều quốc gia, nên nhiều chiến đấu cơ của các nước này sẽ trông từa tựa như máy bay Mỹ.
F-16 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên cách đây 50 năm nên thiết kế của nó cũng không có gì quá bí mật. Năm 1988, General Dynamics ký hợp đồng cung cấp công nghệ của F-16 cho MHI và sẽ đảm nhận tới 45% công việc phát triển chiếc F-2 Viper Zero. Tới năm 1995 thì một nguyên mẫu F-2 đã cất cánh và 5 năm sau, chiếc F-2 đầu tiên đã được giao cho Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF).
F-2 có thể thực hiện tác chiến không đối không lẫn không đối đất, nhưng ưu tiên cho không đối đất hơn để bảo vệ các tuyến đường biển của Nhật. Việc lắp ráp được MHI thực hiện ở Nagoya và tổng cộng 98 chiếc đã được xuất xưởng. Có 2 biến thể là F-2A và phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi F-2B.
Ngoài máy bay dân dụng, MHI còn sản xuất cả máy bay quân sự mà nổi bật nhất là chiếc Mitsubishi F-2, với thiết kế được cấp phép từ mẫu tiêm kích F-16 của General Dynamics. Điều này rất thường gặp vì các nhà thầu lớn như Lockheed Martin và Boeing cấp phép thiết kế của họ cho nhiều quốc gia, nên nhiều chiến đấu cơ của các nước này sẽ trông từa tựa như máy bay Mỹ.
F-16 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên cách đây 50 năm nên thiết kế của nó cũng không có gì quá bí mật. Năm 1988, General Dynamics ký hợp đồng cung cấp công nghệ của F-16 cho MHI và sẽ đảm nhận tới 45% công việc phát triển chiếc F-2 Viper Zero. Tới năm 1995 thì một nguyên mẫu F-2 đã cất cánh và 5 năm sau, chiếc F-2 đầu tiên đã được giao cho Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF).
F-2 có thể thực hiện tác chiến không đối không lẫn không đối đất, nhưng ưu tiên cho không đối đất hơn để bảo vệ các tuyến đường biển của Nhật. Việc lắp ráp được MHI thực hiện ở Nagoya và tổng cộng 98 chiếc đã được xuất xưởng. Có 2 biến thể là F-2A và phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi F-2B.
Khoảng 60% công việc phát triển máy bay do Nhật Bản phụ trách và 40% còn lại được Mỹ đảm nhiệm. Ngoài General Electric, một số nhà thầu khác của F-2 còn có Lockheed Martin, Kawasaki, Honeywell, Raytheon, Hazeltine và Kokusai Electric.
Lockheed Martin cung cấp thân sau, các thanh chắn, hệ thống quản lý khoang chứa và một số thiết bị điện tử hàng không. Kawasaki chế tạo thân giữa, các nắp cửa cho bánh đáp chính và động cơ, còn thân trước và hai cánh được Mitsubishi chế tạo. Những hệ thống như radar kiểm soát hỏa lực, máy tính quản lý nhiệm vụ, phần mềm và hệ thống tác chiến điện tử (EW) đều do Nhật Bản phát triển.
Vào lúc Mitsubishi bắt đầu chế tạo nguyên mẫu F-2 (1992) thì chiếc F-16 đã hoạt động được hơn 10 năm. Chính điều này đã giúp đội ngũ thiết kế F-2 hiểu rõ về những ưu nhược điểm của F-16. Vì vậy tuy mang tiếng là một biến thể của F-16 nhưng nó có nhiều thứ rất khác.
Thân của F-2 dài 15,52 mét trong khi chiếc F-16 dài 15,03 mét, còn sải cánh của F-2 rộng 10,8 mét so với 9,45 mét của F-16. Vòm kính buồng lái của chiếc F-2 có 3 phần, trong khi F-16 có vòm kính chỉ gồm 2 phần. Nhờ chia nhỏ như vậy, Mitsubishi đã tạo nên một đường cong rõ nét hơn ở đỉnh vòm kính, giúp phi công có tầm nhìn tốt hơn và tăng hiệu suất khí động học. Giả sử không biết trước chiếc nào là F-16 và đâu là F-2, thì chỉ cần nhìn vào vòm kính là có thể phân biệt được. F-2 có ba màn hình hiển thị, bao gồm màn hình LCD đa chức năng do Yokogawa sản xuất và màn hình HUD để hiển thị thông tin 3 chiều của Shimadzu.
Buồng lái của F-16 (trái) và F-2A (phải).
Mitsubishi đã làm F-2 có diện tích cánh lớn hơn F-16 25%. Diện tích cánh lớn này giúp F-2 có nhiều không gian chứa nhiên liệu hơn F-16, cũng như có thêm 2 giá treo để chở tên lửa hoặc bom, đồng thời giúp nó có khả năng cơ động tốt hơn.
Quảng cáo
Nhưng cánh lớn có nguy cơ tăng thêm áp lực lên khung thân, làm giảm khả năng tăng tốc, leo cao, tải trọng và cả phạm vi bay. Thế nên họ đã nghĩ ra cách bù đắp là làm cho nó nhẹ hơn, trong đó lớp vỏ, thanh giằng và nắp cánh đều được làm từ vật liệu graphite tổng hợp và được xử lý trong lò hấp.
Cách làm này đã tỏ ra hiệu quả, cánh tuy lớn hơn nhưng nó vẫn giúp tiết kiệm trọng lượng, cải thiện phạm vi bay và đạt phần nào khả năng tàng hình. Ngoài cánh, Mitsubishi còn chế tạo phần thân máy bay bằng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến để giảm tín hiệu radar.
F-2 là chiến đấu cơ đầu tiên được trang bị radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) - một hệ thống giúp phi công nhận thức tình huống tốt hơn, trước cả radar AESA AN/APG-77 của chiếc F-22. MHI đã trang bị cho F-2 radar J/APG-1 và J/APG-2 do Mitsubishi Electric sản xuất. Hệ thống định vị quán tính của F-2 cũng là hàng Nhật Bản.
Nó được trang bị 1 động cơ F110-GE-100/129 của General Electric. Loại động cơ này cũng được sử dụng trong F-16 Block 50 và F-15, giúp máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2 (2.470 km/giờ).
Lockheed Martin đã thâu tóm bộ phận hàng không của General Dynamics vào năm 1993 và ra sức nâng cấp chiếc F-16 để nó gần hơn với các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm như F-22 và F-35. Họ đã lắp đặt radar APG-83 AESA mới vào phiên bản F-16 Block 70/72 mới nhất.
Quảng cáo
Nhưng có một điều khó khỏa lấp được là F-16 Block 70/72 chỉ mới tiệm cận với thế hệ thứ năm và người Nhật thấy rằng như vậy chưa đủ, nên không chắc sẽ dùng nó để thay thế F-2. Nước này đang hợp tác với Anh và Ý để chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, đồng thời đang sử dụng 36 chiếc F-35 và đặt hàng thêm hơn 100 chiếc.
Theo Wikipedia, SlashGear.