Trong thời gian gửi máy tính đi sửa thì mình thấy có 1 chiếc laptop ASUS gì đó quăng ở góc bàn của bạn đồng nghiệp nữ, thế là đành xin phép mượn mấy hôm để dùng làm việc. Sau 1 hồi tìm hiểu thì biết đó là con ASUS ROG Strix SCAR III G531G được trang bị cấu hình khủng nhất. Và trải qua một tuần có cơ hội dùng thử, dùng để chơi game và dùng như một chiếc laptop để phục vụ công việc thì dưới đây là những chia sẻ nhanh của mình với anh em về chiếc máy này.
Thử chơi COD Warzone
COD Warzone bản thân nó đã là một tựa game đòi hỏi cấu hình cao và với 1 chiếc laptop gaming như ASUS ROG Strix SCAR III G531G thì không việc gì mà không chỉnh các thiết lập đồ họa lên mức cao nhất có thể. Mình phát hiện máy có 3 tuỳ chọn chế độ là Silent, Perfomance và Turbo, khi chơi game thì mở Turbo lên để cho mọi phần cứng của máy đều vận hành hết công sức để phục vụ cho việc chơi game. Một vấn đề ở chế độ này là quạt thổi rất mạnh, tạo âm thanh lớn và gây khó chịu trong quá trình dùng. Nên mình khuyên anh em nếu có sử dụng chế độ này thì nên đeo tai nghe.
Trong quá trình mở chế độ Turbo tất nhiên khả năng tản nhiệt cũng tốt hơn, vị trí đặt bàn tay vào để chơi game không nóng đến mức gây khó chịu. Tuy nhiên khó chịu là ở vị trí ngang hông cũng như ở phía sau máy nếu có người khác ngồi thì cũng hơi bất tiện, bởi lúc bấy giờ hơi nóng được thổi thẳng ra ngoài. Nếu sử dụng máy trong phòng lạnh thì đây cũng không phải là vấn đề gì đó quá to tát.
Thử chơi COD Warzone
COD Warzone bản thân nó đã là một tựa game đòi hỏi cấu hình cao và với 1 chiếc laptop gaming như ASUS ROG Strix SCAR III G531G thì không việc gì mà không chỉnh các thiết lập đồ họa lên mức cao nhất có thể. Mình phát hiện máy có 3 tuỳ chọn chế độ là Silent, Perfomance và Turbo, khi chơi game thì mở Turbo lên để cho mọi phần cứng của máy đều vận hành hết công sức để phục vụ cho việc chơi game. Một vấn đề ở chế độ này là quạt thổi rất mạnh, tạo âm thanh lớn và gây khó chịu trong quá trình dùng. Nên mình khuyên anh em nếu có sử dụng chế độ này thì nên đeo tai nghe.
Trong quá trình mở chế độ Turbo tất nhiên khả năng tản nhiệt cũng tốt hơn, vị trí đặt bàn tay vào để chơi game không nóng đến mức gây khó chịu. Tuy nhiên khó chịu là ở vị trí ngang hông cũng như ở phía sau máy nếu có người khác ngồi thì cũng hơi bất tiện, bởi lúc bấy giờ hơi nóng được thổi thẳng ra ngoài. Nếu sử dụng máy trong phòng lạnh thì đây cũng không phải là vấn đề gì đó quá to tát.
Không biết do mình ăn hên hay như thế nào đó mà từ khi chuyển qua sử dụng máy này thì khả năng lên top cao trong quá trình chơi cũng nhiều hơn. Có thể yếu tố quan trọng góp phần cho trải nghiệm chơi game, đặc biệt ở các tựa game bắn súng đó chính là tần số làm tươi của màn hình. Chiếc ROG Strix G mà mình dùng thử được trang bị màn hình 15,6 inch 16: 9, 1920 x 1080 pixel 141 PPI, những con số này về cơ bản không gây ấn tượng đặc biệt. Song yếu tố tiên quyết nằm ở việc màn hình của máy có tần số làm tươi lên đến 240Hz.
240Hz là cứ mỗi 4,16ms, hình ảnh được làm mới 1 lần. Nói cách khác tức hiển thị được 240 khung hình trong 1 giây. Điều này có thể không căng thẳng đối với người thường nhưng game thủ thì không. Càng tốt ít thời gian làm mới hình ảnh, chuyển động sẽ mượt mà hơn, việc phát hiện thấy đối thủ đặc biệt là trong các tựa game bắn súng như Warzone sẽ càng dễ dàng hơn và lúc này thắng bại không còn tại kỹ năng nữa mà là máy tính có xịn hay không.
Một số thông tin về phần cứng
Chiếc ASUS ROG Strix G531G mà mình dùng trong bài viết này là phiên bản có cấu hình mạnh nhất, bao gồm vi xử lý Intel Core i7-9750H (Intel Core i7), RAM 16GB, ổ SSD 1TB, GeForce RTX 2070. Đây đều là những trang bị gần như mạnh mẽ nhất trong thế giới laptop Windows hiện tại, cung cấp sức mạnh để anh em yêu cầu máy thực thi tất cả các tác vụ mà anh em mong muốn. Điều đó có nghĩa là ngoài chơi game, anh em vẫn có thể tận dụng chiếc máy của mình để làm việc khác như dựng phim, xử lý ảnh bằng PTS hay thậm chí là làm Motion Graphic cũng rất mượt mà. Với việc sở hữu SSD lên tới 1TB thì nhu cầu lưu trữ của chúng ta sẽ vô vùng thoải mái.
Vài cảm nhận nhanh khác
Ở phần này mình sẽ dành để nói về những điểm mà mình ấn tượng nhất khi lần đầu tiên được sờ vào cái máy gần 60 củ ngoài những cái đã nói bên trên. Trước hết có lẽ là thiết kế. ROG Strix G531G sở hữu thiết kế rất hầm hố và đẹp mắt, hiện đại. Mặt lưng được hoàn thiện bằng kim loại phay xước rất tỉ mỉ, nổi bật với phần logo ROG có đèn LED RGB. Bàn phím có độ sâu, gõ tương đối đã và đặc biệt thích mắt đó chính là hệ thống đèn nền RGB đẹp mắt. Chưa hết, dàn đèn như vậy cũng được trang bị xung quang thân máy, giúp cho không gian chơi game buổi đêm cực kỳ lung linh.
Quảng cáo
Có một chi tiết mình thấy khá ngầu đó chính là hệ thống phím số cảm ứng được tích hợp vào trong touchpad với đèn đỏ bắt mắt. Mình nói "ngầu" vì thực chất nó là như vậy và theo cảm nhận của mình thì chi tiết này cũng chỉ dừng lại ở chữ "ngầu" thôi chứ không mang lại nhiều giá trị trong quá trình sử dụng. Thậm chí đôi lúc mình đang sử dụng máy, thấy touchpad đơ là hiểu vô tình bấm nhầm vào nút Numlock để kích hoạt hệ thống phím số này lên rồi. Loa cũng là một trong những điểm mà mình thích bởi âm thanh cho ra lớn và rõ ràng, đặc biệt lúc chơi game bắn súng hay coi phim thì rất tốt. Cũng có thể đỏi hỏi về âm thanh của mình không cao nhưng so với một số chiếc laptop mà mình từng có dịp dùng qua thì loa của ROG Strix SCAR III G531G thuộc dạng tốt.
Ở cạnh trái của thiết bị ngoài jack 3.5 ra thì hỗ trợ tới 3 cổng USB-Type A, cạnh phải nổi bật với phím Keystone, ở cạnh sau thì có nơi cắm nguồn, 1 cổng USB-Type C và đặc biệt là có cổng LAN để cắm dây mạnh trực tiếp, giúp tối ưu đường truyền từ đó gia tăng khả năng chiến thắng trong các game đòi hỏi phải có kết nối mạnh. Máy có trọng lượng vào khoảng 2,6kg và khi để trong balo để mang vác thì cũng nặng và tạo cảm giác khó chịu hơn đáng kể nếu so với chiếc Macbook Pro 15 inch mà mình đang sử dụng. Mình nghĩ là nếu anh em nào có thể trạng tốt hơn thì sẽ không cảm thấy đây là vấn đề quá khó khăn, còn ốm yếu như mình thì vác cái máy hơn 2 ký rưỡi, chưa kể cục adapter sạc và các đồ linh tinh khác trong balo thì đúng là cực hình.
Pin của máy có dung lượng 66WHrs và theo như mình dùng để xử lý các công việc văn phòng thông thường như gõ văn bản, xử lý ảnh bằng Photoshop hay xem video này kia thì máy có thể trụ được hơn 2 tiếng sau mỗi lần sạc đầy pin. Thực tế thì chắc chả có ai không cắm nguồn mà chơi game nên mình chỉ sử dụng nó như một thiết bị làm các tác vụ của một người bình thường để test pin của máy. Bên trên cũng là những cảm nhận nhanh của mình đối với ASUS ROG Strix SCAR III G531G, anh em nào đang sử dụng dòng máy này hoặc biết được với gần 60 triệu bỏ ra thì còn có lựa chọn nào khác tốt hơn thì đừng quên chia sẻ nhé. Chúc anh em vui vẻ.