Trước cái thời SSD, ổ USB hay thậm chí là cả đĩa CD hoặc DVD, format lưu trữ thống trị thế giới công nghệ là những chiếc đĩa floppy disk dung lượng 1.44 MB, hay anh em còn gọi với cái tên thân thương, đĩa mềm. Cứ tưởng bây giờ chẳng còn ai dùng format vừa bất tiện vừa có dung lượng thấp này nữa. Nhưng sự thật thì trái ngược hoàn toàn. Lấy ví dụ đơn cử là các cơ quan hành chính bên Nhật Bản. Hệ thống lưu trữ thông tin bằng đĩa mềm và ổ cứng của nhiều đơn vị bên đó vẫn chưa được nâng cấp xong để chuyển lên máy chủ đám mây.
Còn bên Mỹ, một trong những đơn vị cuối cùng bán floppy disk cho biết, nhu cầu thị trường vẫn còn. Tom Persky, nhà sáng lập chợ đĩa mềm floppydisk.com vừa viết một cuốn sách, qua đó mô tả những khách hàng giờ này vẫn cần tới sự phục vụ của đĩa mềm. Hóa ra floppydisk.com vẫn còn rất nhiều khách, hầu hết là các đối tác trong các ngành khá quan trọng.
Ông viết: “Tưởng tượng bạn đang sống ở năm 1990, và bạn đang xây dựng một hệ thống máy công nghiệp kích thước lớn. Bạn thiết kế nó để vận hành hoàn hảo trong vòng 50 năm trời, và sẽ muốn ứng dụng công nghệ tốt nhất lúc bấy giờ.” Và thứ công nghệ lưu trữ tốt nhất, phổ biến nhất của thập niên 90 chính là floppy disk.
Theo Persky, những khách hàng thân quen nhất của ông là những đối tác của ngành y khoa, với những cỗ máy phục vụ chữa bệnh cho con người được thiết kế và sản xuất từ vài chục năm trước, và vẫn cần tới đĩa mềm để cập nhật bản firmware mới nhất cho hệ thống. Vài người khác thì là dân mê đồ cổ, có những cá nhân mua hàng chục chiếc đĩa mềm về trữ. Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là các hãng hàng không, vận hành những chiếc máy bay đắt tiền được sản xuất vài thập kỷ trước.
Còn bên Mỹ, một trong những đơn vị cuối cùng bán floppy disk cho biết, nhu cầu thị trường vẫn còn. Tom Persky, nhà sáng lập chợ đĩa mềm floppydisk.com vừa viết một cuốn sách, qua đó mô tả những khách hàng giờ này vẫn cần tới sự phục vụ của đĩa mềm. Hóa ra floppydisk.com vẫn còn rất nhiều khách, hầu hết là các đối tác trong các ngành khá quan trọng.
Ông viết: “Tưởng tượng bạn đang sống ở năm 1990, và bạn đang xây dựng một hệ thống máy công nghiệp kích thước lớn. Bạn thiết kế nó để vận hành hoàn hảo trong vòng 50 năm trời, và sẽ muốn ứng dụng công nghệ tốt nhất lúc bấy giờ.” Và thứ công nghệ lưu trữ tốt nhất, phổ biến nhất của thập niên 90 chính là floppy disk.
Theo Persky, những khách hàng thân quen nhất của ông là những đối tác của ngành y khoa, với những cỗ máy phục vụ chữa bệnh cho con người được thiết kế và sản xuất từ vài chục năm trước, và vẫn cần tới đĩa mềm để cập nhật bản firmware mới nhất cho hệ thống. Vài người khác thì là dân mê đồ cổ, có những cá nhân mua hàng chục chiếc đĩa mềm về trữ. Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là các hãng hàng không, vận hành những chiếc máy bay đắt tiền được sản xuất vài thập kỷ trước.
Một ví dụ đơn cử rõ ràng là chiếc 747-400 của Boeing, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1988. Bên trong buồng lái của chiếc máy bay vẫn là khe nhận đĩa floppy disk để cập nhật phần mềm hệ thống và cơ sở dữ liệu, đặc biệt là thông tin sân bay, đường bay, đường băng, v.v... Cũng chẳng riêng gì 747-400, mà ở thời điểm hiện tại, nhiều phiên bản 737 thế hệ cũ của Boeing cũng đang cập nhật cơ sở dữ liệu phần mềm hàng không qua công cụ gần như chẳng còn người tiêu dùng nào xài.
Theo Persky, các hãng hàng không chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của floppydisk.com. Trong sách, ông viết: “Lấy ví dụ ngành hàng không. Có lẽ nửa số máy bay đang khai thác trên toàn thế giới đều có tuổi đời trên 20 năm và vẫn dùng đĩa mềm để vận hành hệ thống điện tử phục vụ dẫn đường hoặc liên lạc trong mỗi chuyến bay. Đó là nguồn khách hàng khổng lồ.” Hãy thử làm một phép tính. Năm 2020, chỉ tính riêng tổng số máy bay thương mại các hãng hàng không Mỹ vận hành đã đạt con số 7.690 chiếc, và anh em hãy tưởng tượng con số đó lớn đến đâu khi tính tất cả những hãng hàng không khác trên toàn thế giới.
Ông Persky tin rằng floppy disk sẽ không “tuyệt chủng” trong thời gian ngắn sắp tới, vì nó vẫn đóng vai trò chủ chốt trong nhiều ngành rất quan trọng trên thế giới, bất chấp thực tế rằng floppy disk giờ đã quá lạc hậu về mặt công nghệ và bị những chuẩn lưu trữ dữ liệu khác bỏ xa cả về dung lượng lẫn kích thước.
Quay trở lại với nước Nhật. Bộ trưởng chuyển đổi số của nước này, ông Taro Kono vừa rồi đã “tuyên chiến” với đĩa mềm, khi ông muốn thay đổi cả luật để yêu cầu mọi doanh nghiệp và tổ chức từ bỏ việc dùng đĩa mềm cũng như CD, để chuyển sang những dạng lưu trữ dữ liệu số, giúp việc quản lý được thực hiện dễ dàng hơn.
Theo Techspot