Cách tạo VPN tự xài 1 mình 1 server, giá chỉ 5$/tháng, free 2 tháng đầu, dùng web, game, Netflix...

Duy Luân
13/6/2016 12:18Phản hồi: 639
Cách tạo VPN tự xài 1 mình 1 server, giá chỉ 5$/tháng, free 2 tháng đầu, dùng web, game, Netflix...
VPN thì chắc anh em không xa lạ gì rồi, nhưng chúng ta thường sử dụng các dịch vụ VPN chia sẻ, tức là bạn sẽ dùng chung băng thông máy chủ với rất nhiều người khác nên tốc độ không cao. Chưa kể chi phí để duy trì dịch vụ khá đắt, VPN loại thường thường thì tầm 3-5$ mỗi tháng, còn xịn thì có khi lên tới cả 10$/tháng. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tự làm server VPN riêng của bạn, một mình một ngựa xài thoải mái không chung đụng với ai với chi phí rất rẻ, chỉ 5$/tháng mà thôi, còn được free 2 tháng đầu. Bạn có thể dùng VPN này để vào những trang web nào bị chậm ỏ Việt Nam, hoặc để tạo mạng ảo để chơi game cùng chiến hữu hay sử dụng các dịch vụ giới hạn người dùng Việt Nam như Netflix, Google Play Music hay Spotify chẳng hạn. Cách làm rất dễ, chỉ cần bạn làm theo đúng những gì mình ghi là được, không cần kiến thức về server. Sau khi cài xong, bạn có thể kết nối VPN từ Windows, OS X, Android, iOS hay bất kì hệ điều hành nào có hỗ trợ VPN trên đời này.

Nguyên lí của cách làm này rất là đơn giản: chúng ta sẽ thuê một máy chủ ảo (virtual private server - VPS). Trên máy chủ này mình sẽ cài Linux lên, sau đó cài thêm phần mềm VPN là xong. Khi đã cài đặt hoàn chỉnh, mỗi khi dùng VPN thì thực chất chúng ta đang kết nối với server này rồi mới đi ra Internet bên ngoài, thế nên mọi lưu lượng của bạn đến Facebook, Play Music hay Netflix đều được đối xử như là bắt nguồn từ quốc gia đặt server. Nói đơn giản, ví dụ VPS của chúng ta ở Mỹ, thì mỗi khi bạn kết nối VPN và vào Netflix thì Netflix và các trang web / dịch vụ nói chung sẽ thấy bạn đang connect vào từ Mỹ chứ không phải Việt Nam nữa.

1. Tạo máy chủ và cài VPN


Mình sẽ dùng máy chủ của công ty Digital Ocean (DO) cung cấp. Hãng này mình đã xài lâu, ổn định và hỗ trợ tốt. Bạn có thể dùng VPS của hãng khác cũng được, nhưng trong bài này mình sẽ hướng dẫn toàn bộ bằng Digital Ocean cho anh em dễ theo dõi. Giá của 1 VPS trên DO là 5$ một tháng.

Bước 1: Dùng link này để đăng kí https://m.do.co/c/0282c919758b, bạn sẽ được tặng 10$, đủ xài trong 2 tháng free. Sau đó nếu thích thì nạp tiền thêm, không thì thôi. Nếu tự mà không xài link thì bạn sẽ không được tặng cước cho tài khoản.


Tao_tai_khoan.jpg

Bước 2: Trong trang web mới mở ra, nhấn nút Create Account. Nhập email và password vào. Một thư kích hoạt sẽ được gửi tới địa chỉ email của bạn, mở ra và nhấn vào đường link trong đó để tiếp tục.

Bước 3: Trong link mới vừa mở ra, nhập thông tin thẻ tín dụng của bạn vào. Mình xài thẻ nội địa có link với VISA / Mastercard thì đều hoạt động tốt, còn không thì bạn dùng Paypal. Mình chọn dùng Paypal cho nhanh gọn lẹ. Nhấn Save Credit Card để tiếp tục (ghi chú: bạn có thể dùng thông tin địa chỉ giả, không cần chính xác). Lúc này bạn sẽ bị trừ 5$ nhưng chỉ là để xác thực bạn là chủ tài khoản Paypal. Tiền 10$ bạn được tặng vẫn có hiệu lực như thường.

Add_credit_card.jpg

Bước 4: Tạo một VPS mới. DO gọi VPS của họ là "droplet", chỉ là cái tên mà thôi. Nhấn nút Create Droplet. Chọn hệ điều hành là Ubuntu, size là gói nhỏ nhất 5$/tháng, nơi đặt máy chủ ở đâu tùy bạn, khuyến khích nên chọn Mỹ hoặc Singapore. Kéo xuống dưới cùng, ô "Choose a host name", đặt tên là gì tùy bạn. Mình chọn tên luan-vpn (không có dấu cách). Nhấn nút Create để tiếp tục.

Tao_VPS.jpg

Bước 5: Chờ cho server được tạo xong thì nhấn vào tên của máy chủ, bạn sẽ thấy màn hình tương tự như bên dưới. Chọn tiếp vào dòng Access > Console Access.

Bat_console.jpg

Quảng cáo



Bước 6: Một cửa sổ màu đen sẽ hiện ra để bạn gõ lệnh. Đây là cách chúng ta giao tiếp và điều khiển server. Nhấn Enter một cái, bạn sẽ thấy dòng chữ <tên server> login.

Welcome_console.jpg

Bước 7: Kiểm tra lại email của bạn, sẽ thấy một email mới do DO gửi, trong đó chứa thông tin tài khoản đăng nhập. Dùng username root và mật khẩu của bạn để đăng nhập vào cửa sổ đen đen khi nãy. Lưu ý là khi nhập password, trên màn hình không hiện ra gì cả nhưng thực chất nó vẫn in xuống, chỉ là cách bảo mật của Linux thôi. Nhập xong thì Enter. Lưu ý là phải nhập tay, không thể copy paste.

Thong_tin_dang_nhap_VPS.jpg

Bước 8: Máy sẽ yêu cầu bạn đổi mật khẩu cho tài khoản root. Đầu tiên bạn nhập lại thêm 1 lần nữa mật khẩu do DO cấp, sau đó bạn mới nhập tiếp mật khẩu của riêng mình. Chọn mật khẩu nào đó mà bạn quen thuộc, ví dụ như mật khẩu khi tạo tài khoản ở bước 1 chẳng hạn. Nếu bạn làm đúng, bạn sẽ thấy như hình bên dưới.

Dang_nhap_thanh_cong.jpg

Quảng cáo



Bước 9: Nãy giờ chúng ta mới tạo server xong, giờ là lúc cài VPN. Cũng trong màn hình đen đen, bạn nhập lệnh sau (cứ hết một dòng lệnh thì nhấn Enter, lưu ý cái -O là chữ O, không phải số không):

Code:
wget https://git.io/vpnsetup -O vpnsetup.sh && sudo \
VPN_IPSEC_PSK='<mật khẩu của bạn>' \
VPN_USER='<username để đăng nhập vpn>' \
VPN_PASSWORD='<mật khẩu của bạn>' sh vpnsetup.sh
Ví dụ:

Code:
wget https://git.io/vpnsetup -O vpnsetup.sh && sudo \
VPN_IPSEC_PSK='tinhte1234' \
VPN_USER='duyluan' \
VPN_PASSWORD='tinhte1234' sh vpnsetup.sh
Khi bạn nhập xong lệnh cuối cùng và nhấn Enter, một loạt code sẽ chạy chạy trên màn hình. Cứ kệ nó, để cho nó làm xong. Khi kết thúc, bạn sẽ thấy thông tin về địa chỉ IP và tài khoản đăng nhập của mình. Nhớ ghi cái địa chỉ IP này lại.

VPN_set_up_done.jpg

Bước 10: mở cổng và firewall. Nhập các lệnh sau:

Code:
echo 1 > /proc/sys/net/ipv4/ip_forward
nano /etc/sysctl.conf
Tìm 2 dòng này. Bỏ dấu # trước dòng net.ipv4.ip_forward=1 đi.

Code:
# Uncomment the next line to enable packet forwarding for IPv4
#net.ipv4.ip_forward=1
Nhấn Control + X > gõ chữ Y > Nhấn Enter. Giờ thì bạn đã có VPN server của riêng mình rồi đó. Đâu có phức tạp đâu đúng không anh em, chỉ làm hơi nhiều bước tí xíu thôi. Giờ là lúc kết nối điện thoại, máy tính của bạn với VPN.

2. Cách kết nối thiết bị với VPN (OS X, Windows, iOS, Android):


VPN của chúng ta dùng giao thức L2TP + bảo mật IPSec. Đây là giao thực được hỗ trợ bởi rất rất nhiều hệ điều hành, thậm chí là có sẵn chứ bạn cũng chẳng cần cài thêm gì cả. Ở đây mình chỉ hướng dẫn với 4 nền tảng phổ biến, những OS khác thì anh em tự mò nhé. Thường thì thiết lập VPN sẽ nằm trong phần settings của anh em.

Windows 10 và Windows 8.x:
  1. Chuột phải vào biểu tượng mạng trên thanh đồng hồ
  2. Chọn Open Network and Sharing Center > Set up a new connection or network
  3. Chọn Use my Internet connection (VPN)
  4. Nhập địa chỉ IP của server bạn, còn ô Destination name thì nhập tên gì bạn thích. Nhấn Create
  5. Chuột phải tiếp vào biểu tượng mạng, chọn lại Open Network and Sharing Center
  6. Ở bảng bên tay trái, chọn Change adapter settings. Nhấn chuột phải vào VPN mới tạo > Properties
  7. Chuyển qua tab Security, chọn Layer 2 Tunneling Protocol with IPsec (L2TP/IPSec)
  8. Nhấn nút Allow, chọn tiếp "Challenge Handshake Authentication Protocol (CHAP)" và bỏ chọn hết những thứ còn lại
  9. Nhấn nút Advanced settings > Use preshared key for authentication > nhập mật khẩu VPN của bạn (trong ví dụ trên là tinhte1234)
  10. Nhấn OK để đóng hết các cửa sổ
  11. Tìm ứng dụng Command Prompt, chuột phải vào nó, chọn "Run as administrator", sau đó nhập lệnh bên dưới vào (có thể copy paste). Khởi động lại máy tính.
Code:
REG ADD HKLM\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\PolicyAgent /v AssumeUDPEncapsulationContextOnSendRule /t REG_DWORD /d 0x2 /f
Từ giờ về sau, bạn có thể kết nối vào VPN bằng cách nhấn vào biểu tượng mạng > chọn VPN của bạn > Connect. Bạn sẽ được hỏi username và password. Dùng trang web này để kiểm tra địa chỉ IP của bạn có giống với địa chỉ server và bạn đã ra khỏi Việt Nam hay chưa.

Windows 7, Vista và XP:
  1. Vào Start Menu > Control Panel > Network and Internet > Network and Sharing Center
  2. Chọn Set up a new connection or network > Connect to a workplace > Next
  3. Chọn Use my Internet connection (VPN)
  4. Nhập địa chỉ IP máy chủ VPN của bạn vào ô Internet address
  5. Nhập thứ gì bạn thích vào ô Destination name
  6. Chọn ô "Don't connect now; just set it up so I can connect later" > Next
  7. Nhập tên tài khoản và mật khẩu VPN của bạn vào, chọn "Remember this password"
  8. Nhấn nút Create > Close
  9. Làm lại bước 1 tới 3 để mở Network and Sharing Center
  10. Trong bảng bên trái, chọn Change adapter settings
  11. Chuột phải vào VPN mới của bạn > Properties
  12. Trong tab Options > bỏ chọn Include Windows logon domain
  13. Trong tab Security, chọn "Layer 2 Tunneling Protocol with IPsec (L2TP/IPSec)"
  14. Nhấn "Allow these protocols"
  15. Chọn tiếp "Challenge Handshake Authentication Protocol (CHAP)", bỏ chọn hết những cái còn lại
  16. Nhấn nút Advanced settings
  17. Chọn "Use preshared key for authentication", nhập mật khẩu của bạn
  18. Nhấn OK để đóng hết cửa sổ
  19. Tìm ứng dụng Command Prompt, chuột phải vào nó, chọn "Run as administrator", sau đó nhập lệnh bên dưới vào (có thể copy paste). Khởi động lại máy tính.
Windows 7, Vista
Code:
REG ADD HKLM\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\PolicyAgent /v AssumeUDPEncapsulationContextOnSendRule /t REG_DWORD /d 0x2 /f
Chỉ cho Windows XP
Code:
REG ADD HKLM\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\IPSec /v AssumeUDPEncapsulationContextOnSendRule /t REG_DWORD /d 0x2 /f
Từ giờ về sau, bạn có thể kết nối vào VPN bằng cách nhấn vào biểu tượng mạng > chọn VPN của bạn > Connect. Bạn sẽ được hỏi username và password. Dùng trang web này để kiểm tra địa chỉ IP của bạn có giống với địa chỉ server và bạn đã ra khỏi Việt Nam hay chưa.

Mac OS X
  1. Mở System Preferences > Network.
  2. Nhấn dấu + ở góc trên bên trái
  3. Chọn VPN
  4. Chọn tiếp L2TP over IPSec ở ô "Type"
  5. Nhập tên gì đó vào ô Service Name > nhấn Create
  6. Nhập địa chỉ IP của máy chủ
  7. Nhập username của máy chủ
  8. Nhấn nút Authentication Settings
  9. Trong mục User Authentication, chọn ô Password, nhập mật khẩu của bạn vào
  10. Trong mục Machine Authentication, chọn ô Shared Secret, nhập mật khẩu vào thêm lần nữa
  11. Nhấn OK, chọn ô "Show VPN status in menu bar"
  12. Chọn Advanced > tick ô Send all traffic over VPN connection
  13. Nhấn OK, sau đó Apply
  14. Lưu ý: Nếu vẫn không kết nối được: Chuyển sang thẻ TCP/IP, đảm bảo rằng mục "Configure IPv6" đã được chuyển thành Link-local only
Từ giờ về sau, bạn có thể kết nối vào VPN bằng cách nhấn vào biểu tượng VPN trên thanh menu (nằm trên cùng màn hình) > chọn VPN của bạn > Connect. Dùng trang web này để kiểm tra địa chỉ IP của bạn có giống với địa chỉ server và bạn đã ra khỏi Việt Nam hay chưa.

Android
  1. Chạy ứng dụng Settings
  2. Chọn More > Wireless & Networks > VPN
  3. Chọn "Add VPN Profile" hoặc dấu +
  4. Nhập tên gì đó bạn thích vào ô Name
  5. Ở ô Type, chọn L2TP/IPSec PSK
  6. Trong ô Server, nhập địa chỉ IP của máy chủ
  7. Trong ô IPsec PSK (hoặc Pre-shared Key), nhập mật khẩu của bạn
  8. Nhấn Save
  9. Chọn vào VPN mới được tạo
  10. Nhập username và password của bạn
  11. Nhấn Save
  12. Nhấn Connet
Lưu ý: nếu bạn dùng Android 6.0 trở lên, bạn cần quay lại cửa sổ dòng lệnh màu đen khi nãy trên website Digital Ocean, gõ các lệnh sau:

Code:
nano /etc/ipsec.conf
1. Dùng phím mũi tên để tìm dòng ike=, gõ vào sau đó chữ ,aes256-sha2_256 (nhớ phải có dấu , ở đầu).
2. Tìm dòng phase2alg=, gõ vào sau đó chữ ,aes256-sha2_256 (nhớ phải có dấu , ở đầu).
3. Chưa hết, thêm dòng sha2-truncbug=yes vào ngay bên dưới dòng phase2alg. Để lùi dòng vào trong, nhấn 2 lần phím Space là ổn.

Add_Android_6_0.jpg

Nhấn Control + X, gõ chữ Y và Enter. Sau đó nhập tiếp lệnh:

Dùng trang web này để kiểm tra địa chỉ IP của bạn có giống với địa chỉ server và bạn đã ra khỏi Việt Nam hay chưa.

iOS
  1. Vào Settings -> General -> VPN.
  2. Chọn Add VPN Configuration....
  3. Chọn Type > L2TP
  4. Quay trở lại, trong ô Description, nhập tên gì đó bạn thích
  5. Trong ô Server, nhập địa chỉ IP của máy chủ
  6. Trong ô Account, nhập username của VPN
  7. Trong ô Password, nhập mật khẩu của bạn
  8. Trong ô Secret, nhập mật khẩu thêm lần nữa
  9. Chọn vào dòng "Send All Traffic", đảm bảo switch đã bật xanh
  10. Nhấn Done
  11. Kết nối vào VPN
Dùng trang web này để kiểm tra địa chỉ IP của bạn có giống với địa chỉ server và bạn đã ra khỏi Việt Nam hay chưa.

Nếu gặp khó khăn trong việc connect máy tính / điện thoại với VPN, hãy xem thêm ở đây.
Chúc các bạn thành công. Có vấn đề gì thì hãy post lên topic này nhé!
639 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nếu được Luân cho xin thêm thử tốc độ giữa VPN của em và của Opera để tham khảo nha 😁 cám ơn em
@Airblade14 Đang đứt cáp đi Sing Mỹ rồi, không test được vào lúc này nha
@Duy Luân Mong sau đợt cáp này bác Luân có bài test tốc độ 😁
@Airblade14 AWS Free nhé
Em được cái lười nên nhìn sơ qua bài viết của mod thấy dài dài, nghĩ chắc cũng hơi loằng ngoằng nên thôi.
P/s : 1 like cho mod vì sự công phu của bài viết chứ ko như ai kia viết vài 3 dòng cũng lên trang chủ.
@F5NhaTrang Sân si gì. Nói đúng còn gì.
@nguyenpr089 Nói chung bớt sân si đi bạn ah.
xickdu
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mình dùng VPN có mỗi để lướt web nên dùng add on luôn cho nhanh. Dùng Zenmate cũng được luôn 2 hay 3 thang free gì đó. Hết lại lập acc. :3.
VPS thì mình nghĩ vultr ngon hơn và họ cũng đang tặng những 50$
Hidden Ghost
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ông Luân cũng chơi cái kiểu ref nhưng chơi trò con mèo này sao @@
@Hidden Ghost ???? Bạn có biết là người ta phải nạp đủ 25$ mình mới được nhận ref không. Quan trọng là cái link đó anh em được tặng 10$, chứ mình không rảnh đợi 7 tháng để người ta nạp tiền đâu 😁
giang7799
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Hidden Ghost Người ta tìm được thông tin hữu ích cho bạn, thì người ta có quyền hưởng lợi từ những việc đó. Không như bạn, ngồi há mỏ chờ sung rụng mà còn ghen ăn tức ở, biến đi bạn nhé!!!
@Hidden Ghost Tạo VPN là trò con mèo hả man?. Ko biết bằng tụi script kiddies chưa lên bark giữ dzay ba? 😁
Em thấy ở đây có 1 số coupon 10$ ko biết có dùng đc ko? http://goo.gl/KhsjzK
@caillou Được nhé bạn. Chưa thử server Ấn Độ nên chưa biết tốc độ này nọ ra sao, nhưng free mà, cứ quất thôi
@Duy Luân Ấn Độ chắc ko bị dính vụ đứt cáp Bác nhỉ 😁
Đắng cái là VN đa phần thích xài free thôi 😃
@PolyThemer xài free mà còn đòi tốc độ nhanh 😃)
có tạo được file .ovpn để kết nối không mod?
@Ngọc Đăng RBY Thằng này mình xài L2TP, tức là có sẵn trên hầu hết OS, không có dùng Open VPN nên không cần file .ovpn gì cả.
@Duy Luân nhưng nếu hướng dẫn cài OpenVPN thì dễ hơn ấy mod, mà người dùng cũng dễ nữa, đỡ nhiều thao tác
@man00iu Nhưng cái khâu dễ ấy nó chỉ làm trên server thôi, trong khi trên device bình thường thì quá khó, phải chép cả file key. Rồi lỡ máy chưa chép file thì sao mà xài, ví dụ bạn mượn máy chẳng hạn. Mình setup mãi mà chẳng được. Một giao thức không được OS hỗ trợ chính thức thì không nên chơi trừ khi bắt buộc.
Luân cho hỏi là VPN sẽ dùng địa chỉ IP nào? Chứ IP lạ vào gmail mấy thứ nó bắt xác minh lung tung phiền lắm. @@ Đặc biệt là PayPal
@lechien.us Dùng địa chỉ IP của server mà bạn chọn. Của mình thì lần đầu sử dụng nó hay hỏi, sau này hay vào VPN đó thì không thấy hỏi nữa
hồi 2015 mình có tham gia gói github student pack được 100$. xài phê lòi. Từ đó mới biết DO và trung thành xài đến bây giờ.
Mà hình như gói đó bây giờ vẫn còn. AE nào sinh viên search lại thử nhé.
😆 ước gì sài 3g hoặc 4g
mà dc free data 😃) thì mới thích
Mod cho mình hỏi dùng cái này có tạo dc account Google Voice k? Lúc trước làm đủ kiểu theo mấy bài hướng dẫn vẫn ko active dc số điện thoại Google Voice
@Duy Luân Google voice là dịch vụ gọi điện thoại miễn phí tới số máy bàn(chỉ ở Mỹ) hoặc giữa các số Google Voice với nhau(dịch vụ này nó chỉ cho xài nếu tai khoản gmail lúc đang ký là ở My). Lúc trưóc fake ip qua My rồi đủ kiểu mà ko đc, vì thế nào thì google họ cũng biết la mình đang ở vietnam
@Duy Luân Mod và mọi người cho mình hỏi.

Mình đăng ký VPS bên Vultr, cũng giống chương trình tặng 10$ của DO.

Trường hợp này là 50$.

Em cũng không nhớ lúc kích hoạt có đăng ký bao nhiêu nhưng giờ thế này.
Không biết 50$ kia là miễn phí hay là sau Aug 24 bị trừ ?????
upload_2016-7-11_23-34-18.png

upload_2016-7-11_23-34-18.png
@abc_8989 Fake ip US, hoặc VPN US và đăng ký 1 cái mail mới, thêm vào đó là đăng ký lại phần thông tin thanh toán là địa chỉ bên US, đợi một lúc sẽ đăng ký được số phone US dùng cho google voice (giờ tích hợp vào hangout luôn rồi). Có thể áp dụng cho mail đang dùng, google cách chuyển vùng (hay chuyển quốc gia) cho tài khoản gmail. Làm được hết đó bác. Chúc bác thành công.

Muốn có số phone mỹ để verify thì bác có thể dùng các phần mềm sau để reg một số phone Mỹ rồi dùng nó verify cho số google voice: textnow, nextplus, freetone, freedompop ....

Để đỡ rắc rối, bác có thể dùng hẳn app textnow, freetone, freedompop để call free sang US và CA. Giờ nhiều app cho call free lắm rồi bác, nay mai skype mà mở free nốt thì đã đã.

Ngày trước có magicjack cũng cho free, giờ thu tiền rồi, mấy app trên toàn free cho tới hiện giờ, muốn ngon thì mua premium nhe bác. Thời free sắp hết rồi.

À mấy app trên nó có giới hạn theo quốc gia, bác search google cách chuyển quốc gia cho tài khoản bác nhé, muốn nhanh thì reg cái mới. LOL
@mrlangtu $50 này dùng trong 2 tháng kể từ ngày reg, dùng bất cứ cấu hình vps nào của vultr cũng đc, phí sẽ trừ dần theo giờ, hết $50 đc tặng này sẽ bị trừ vào thẻ, bồ lưu ý là vps ở trạng thái tắt vẫn bị trừ tiền bt nhé, muốn ko bị trừ thì phải del hẳn đi
vn00426941
ĐẠI BÀNG
8 năm
có bác nào test thử chua vậy ? Netflix thấy trên vps của vultr nó cũng k cho xem, hulu thì lại càng khoá ác hơn netflix. Dùng vpn nhu trên cũng là thuê 1 con vps mà.
Thanks mod!
Cho hỏi xài IP này mấy mod có ban nick được không?
pvmhien
TÍCH CỰC
6 năm
@khunghoang kinhte 2008 iXin lỗi đào, mộ, nhưng hỏi hay, chờ thánh vào giúp trả lời.
Vmemory
CAO CẤP
6 năm
@khunghoang kinhte 2008 Mình dùng nhiều nên có thể trả lời được. Bạn dùng 1 trình duyệt vào 1 account xong. Tắt trình duyệt đó đi, bật VPN lên, mở trình duyệt khác rồi đăng nhập account khác. Vậy được xem là bạn có 2 tài khoản không liên quan nhau trên cùng 1 máy. Lưu ý là account nào IP nấy nha, chỉ cần 1 lần bị trùng IP khả năng bị ban nick là cao (nếu web cấm 1 cá nhân dùng nhiều tài khoản)
Do đặc thù tự dựng VPN kiểu này là IP server được cấp là IP tĩnh nên bạn chỉ có thể tạo ra thêm 1 profile trên 1 máy (do IP server không đổi), nếu xài dịch vụ VPN của bên thứ 3, mỗi lần bật VPN sẽ được cấp 1 IP khác (hoặc chọn Location khác) nên có thể tạo nhiều profiles khác nhau. Nhưng an toàn nhất là mỗi lần đổi IP thì nên chọn Location khác, vì thời gian đổi IP khá gần nên cùng Location khả năng là IP sẽ chỉ khác con số sau cùng, dễ bị nhận dạng hơn. Đã 'gian lận' thì cũng không nên đăng nhập bình thường, bật luôn Ẩn danh của trình duyệt web cho chắc (không lưu lại gì sau khi tắt)
Ngon, bài công phu dữ 😆
Cách của @Duy Luân hơi rắc rối so với bình thường, do vậy mình muốn hỏi là @Duy Luân đã sử dụng cách này thành công để xem chương trình của Netflix giới hạn riêng cho từng quốc gia chưa?

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019