Một vài chú ý về bệnh tay chân miệng đang bùng phát trở lại (ver.2021)

Hassler
28/9/2018 15:56Phản hồi: 72
Một vài chú ý về bệnh tay chân miệng đang bùng phát trở lại (ver.2021)
Năm nay bệnh tay chân miệng đang tăng mạnh trở lại, anh em cần chú ý, nhất là nhà có trẻ nhỏ! Mình đưa lại bài này lên để mọi người cùng tham khảo nhé.

"Cập nhật năm 2021: Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, có 4 ca tử vong tại Kiên Giang, An Giang và Long An.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam, so với cùng kỳ năm 2020, số mắc tay chân miệng tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang."

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng rất dễ nhận biết và bao gồm:


Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Phân loại bệnh theo mức độ nặng


Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà:

Có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Ưu điểm của chăm trẻ bệnh nhi tại nhà là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị khi có các biểu hiện sau:
  • Sốt cao liên tục không thể hạ được.
  • Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà….
  • Giật mình
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.
  • Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….
  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
Taychanmieng.jpg

Cách phát hiện các dấu hiệu nặng


– Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Quảng cáo



– Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Phát hiệu triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng….

– Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà, chậm chạp.

– Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.

– Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng….

Điều trị và chăm sóc


Bệnh chân-tay -miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Quảng cáo


Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:

– Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

– Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadine bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

HFM1.jpg
Vào thời điểm hiện tại chưa có vaccine đặc hiệu phòng bệnh được sản xuất rộng rãi, vậy nên chúng ta cần phải tập trung và chú ý hơn về việc phòng bệnh trong cộng đồng.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Tại các cơ sở y tế:


– Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc có thể nhiễm virus gây bệnh. Vì vậy những người này không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh hoặc đi ra ngoài bệnh viện.
– Hạn chế tối đa người nhà vào phòng bệnh. Khi vào thăm bệnh nhi đang điều trị và tiếp xúc với các vật dụng đang sử dụng trong bệnh viện, người tới thăm có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng.
– Không nên mang các vật dụng, đồ chơi từ bệnh viện về nhà, nếu mang về thì cần tiệt trùng sạch sẽ.

Các chia sẻ từ các mem làm về y tế ở khu vực miền Nam, mình copy lên đây cho mọi người cùng theo dõi cho tiện:

Có 1 một ít kiến thức về kỹ thuật khử trùng trong phòng chống TCM
- Lau bề mặt tiếp xúc bằng hóa chất toàn bộ bề mặt sàn nhà/ lớp học, tường với độ cao 2m.
- Hóa chất sử dụng: Cloramin B 25%.
- Cách pha dung dịch Cloramin B 0,5% hoạt tính như sau: Pha 200 gram Cloramin B 25% cho 10 lít nước khử trùng cho một phòng cỡ 40 m2.
- Ngâm đồ chơi, dụng cụ học tập của trẻ bằng dung dịch khử trùng sau đó phơi khô dưới nắng mặt trời cho đến khô hoàn toàn.
- Cách thức khử trùng: thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

--------

CLoramin B hơi khó mua và khá là không an toàn nếu như pha và bảo quản không đúng cách. Mà các bác cũng không cần phải mua Cloramin B làm gì vì thành phố HCM có chính sách hỗ trợ khi có trẻ bị bệnh TCM thì gia đình trẻ đó sẽ được phát Cloramin B miễn phí. Tốt nhất là các bác nên dùng Javen 5% để vệ sinh khử khuẩn gia đình hàng tuần và khi có trẻ bệnh. Javen 5% là Cloramin B đã được pha loãn để mọi người dùng trong gia đình và rất là dễ mua ở ngoài tiệm hay siêu thị. Ngoài ra còn có 1 hóa chất diệt khuẩn rất là an toàn và không độc hại nữa đó là Surfanios nhưng loại này thì rất mắc và cũng hơi khó mua.

Đây là cách pha dung dịch khử khuẩn mà các bác bên trung tâm y tế dự phòng thành phố hướng dẫn:
*Khi nhà không có trẻ bệnh: 1 tuần khử khuẩn 1 lần
+ Pha 1 muỗng cà phê Cloramin B với 1 lít nước.
+ Javen thì pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
*Khi nhà có trẻ bệnh: khử khuẩn liên tiếp 10 ngày
+ Pha 5 muỗng cà phê Cloramin B với 1 lít nước.
+ Javen thì pha gấp 5 lần hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khử khuẩn nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, đồ dùng, đồ chơi và các vật dụng hàng ngày của trẻ. Lưu ý là khi pha dung dịch khử khuẩn nên đeo găng tay và khẩu trang vì Cloramin B có tính ăn mòn và mùi hôi rất khó chịu.

Rửa tay thường xuyên và đúng cách là cách tốt nhất để phòng chống rất nhiều loại bệnh, vì vậy hy vọng quý vị phụ huynh nên thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở con em mình thực hiện điều này để bảo vệ bản thân.

http://www.t4ghcm.org.vn

Đây là trang web truyền thông sức khỏe của sở y tế thành phố HCM, mọi người có thể vào để xem thông tin và cách phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm.

À có thêm 1 thông tin nữa quên nói với mọi người, đó là bệnh này những trẻ nào bị nổi bóng nước nhiều thường sẽ ít nguy hiểm hơn những trẻ ít nổi bóng nước đó nha. Vì vậy mọi người cần lưu ý đặc biệt theo dõi trẻ bị bệnh TCM nhưng lại ít nổi bóng nước ra ngoài ra.

Thanks bác @Fbiprohj và bác @FireSnake đã share 😃

Điểm khác biệt năm nay là các trẻ tử vong được ghi nhận đều là những trẻ bị nhiễm chủng Enterovirus 71, là loại chủng nguy hiểm nhất của bệnh tay chân miệng tính đến nay. Đây cũng là loại chủng khiến 100 người tử vong vào mùa dịch năm 2011. Năm nay, bệnh tay chân miệng được nói nguy hiểm hơn các năm khác là do gen gây bệnh đang chuyển đổi từ B5 sang C4 của loại chủng Enterovirus 71, trong khi người dân chưa có miễn dịch với loại gen mới này. Trung bình mỗi năm Việt Nam ghi nhận từ 30.000 đến 80.000 trường hợp mắc bệnh. Năm 2011 dịch bệnh lan rộng nhất với hơn 113.000 trường hợp mắc và 145 trường hợp tử vong.

Anh em có thể xem infographic này để tổng hợp thông tin nhanh hơn

chantaymieng2021.jpg

Tham khảo Bệnh viện Nhi TW
Ảnh Cairowestmag, Impatientoptimist
72 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngày xưa kị nhất là ghẻ ngứa
hunterval
TÍCH CỰC
6 năm
cho hỏi lá chân vịt là lá gì ạ. Mình có google thử thì nó trị thuỷ đậu và là 1 loại cỏ. Nhà đang có em bé nên sợ quá
voldemort123
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hunterval Bạn ko cần biết lá chân vịt là lá gì vì nó không trị được thủy đậu
Chung Tu Phi
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hunterval Lá chân vịt hay cải chân vịt. Cải chân vịt là cải bó xôi đó
1hoi1chai
TÍCH CỰC
6 năm
@hunterval nói không với các cách nhân gian truyền miệng nhé bạn, hậu quả ko ai chịu trách nhiệm đâu nhé 😁
kinh lắm
@daotruong94 Kinh gì, đến lúc con cháu của bạn bị thì còn kinh nữa không. Bệnh này trẻ nhỏ rất dễ mắc phải.
@bucom2486 Vcl ! Bài 2 năm trước vào đào mộ cha nội
@mr_zero1188 MOD họ đào mộ lại đưa lên trang chủ mà.
jimihendrix
ĐẠI BÀNG
3 năm
@mr_zero1188 Ko nhìn thấy Ver 2021 ah, đọc thì ko đọc kỹ toàn phán linh tinh. mộ hầm j ở đây, kể cả mộ thì kiến thức y khoa vừa kinh điển vừa liên tục được update, ko đọc thì té đi
voldemort123
ĐẠI BÀNG
6 năm
Bài viết này quá chi tiết, đối với những ai ko làm y tế đọc xong sẽ bị rối cuối cùng cũng chẳng biết phải theo dõi bé như thế nào. Đơn giản nhất là thấy bé có sốt hay có nổi các ban ở tay, chân, miệng, gối, mông, ... hãy cho trẻ khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn
1hoi1chai
TÍCH CỰC
6 năm
@voldemort123 Đơn giản thì bảo là nhạt,..
Chi tiết thì làm rối người đọc. Sống sao cho vừa :p
Chi tiết nhưng ko quá dài dòng, người ko am hiểu như mình đọc ko thấy rối lắm, vẫn nhận biết được. 😁
nonliving
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cám ơn ad
V’t
TÍCH CỰC
6 năm
Mất ngủ mấy hôm nay vì con gái 3t của mình bị lây từ bạn học. Trông khổ thân vô cùng
voldemort123
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình rất hoan nghênh tinh tế có những bài viết về y tế như thế này. Đề nghị Mod @Hassler viết thêm 1 bài về dịch sởi, hiện đang bùng phát trở lại, và phong trào anti- vaccine của một số người chính là nguyên nhân bùng phát của đợt dịch lần này
@voldemort123 Mình cũng sẽ có bài về sởi, rất đáng trách cho những người nhân danh tình mẫu tử để lan truyền các thông tin phản khoa học như vậy 😔
xyzmen
CAO CẤP
6 năm
@voldemort123 Theo thiển ý của mình thì anti-vaccin chỉ phù hợp với người...ăn lông ở lỗ, vì virus nó đã phát triển theo sự tiến hóa của loài người. Thương cho những đứa bé chết vì sự ngu dốt của cha mẹ!
@Hassler Hiện cũng đang có dịch thủy đậu nữa đó bạn. Cty mình nhiều người bị quá, sợ quá nên vừa đi chích ngừa
Mình xin bổ sung một ít kiến thức về kỹ thuật khử trùng trong phòng chống TCM
- Lau bề mặt tiếp xúc bằng hóa chất toàn bộ bề mặt sàn nhà/ lớp học, tường với độ cao 2m.
- Hóa chất sử dụng: Cloramin B 25%.
- Cách pha dung dịch Cloramin B 0,5% hoạt tính như sau: Pha 200 gram Cloramin B 25% cho 10 lít nước khử trùng cho một phòng cỡ 40 m2.
- Ngâm đồ chơi, dụng cụ học tập của trẻ bằng dung dịch khử trùng sau đó phơi khô dưới nắng mặt trời cho đến khô hoàn toàn.
- Cách thức khử trùng: thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
@Fbiprohj Em copy lên bài luôn nhe 😃
xyzmen
CAO CẤP
6 năm
Bạn mình là bác sĩ ở BV Nhi Đồng 1, nó nói là các bệnh viện nhà nước hiện là các ổ dịch lớn, đừng đưa con vào, trừ khi có yêu cầu chuyển viện....nên đi các viện ít tập trung như Hoàn Mỹ, Victoria, Vietlife....để xét nghiệm, vì nếu xác định được bệnh nguy hiểm thì cũng sẽ chuyển lên tuyến trên như Nhi Đồng...mà theo tuyến an toàn hơn...chi phí sẽ cao hơn, có thể không phù hợp với số đông, nhưng không gì so đc với tính mạng con mình.
voldemort123
ĐẠI BÀNG
6 năm
@xyzmen Đúng rồi bạn. Nếu gia đình có điều kiện nên cho con đi khám các bv tư, hoặc ko có điều kiện thì khám các bv quận, huyện. Các nơi này lượng bệnh ít nên giảm được vấn đề lây bệnh. Bọn mình đang phải gồng mình chống dịch quá mệt mỏi
@xyzmen Hồi đó đi khám viêm da ở bv da liễu thì mấy ngày sau bị thủy đậu. Ta nói nó đen. Biết vậy đeo khẩu trang cmnr.
Vậy hả ! Tiện đây chia sẻ cho Thánh nào hay vào nhà nghỉ nhé. Đó là cái núm tay nhà vệ sinh cầm vào đó thì nhớ rửa ray thật sạch sẽ ,hau cái khăn nó gấp gọn gàng để ở cuối giường đó và cả cái chăn đó thì cũng đừng có dùng đấy. ...tóm lại là vài nhà tắm sạch sẽ ra xong lấy chính áo lót trong của mình mà lau nhé ...Rất nhiều bệnh từ trong đó mà ra đó . Bệnh trên trời rơi xuống nên đừng hỏi tại sao nha.
lehman1
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Emranhieulam1990 giải thik chỗ cái núm đi ku
@Emranhieulam1990 Đúng vậy. K phải đồ mình đều thấy dơ cả
Ui nhìn sợ ghê 😔
quochuy586
ĐẠI BÀNG
6 năm
Các anh em ở Sài Gòn hoặc miền nam nếu có em bé nghi ngờ bị bệnh này thì nên đưa vào bv nhiệt đới ở đường Hàm Tử điều trị. Nhà có mấy đứa đưa vào đây đều khỏi
@quochuy586 Nhiệt đơi cũng nắm trong diện quá tải , giờ bạn nói nên vào đó thì nó lại quá tải thêm. Tốt nhất là nên đi các bệnh viện tư, mắc 1 chút mà con mau khỏe. Chỉ khi nào bệnh viện tư người ta không trị được nữa thì lúc đó mới chuyển lên bv công.
sogou
ĐẠI BÀNG
6 năm
nhà có trẻ con, nghe mà sợ ghê.
bravemoon177
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cám ơn bài viết. <3
Rất lo lắng khi đọc bài này!
FireSnake
ĐẠI BÀNG
6 năm
Chu_dong_phong_benh_TCM-1.png Chu_dong_phong_benh_TCM-2.png

CLoramin B hơi khó mua và khá là không an toàn nếu như pha và bảo quản không đúng cách. Mà các bác cũng không cần phải mua Cloramin B làm gì vì thành phố HCM có chính sách hỗ trợ khi có trẻ bị bệnh TCM thì gia đình trẻ đó sẽ được phát Cloramin B miễn phí. Tốt nhất là các bác nên dùng Javen 5% để vệ sinh khử khuẩn gia đình hàng tuần và khi có trẻ bệnh. Javen 5% là Cloramin B đã được pha loãn để mọi người dùng trong gia đình và rất là dễ mua ở ngoài tiệm hay siêu thị. Ngoài ra còn có 1 hóa chất diệt khuẩn rất là an toàn và không độc hại nữa đó là Surfanios nhưng loại này thì rất mắc và cũng hơi khó mua.

Đây là cách pha dung dịch khử khuẩn mà các bác bênh trung tâm y tế dự phòng thành phố hướng dẫn:
*Khi nhà không có trẻ bệnh: 1 tuần khử khuẩn 1 lần
+ Pha 1 muỗng cà phê Cloramin B với 1 lít nước.
+ Javen thì pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
*Khi nhà có trẻ bệnh: khử khuẩn liên tiếp 10 ngày
+ Pha 5 muỗng cà phê Cloramin B với 1 lít nước.
+ Javen thì pha gấp 5 lần hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khử khuẩn nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, đồ dùng, đồ chơi và các vật dụng hàng ngày của trẻ. Lưu ý là khi pha dung dịch khử khuẩn nên đeo găng tay và khẩu trang vì Cloramin B có tính ăn mòn và mùi hôi rất khó chịu.

Rửa tay thường xuyên và đúng cách là cách tốt nhất để phòng chống rất nhiều loại bệnh, vì vậy hy vọng quý vị phụ huynh nên thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở con em mình thực hiện điều này để bảo vệ bản thân.

http://www.t4ghcm.org.vn
Đây là trang web truyền thông sức khỏe của sở y tế thành phố HCM, mọi người có thể vào để xem thông tin và cách phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm.

À có thêm 1 thông tin nữa quên nói với mọi người, đó là bệnh này những trẻ nào bị nổi bóng nước nhiều thường sẽ ít nguy hiểm hơn những trẻ ít nổi bóng nước đó nha. Vì vậy mọi người cần lưu ý đặc biệt theo dõi trẻ bị bệnh TCM nhưng lại ít nổi bóng nước ra ngoài ra.
@FireSnake em cũng xin copy bài này cho vào trong bài cho mọi nguời cùng tiện theo dõi luôn bác nhé
Bệnh này không có thuộc đặc trị thì phải, thằng cu nhà mình bị lúc 20 tháng. Nếu không bị ở miệng thì nhanh khỏi thôi, khoảng 3-5 ngày là bắt đầu hết sốt, khoảng 10-15 ngày là các nốt mẩn đỏ bắt đầu tan. Bị ở miệng thì rất khổ, bé không ăn uống gì được nên rất lâu khỏi. Còn dung dịch vệ sinh thì ngoài HN có bán dung dịch pha sẵn, dùng để tắm, rửa chân tay, súc miệng cá nhân mình đánh giá thì khá hiệu quả. Bé nếu không bị quá nặng thì không nên nằm viện, bệnh này rất dễ lây, sức đề kháng cũng bị ảnh hưởng nên dễ bội. nhiễm.
Con mình đang bị. Khổ sở vô cùng. Sốt ko hạ đc phải chườm mát lau người liên tục 😔

1CE2CFC6-E1CE-4E05-914A-F295F3812B14.jpeg
ruoicoixuong
ĐẠI BÀNG
6 năm
@teeoz Bé nằm điều trị ở Hạnh Phúc hả bác?
@ruoicoixuong Dạ đúng bác. Bị cách ly
@teeoz chúc cháu mau lành bệnh ạ
@Hassler Dạ e cám ơn
Cảm ơn thông tin của các bác! Những bác nào có con nhỏ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ để có biện pháp kịp thời!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019