Máy in thì rẻ nhưng mực in thì không rẻ tí nào, đây cũng là đất "kiếm cơm" chính của các hãng làm máy in nhưng cũng có không ít các hãng thứ 3 cung cấp mực in thay thế tham gia thị trường này bởi giá của mực in chính hãng thường rất đắt. Và một cách để các hãng làm máy in cạnh tranh với các đối thủ làm mực in giá rẻ này là ngăn chiếc máy in của mình nhận mực in từ hãng thứ 3, chỉ chấp nhận mực in chính hãng và điều này đã dẫn đến vụ việc gần đây là Epson bị EFF điều tra vì dấu hiệu độc quyền.
Cho dễ hình dung thì anh em làm công việc in ấn đều biết đến chuyện mực in chính hãng chẳng hạn như mực HP, mực Epson, mực Canon … đều đắt hơn nhiều lần so với mực bơm lại hay mực tương thích từ hãng thứ 3 như E-Z Ink, LxTek, Valuetoner … Bản chất các hãng làm máy in có quyền giới hạn khả năng sử dụng mực in từ phía thứ 3 trên chiếc máy do mình làm ra nhưng điều quan trọng là phải "thông báo cho người dùng biết những giải pháp mực in thay thế không chính hãng có thể bị hạn chế trên máy trước khi họ quyết định mua."
Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Electronic Frontier Foundation (EFF) đã đệ đơn lên Hội luật sư bang Texas đề xuất điều tra Epson vì tình huống trên sau khi nhận được nhiều phàn nàn từ người dùng rằng một bản cập nhật firmware được Epson phát hành cho một số mẫu máy in của hãng đã ngăn họ sử dụng mực in thay thế giá rẻ mà không báo trước về sự thay đổi này. Trong đơn nói:
"Khoảng cuối năm 2016 đầu năm 2017, Epson đã bắt đầu phát hành các bản cập nhật firmware cho một số mẫu máy in của hãng nhằm ngăn người dùng sử dụng tuỳ chọn mực in phía thứ 3. Không rõ là người dùng có được thông báo khi mua máy in của Epson hay không bởi người dùng có thể không dùng mực in thay thế được sau khi mua máy. Hơn nữa là không có dấu hiệu cho thấy Epson đã thông báo thay đổi này cho người dùng khi phát hành bản cập nhật firmware."
EFF cho rằng hành động của Epson có thể xem là hành vi lừa đảo giao dịch trong đạo luật bảo vệ tiêu dùng thuộc các khoản 17.46 (a), 17.46 (b)(13) và 17.46 (b)(24). Những khoản này ngăn cấm các công ty "cố ý đưa ra các tuyên bố sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về sự cần thiết của các bộ phận, thay thế hay dịch vụ sửa chữa." Ngoài ra đạo luật này cũng bắt buộc các OEM phải tiết lộ thông tin ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Được biết trước khi cập nhật firmware thì nhiều chiếc máy in của Epson vẫn hoạt động tốt với mực in từ hãng thứ 3 hoặc các hộp mực in được bơm lại. EFF cho rằng theo luật của Texas thì Epson phải thông báo cho người dùng, ngay trên bao bì rằng chiếc máy in này có thể sẽ kén các loại mực in không phải chính hãng trong tương lai. Và ít nhất, công ty phải báo với các khách hàng hiện tại về sự thay đổi này trước khi phát hành bản cập nhật firmware.
EFF cũng cho rằng việc thông báo cho người dùng sau khi mua hàng không phải là giải pháp lý tưởng bởi người dùng sẽ chọn cách không cập nhật firmware. Đa phần những bản cập nhật firmware cho máy in đều nhằm vá các lỗ hổng bảo mật thế nên việc không cập nhật đồng nghĩa với việc đặt hệ thống các thiết bị kết nối cùng mạng lưới trước nguy cơ bị tấn công qua máy in. Vì vậy việc Epson sử dụng hình thức cập nhật firmware để ngăn người dùng sử dụng mực in phía thứ 3 tiềm năng sẽ dẫn đến những nguy hại về bảo mật, đánh lừa người dùng cũng như cạnh tranh không lành mạnh.
Epson không phải là hãng duy nhất thực hiện điều này. Trước đó vào năm 2016, HP cũng đã sử dụng một bản cập nhật firmware bắt buộc người dùng phải xài mực in HP. Sau khi EFF lên tiếng, HP đã xin lỗi và phát hành một bản vá khác để mở lại tính năng này. Thế nhưng chỉ 1 năm sau đó, HP lại làm điều tương tự với lý do "bổ sung tính năng bảo mật". Lần này thì HP không xin lỗi và cũng không có ý định xin lỗi nhưng sau đó phát hành một bản cập nhật loại bỏ "tính năng bảo mật" này.
Cho dễ hình dung thì anh em làm công việc in ấn đều biết đến chuyện mực in chính hãng chẳng hạn như mực HP, mực Epson, mực Canon … đều đắt hơn nhiều lần so với mực bơm lại hay mực tương thích từ hãng thứ 3 như E-Z Ink, LxTek, Valuetoner … Bản chất các hãng làm máy in có quyền giới hạn khả năng sử dụng mực in từ phía thứ 3 trên chiếc máy do mình làm ra nhưng điều quan trọng là phải "thông báo cho người dùng biết những giải pháp mực in thay thế không chính hãng có thể bị hạn chế trên máy trước khi họ quyết định mua."

"Khoảng cuối năm 2016 đầu năm 2017, Epson đã bắt đầu phát hành các bản cập nhật firmware cho một số mẫu máy in của hãng nhằm ngăn người dùng sử dụng tuỳ chọn mực in phía thứ 3. Không rõ là người dùng có được thông báo khi mua máy in của Epson hay không bởi người dùng có thể không dùng mực in thay thế được sau khi mua máy. Hơn nữa là không có dấu hiệu cho thấy Epson đã thông báo thay đổi này cho người dùng khi phát hành bản cập nhật firmware."
EFF cho rằng hành động của Epson có thể xem là hành vi lừa đảo giao dịch trong đạo luật bảo vệ tiêu dùng thuộc các khoản 17.46 (a), 17.46 (b)(13) và 17.46 (b)(24). Những khoản này ngăn cấm các công ty "cố ý đưa ra các tuyên bố sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về sự cần thiết của các bộ phận, thay thế hay dịch vụ sửa chữa." Ngoài ra đạo luật này cũng bắt buộc các OEM phải tiết lộ thông tin ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

EFF cũng cho rằng việc thông báo cho người dùng sau khi mua hàng không phải là giải pháp lý tưởng bởi người dùng sẽ chọn cách không cập nhật firmware. Đa phần những bản cập nhật firmware cho máy in đều nhằm vá các lỗ hổng bảo mật thế nên việc không cập nhật đồng nghĩa với việc đặt hệ thống các thiết bị kết nối cùng mạng lưới trước nguy cơ bị tấn công qua máy in. Vì vậy việc Epson sử dụng hình thức cập nhật firmware để ngăn người dùng sử dụng mực in phía thứ 3 tiềm năng sẽ dẫn đến những nguy hại về bảo mật, đánh lừa người dùng cũng như cạnh tranh không lành mạnh.

Theo: TechSpot