Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi cách tiếp cận âm nhạc của khán thính giả như thế nào

AudioPsycho
26/1/2020 4:10Phản hồi: 19
Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi cách tiếp cận âm nhạc của khán thính giả như thế nào
Nếu bạn là người đang hàng ngày stream nhạc từ các dịch vụ phân phối qua mạng, chắc chắn bạn sẽ quen với cái cách mà nó giới thiệu thêm các nghệ sỹ hay tác phẩm mới. Điều này tuy nhiên có thể xem như là một con dao hai lưỡi. Danh sách nhạc được khuyến nghị gần như vô tận sẽ khiến bạn hào hứng hơn khi nghe thử chúng, nhưng cũng có thể làm bạn bị “bội thực” và tỏ ra thờ ơ. Đây chính là một trong những ví dụ rõ ràng nhất khi chúng ta bàn về cái cách mà sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi phương thức tiếp cận âm nhạc của khán thính giả.

tinhte_amateur_music_1.jpg

Trong khoảng 100 năm trở lại đây, công nghệ đã phát triển nhanh đến chóng mặt và làm thay đổi mạnh mẽ nhiều thiên hướng xã hội, trong đó có âm nhạc. Bắt đầu chỉ từ phương thức truyền thống nhất đó là cầm đàn lên và biểu diễn, âm nhạc dần chuyển hóa thành các bản thu có thể được nghe lại nhiều lần bằng máy hát, sau đó trải qua nhiều dịnh dạng vật lý khác nhau và cho đến hiện nay là nhạc số. Sự ra đời của chiếc máy hát đã giúp làm bùng phát thời kỳ của những bản thu, khi người nghệ sỹ vừa có thể kiếm tiền bằng cách biểu diễn trực tiếp lẫn bán bản thu lại ca khúc của mình.

tinhte_amateur_music_2.jpg

Vào thời gian đầu khi những bản thu mới xuất hiện, nhiều hãng thu âm cho rằng việc nghệ sỹ diễn live sẽ có thể làm giảm doanh số bán ra của các bản thu, từ đó đưa ra các chính sách hạn chế nghệ sỹ biểu diễn khi bản thu mới vừa ra mắt. Tuy nhiên sau đó họ mới vỡ lẽ ra rằng chính việc các nghệ sỹ diễn live đã giúp doanh số của bản thu tăng lên rất nhiều. Các hãng thu nhanh chóng thay đổi chính sách cũ của mình và khuyến khích nghệ sỹ biểu diễn live càng nhiều càng tốt trong thời gian quảng bá ca khúc mới để gia tăng doanh số bán ra.


Các ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất thiết bị phần cứng âm thanh cũng giúp nhào nặn ngành âm nhạc trở thành như ngày hôm nay. Những nghệ sỹ như Al Jolson, Bing Crosby hay Whispering Jack Smith không còn phải vừa hát vừa di chuyển trên khắp sân khấu để khán giả nghe được rõ hơn, thay vào đó những chiếc microphone và amplifier sẽ đảm nhận công việc khuếch đại âm thanh đến người nghe phía dưới sân khấu. Người ca sỹ không cần phải cố gắng hát cho thật to nữa mà thay vào đó có thể tập trung hơn vào kỹ thuật hát, càng làm rõ hơn phong cách của mình.

tinhte_amateur_music_3.jpg

Không chỉ tập trung vào phần “nghe”, sân khấu âm nhạc còn mạnh dạn đầu tư thêm cho phần “nhìn”, hay nói cách khác là các hiệu ứng sân khấu khi nghệ sỹ biểu diễn. Các hiệu ứng như đèn chiếu, khói, laser hay màn hình chiếu nền mang đến cho khán giả sự hào hứng cần có khi thưởng thức một show âm nhạc, từ đó đảm bảo có thể kéo chân họ quay lại ở các show tiếp theo.

Về phía người yêu nhạc, công nghệ mới giúp họ tiếp cận âm nhạc dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều lần. Bạn có thể nghe radio, xem TV, hay nghe nhạc trên máy tính hoặc máy nghe nhạc bằng chiếc tai nghe, hoàn toàn “một mình một cõi”. Thưởng thức nhạc đã tiện lợi như vậy, công việc sáng tác cũng không còn quá nhiêu khê khi hiện tại có rất nhiều phần mềm hỗ trợ ta làm điều đó. Nhiều “nghệ sỹ/nhạc sỹ” không hề biết nốt nhạc hay học qua trường lớp nào, họ chỉ cần sử dụng phần mềm là hầu như mọi thứ đã hoàn thành đến 90%, còn những gì bạn chưa biết thì có thể học qua YouTube.

tinhte_amateur_music_4.jpg

Hiện nay, phòng trà và nhóm sinh hoạt nghệ thuật là 2 hình thức âm nhạc duy nhất còn “sống sót” được thực hiện theo mô hình nghệ sỹ và khán giả giao lưu trong phạm vi vừa và nhỏ. Điều đáng mừng là chúng vẫn giữ được cộng đồng riêng và tuy không quá lớn mạnh, họ đều là những người có đam mê và cống hiến cho âm nhạc, và người nghe hầu hết đều theo đuổi sở thích một cách thực sự nghiêm túc. Ngọn lửa đam mê này sẽ cháy đến bao giờ đây?

Nguồn talkhouse
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trc đây thì sân khấu, ban nhạc, ca sĩ ở trên, khán giả ở dưới. Theo trào lưu của dolby và sony thì nay mai ban nhạc ngồi xung quanh, trên đầu khán giả, ca sĩ đứng đằng sau hát để tạo hiệu ứng âm thanh vồm. 😁
@caocaolatre199x Thế mà có những thằng vẫn gào lên âm nhạc chỉ có Stereo thôi.
@p700i em trêu vậy thôi chứ bản thân em cũng không nghĩ là âm nhạc đa kênh thành công hơn stereo 😁
@caocaolatre199x Mono hay Stereo chả bao giờ chết vì nó đơn giản nhưng hưởng thụ thì cần có nhiều tầm cao mới.
Nghe nhạc dễ hơn và tiếp cận nhiều hơn với âm nhạc
Vào quán cf mà gặp mấy bạn đang đánh đàn và hát thì mình về ngay, rất thích vừa cf vừa nghe nhạc nhưng kiểu đó hong nghe nổi cảm giác chói tai. Thà ở xa xa nghe thì còn đỡ. Mà tiết ở ct toàn như vậy ngồi kế bên như dọng vô tai thì khó mà thưởng thức nổi.
marilonluu
TÍCH CỰC
4 năm
@Siêu nhân gầy chủ yếu là chúng hát dở, nhỉ
@marilonluu Hát thì dở đàn thì như đấm vô lỗ tai.
hihiun
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Siêu nhân gầy Em đang bị bọn nó hành đây 😔(
Công nghệ cũng khiến con người rời xa nhau
Nhạc bây giờ dễ tiếp cận hơn và cũng dễ quên hơn.
@meno Vấn đề là giai điệu và ca từ nghe xong ko đọng lại gì á.
Giờ youtube nhạc gì cũng có.
SagaKiller
TÍCH CỰC
4 năm
@phuocthanh234566 Nhạc trên youtube vì nén quá nên mất hết hồn của âm nhạc. Spotify cũng vậy. Mình đang mong đợi một dịch vụ stream âm nhạc tốt hơn cho thị trường VN.
@SagaKiller Nếu muốn hay thì tải về máy nghe,có phần mềm như y music, tubemate... Cho chuyển đổi khi tải, định dạng nào cũng có.
Giới audiophile ít tiền thì không sao nhiều tiền đến 1 thời điểm nào đấy sẽ trở lên phù phiếm huyễn hoặc cảm tính và không thực chất nữa. Cộng thêm tí tiếng anh nữa thì sẽ thành adua nhai lại. Sẽ thích đưa những thứ độc hiếm mà không ai biết hoặc ai có cho oai dù mình thực chất chả thích chả cảm nhận gì. Cố gồng mà nghe những thứ cao siêu hàn lâm phát ngán. Tây nó nói gì khen gì thì cũng theo trong khi mình là 1 dân tộc khác ngôn ngữ khác. Cả thế giới này bao nhiêu dân tộc bao nhiêu ngôn ngữ nhưng lúc nào cũng chăm chăm mỹ anh. Báo nước ngoài nó nói gì thì hót theo. Chế linh tuấn vũ thanh tuyền giao linh hương lan..các dân tộc ngôn ngữ khác cũng có nhưng chả biết,chỉ chăm chăm mấy ca sỹ hot hit mạng grammy giải thưởng bảng xếp hạng nọ kia.khác gì một thằng tây cho đàm vĩnh hưng hà hồ.. là tượng đài của việt nam. Cái quan trọng là cảm nhận thì tự lừa dối mình. Nhiều ông cứ mở mồm là the beatles dù nghe chán ngắc nhưng cứ phải tấm tắc vì sao, vì bọn tây nó bảo thế . Người khác nghe modern talking boney m thì bảo dân trí thấp. Nhiều ông thì phải thích tây hát phều phào không nhạc đệm nó MỘC nó đỉnh cao nó khác người.ông thì thích bài hát ca từ nó phải triết lý kiểu danh ngôn thành ngữ dạy dỗ giáo dục giáo điều gì đấy. Và bài hát nghe như hạch. Bài hát nó không phải văn xuôi nhá. Các ông về mặt đất hộ tôi cái
Thsnh989
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Alibaba và 4 cướp nữ Tôi chả biết , cái gì hay thì nghe , thậm chí nghe nhạc bên châu phi cũng thấy hay
trannam2089
ĐẠI BÀNG
4 năm
đơn giản nhất đâu đâu cũng có thể nghe miên có net hơn nữa lợi nhuận ngành này đâu có giảm
Hòa Vn
TÍCH CỰC
4 năm
Thôi thì các bạn ơi, cứ nghe thấy tai nó chịu được. Không lại chuyển sang chèo, đỏ, không muốn hiểu gì thì nghe luôn Giao hưởng vì đàn gẩy tai trâu lại thích vì nó hết Ngứa.
Quả thật người việt ta xưa nay chỉ nghe chèo, tài tử, cổ nữa thì quan họ và hát Văn. Phần nhiều bây giờ theo hiệu ứng Đám đông.
Mua quả dàn bãi mở cho hàng xóm lồi mắt ù tai vài ngày. Song bỏ đấy đi cày thuê.
Các cụ như bọn mình đa phần ra đầu ngõ buôn..về dòm TV, quát nũ trẻ con. Sách trả ai đọc, báo thì dòm tí qua 3G...
Đầu năn nói tí cho mới. Chúc mọi người vui khỏe thính tai, sáng mắt, kể cho nhau nghe cái kỹ thuật kỹ năng. Chào thân ái,

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019