25 nghệ sỹ piano hay nhất mọi thời đại

AudioPsycho
1/2/2020 15:45Phản hồi: 77
25 nghệ sỹ piano hay nhất mọi thời đại
25: Yuja Wang

Yuja Wang sinh ra ở Bắc Kinh và theo học tại viện Curtis Institute (Philadelphia). Cô bắt đầu nổi tiếng sau khi có cơ hội thay thế cho Martha Argerich trong 1 buổi hòa nhạc ở Boston. Năm 2019, Yuja Wang đã biểu diễn solo tác phẩm nổi tiếng Must The Devil Have All The Good Tunes? của John Adams.



24: Lang Lang


Nghệ sỹ piano Lang Lang cũng theo học tại viện Curtis Institute và nổi tiếng từ rất sớm. Anh có ngón đàn điêu luyện với phong cách đặc biệt, thể hiện được hoàn hảo cảm xúc của những tác phẩm piano classical. Lang Lang đã sáng lập quỹ Lang Lang International Music Foundation để khuyến khích giáo dục âm nhạc.




23: Benjamin Grosvenor


Benjamin Grosvenor lọt vào vòng chung kết của cuộc thi BBC Young Musician of the Year (2004) lúc mới 11 tuổi. Hiện nay anh là nghệ sỹ rất nổi tiếng và được săn đón trên toàn thế giới, luôn xuất hiện trong những buổi hòa nhạc lớn và biểu diễn cùng các nghệ sỹ tiếng tăm khác. Hồi năm 2011 Benjamin Grosvenor từng biểu diễn solo trong đêm First Night của sự kiện The Proms.



22: Daniil Trifonov


Daniil Trifonov được biết đến vào năm 2011 khi đứng đầu 2 cuộc thi Tchaikovsky Competition (Moscow) và Arthur Rubinstein Competition (Tel Aviv). Phong cách đàn của anh khá giống với Liszt, ChopinRachmaninov giúp anh thể hiện hoàn hảo các tác phẩm từ những huyền thoại này.



21: Evgeny Kissin

Quảng cáo



Kissin là thần đồng piano từ năm 12 tuổi từng tham gia thu âm với dàn nhạc Moscow Philharmonic Orchestra. Một trong những sự kiện lớn trong sự nghiệp của ông là phần trình diễn solo tại BBC Promenade Concerts (London - 1997). Ông cũng từng viết và phát hành nhiều tác phẩm cho piano và đàn dây về các đề tài truyền thống của Nga.



20: Alfred Brendel


Alfred Brendel chơi tốt nhiều phong cách âm nhạc cổ điển từ Beethoven, Bach đến Schoenberg hay cả Haydn, Liszt, Lieder... Ông thường xuyên làm việc chung với Dietrich Fischer-Dieskau và cũng là tác giả của rất nhiều đầu sách về âm nhạc và thơ ca.



19: Mitsuko Uchida

Quảng cáo



Mitsuko Uchida lớn lên ở Vienna và chịu ảnh hưởng nhiều từ xu hướng âm nhạc của Áo. Bà bắt đầu biểu diễn chuyên nghiệp lúc chỉ mới 14 tuổi và thắng rất nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Huy chương Vàng của Royal Philharmonic Society và giải DBE (2009).



18: Daniel Barenboim


Daniel Barenboim vừa là nghệ sỹ piano vừa là nhạc trưởng với bề dày kinh nghiệm lâu năm. Ông debut năm 7 tuổi và đến năm 26 tuổi đã thu âm tất cả các bản sonata của Beethoven. Ông từng trình diễn một series đầy đủ những bản sonata của Beethoven và Schubert, cũng như làm nhạc trưởng trình diễn tác phẩm Ring Cycle của Wagner.



17: Murray Perahia


Perahia sinh ra ở phố Bronx và từng chiến thắng cuộc thi Leeds International Piano Competition 1972. Phong cách piano của ông chú trọng vào xu hướng lãng mạn và cảm xúc thơ ca, chiếm được cảm tình của đông đảo tính giả yêu thích classical piano. Gần đây nhất ông có tham gia dự án thu mới lại các bản sonata của Beethoven cho Urtext Henle.



16: András Schiff


András Schiff theo học tại Học viện Franz Liszt và cũng từng học chung với George Malcolm ở Anh. Ông sở hữu ngón đàn tinh tế chơi tốt các tác phẩm của Bach, Schubert, Brahms, Bartók, Haydn và Beethoven. András Schiff có thể được đánh giá là "bậc thầy" trong các nghệ sỹ piano nổi tiếng hiện nay.



15: Krystian Zimerman


Krystian Zimerman là nghệ sỹ piano trẻ nhất thắng giải Chopin Competition 1975 ở Warsaw. Ông bắt đầu chuỗi thành công của mình ngay sau đó bằng cách tham gia các buổi concert quy mô lớn được tổ chức hàng năm. Năm 1988 ông công diễn bản Piano Concerto của Lutosławski và cho đến nay đã thu âm tác phẩm này tổng cộng 2 lần. Gần đây nhất Krystian Zimerman đã thu âm thêm 2 bản sonata cuối cùng của Schubert và bản Symphony No. 2 ‘The Age of Anxiety’ của Leonard Bernstein.



14: Martha Argerich


Martha Argerich cũng debut từ lúc mới 8 tuổi và chiến thắng cuộc thi Chopin Competition 1965 ở Warsaw. Đáng tiếc là bà có sức khỏe kém và rất ít tham dự các sự kiện concert. Martha Argerich cũng thu âm solo rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Hiện tại bà quyết định hạn chế tham dự các buổi hòa nhạc và chuyển sang biểu diễn các tác phẩm concerto và nhạc thính phòng.



13: Grigory Sokolov


Grigory Sokolov chiến thắng cuộc thi Tchaikovsky Competition 1966 ở Moscow lúc mới 16 tuổi, tuy nhiên sự nghiệp của ông khá lận đận do các chính sách lưu diễn của Liên Xô Cũ. Hiện nay Grigory Sokolov đã tạo dựng được fanbase cực kỳ lớn trên toàn thế giới, chủ yếu nhờ khả năng dung hợp tuyệt vời giữa phong cách của các tên tuổi như Couperin hay Prokofiev. Các bản thu của ông cũng chủ yếu là thu live.



12: Radu Lupu


Radu Lupu bắt đầu nổi tiếng từ những năm '60 khi chiến thắng 3 cuộc thi âm nhạc liên tiếp trong 3 năm, với đỉnh điểm là cuộc thi Leeds International Piano Competition (1969). Ông ký hợp đồng và thu âm cho Decca Records, biểu diễn các tác phẩm hay nhất của Beethoven, Brahms, Mozart, Schubert và Schumann bằng phong cách mới lạ của mình. Radu Lupu vừa chính thức nghỉ hưu cách đây không lâu.



11: Clara Haskil (1895-1960)


Clara Haskil sống một cuộc đời khó khăn với chứng vẹo cột sống nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến tình yêu âm nhạc của bà. Bà chủ yếu chơi các tác phẩm của Mozart, tuy nhiên có thể do mặc cảm với căn bệnh của mình nên bà rất ít xuất hiện trên sân khấu, cũng như bị rối loạn lo âu khi biểu diễn. Tên tuổi của bà chỉ được biết đến sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc.



10: Myra Hess (1890-1965)


Myra Hess nổi tiếng và đạt được nhiều thành công ở cả Anh và Mỹ. Bà được Tobias Mathay nhận xét là có đầu óc cực kỳ thông minh và tính tình quyết đoán, theo đuổi niềm đam mê âm nhạc một cách cực kỳ nghiêm túc. Myra Hess cực kỳ yêu thích và chủ yếu chơi các tác phẩm của Bach và Brahms, cùng nhiều nhà soạn nhạc khác với phong cách tương tự.



9: Glenn Gould (1932-1982)


Glenn Gould có rất nhiều các tác phẩm ăn khách và là nguồn cảm hứng cho vô số nghệ sỹ piano trẻ. Sau khi mở đầu sự nghiệp biểu diễn một cách ấn tượng, ông quyết định lui vào hậu trường và theo đuổi sự nghiệp thu âm. Không như nhiều nghệ sỹ xem sân khấu là nơi thăng hoa cảm xúc, Glenn Gould đánh giá phòng thu mới chính là nơi ông có thể tạo ra những tác phẩm để đời. Glenn Gould thu âm cực kỳ nhiều và được yêu thích nhất với các bản thu tác phẩm của Bach.



8: Emil Gilels (1916-1985)


Tên tuổi của Emil Gilels được biết đến rộng rãi sau khi ông chiến thắng cuộc thi Queen Elisabeth Competition của Ysaÿe International Festival tổ chức tại Brussels vào năm 1938. Sự nghiệp của ông phải tạm dừng lại khi chiến tranh xảy ra, tuy nhiên phục hồi nhanh chóng bắt đầu từ khoảng năm 1944 trở đi. Năm 1955 ông debut tại Mỹ và là một trong những nghệ sỹ Xô Viết đầu tiên được cho phép lưu diễn ở Phương Tây.



7: Dinu Lipatti (1917-1950)


Dinu Lipatti mất sớm ở tuổi 33 nhưng những di sản mà ông để lại cho ngành âm nhạc có giá trị không hề nhỏ. Lipatti sinh ra trong gia đình giàu truyền thống âm nhạc ở Bucharest và thời gian hoạt động nghệ thuật của ông kéo dài khoảng 15 năm. Khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, ông không may mắc bệnh Hodgkin và từ giã cõi đời.



6: Sviatoslav Richter (1915-1997)


Sviatoslav Richter được thính giả yêu thích nhờ phong cách giữ đúng nguyên bản của ông. Điều này nghĩa là thay vì thêm vào các tác phẩm đang chơi phong cách của riêng mình như đa số các nghệ sỹ piano vẫn làm, Richter cố gắng giữ lại những nét cảm xúc nguyên gốc của tác phẩm và thăng hoa thêm cho nó. Richter từng trả lời phỏng vấn rằng "một nghệ sỹ có tài phải biết cách để thăng hoa thêm cho cảm xúc của tác phẩm theo đúng với ý đồ của nhà soạn nhạc chứ không nên cố gắng nhồi nhét vào tác phẩm gốc phong cách của riêng mình".



5: Alfred Cortot (1877-1962)


Alfred Cortot sở hữu ngón đàn tinh tế lột tả được hoàn hảo cảm xúc của những tác phẩm piano classical. Không chỉ là nghệ sỹ piano, ông còn là nhạc trưởng nổi tiếng từng biểu diễn trong các sự kiện lớn, trong đó có Götterdämmerung. Alfred Cortot từng biểu diễn piano chung với Jacques Thibaud (violin) và Pablo Casals (cello) hợp thành bộ ba trứ danh. Alfred ngoài ra còn được nhớ đến vì... ông đánh sai nốt khá nhiều, 1 phần là do không bao giờ diễn tập trước khi lên sân khấu.



4: Artur Schnabel (1882-1951)


Artur Schnabel sinh ra tại Phần Lan và trưởng thành ở Áo. Ông theo học nhạc với bậc thầy piano Theodor Leschetizky và bắt đầu sự nghiệp solo từ khá sớm. Artur Schnabel đến Mỹ vào năm 1933 để tránh chế độ Phát xít, sau đó ông tiếp tục đến Thụy Sĩ. Artur Schnabel cũng là người đầu tiên thu âm hoàn tất 32 bản sonata của Beethoven.



3: Arthur Rubinstein (1887-1982)


Arthur Rubinstein sinh trưởng tại Phần Lan và theo đuổi dòng nhạc của Brahms và Schumann sau khi được nghệ sỹ violin Joseph Joachim khuyến khích. Cuộc đời và sự nghiệp của ông trải qua cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới và điều này cũng làm chuyển biến khá nhiều trong phong cách chơi piano của ông. Arthur Rubinstein chủ yếu chơi các tác phẩm của Chopin, cũng như nổi tiếng với những tác phẩm viết riêng cho ông như Fantasia Bética (Manuel de Falla) và Trois Mouvements De Petrouchka (Stravinsky), cùng một số bản piano của Szymanowski.



2: Vladimir Horowitz (1903-1989)


Vladimir Horowitz sinh ra ở Kiev và rời Liên Xô Cũ vào năm 1925 để cùng theo học với Artur Schnabel tại Berlin. Ông debut tại Mỹ vào năm 1928 và nhanh chóng nổi tiếng trên toàn thế giới. Cuộc đời Horowitz trải qua nhiều thăng trầm, ông sử dụng và nghiện các loại thuốc chống trầm cảm, và từng được trị liệu sốc điện chữa trầm cảm vào giai đoạn những năm 1940. Phong cách đàn của ông có thể nhờ vậy nên mang các cảm xúc rất u hoài và da diết.



1: Sergei Rachmaninov (1873-1943)


Sergei Rachmaninov được nhiều nhà phê bình uy tín đánh giá là nghệ sỹ piano tuyệt vời nhất của mọi thời đại. Ông cũng là nhà soạn nhạc đại tài với rất nhiều những sáng tác nổi tiếng. Sau Cách mạng năm 1917 ông đến Thụy Sĩ và sau đó tiếp tục đến Mỹ, bắt đầu phát triển sự nghiệp âm nhạc tại đây. Các sáng tác của ông mang rất nhiều cảm xúc khó đoán trước và hầu như từ trước đến nay ít có nghệ sỹ nào thể hiện được hoàn hảo chúng.



Nguồn udiscovermusic
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ko có Đặng Thái Sơn
NamAnn
TÍCH CỰC
4 năm
@Bão Sài Gòn Bác Đặng Thái Sơn chỉ đoạt giải một cuộc thi piano quốc tế. Người như vậy Việt Nam mình hiếm chứ tầm thế giới thì biết bao nhiêu người để kể mà chọn vào danh sách này
@Bão Sài Gòn tiếc cho chú Đặng Thái Sơn
ông này trong list top 100, hạng 85 ở danh sách đương đại (còn sống 😁) do fan vote :D https://www.ranker.com/list/best-pianists-in-the-world/ranker-music
@Bão Sài Gòn Nhìn cái avatar của cậu còn hấp dẫn hơn,
làm ở tuyên giáo hở ?
tuan 95
CAO CẤP
4 năm
tại sao top lại toàn mấy người cách đây 2 thế kỉ thế nhỉ
@tuan 95 Vì chưa ai vượt qua được họ chứ sao 😁
Bà Uchida phải nói là nghệ sĩ chơi nhạc Mozart hay nhất từng xuất hiện, chưa thấy ai chơi nhạc Mozart tự nhiên mà giàu cảm xúc hơn bà 😁
Cơ mà danh sách này thiếu mất Franz Liszt thì phải. Đương thời thì Franz Liszt là một trong những nghệ sĩ thuộc hàng “rockstar” trong giới piano, khả năng của ông còn thể hiện qua việc sáng tác những tác phẩm với kĩ thuật cực cao mới có thể chơi tốt. Mình nghĩ ít nhất Liszt cũng phải nằm trong top 3 những nghệ sỹ hay nhất mọi thời đại:D
ZeusFate
TÍCH CỰC
4 năm
@namphuong000 Mấy bài của ông đánh muốn gãy tay quá. Nhưng cái này là dựa trên các chuyên gia uy tín đánh giá còn nhiều yếu tố khác giống ông ST MTP nhiều bạn gái mà tôi yêu bất chấp vì thần tượng còn với tôi thì là 1 thằng ca sĩ giống bao thằng khác :D
ChuChien
TÍCH CỰC
4 năm
Don Shirley đâu?
@ChuChien Cũng đang định hỏi? From Green Book
WWE vs UFC
ĐẠI BÀNG
4 năm
@ChuChien Mang tiếng nhạc thấy lời nói, đứng lên đấu tranh cho chính mình. Thực sự vĩ đại
NamAnn
TÍCH CỰC
4 năm
8x tay mơ chắc đang tự hỏi Richard Clayderman của mình ở đâu 😁
Richard Clayderman cũng giống như Đàm Vĩnh Hưng thôi: cực kỳ nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền nhưng chưa bao giờ được giới chuyên môn đánh giá cao. Bản thân Richard cũng chỉ nối tiếng ở châu Á, vốn chủ yếu là các nước đang phát triển, khán giả không quá hiểu biết về âm nhạc hàn lâm. Ở quê nhà người ta cũng không mấy yêu thích ông.
nhng0910
ĐẠI BÀNG
4 năm
@NamAnn Rồi còn Yanni của tui đâu
@NguyenXuanBang Ơ sao lại đi so với con vịt khàn cổ...
anhtule148
ĐẠI BÀNG
4 năm
@NguyenXuanBang Đúng rồi. Ông ý chỉ như nhạc thị trường MTP so vs nhạc Trịnh thôi.

alice sara ott phong cách giống cụ misuko ở trên quá, chắc cùng gốc nhật nên vậy .. rất biểu cảm, trong danh sách không có Maksim nhỉ vì a này rất nổi tiếng như yiruma vậy, còn ds này ko biết ai hết trơn 😃
@boyngo1988 Thanks for share. Hay và hấp dẫn quá
KaiStone
ĐẠI BÀNG
4 năm
@boyngo1988 Maksim nếp xếp thì thuộc thể loại New Age chứ không đến nỗi hàn lâm như bảng trên. Với lại Maksim còn trẻ, số năm hoạt động nghệ thuật ít, và chưa đủ thời gian để trở nên bất hủ. Các nghệ sĩ trên thì đã có quá nhiều thời gian để chứng tỏ trong công chúng rồi. Maksim rất tài ba nhưng nếu có thể thỉ phải vài chục năm nữa mới vào danh sách chẳng hạn 😁
Rafal Blechacz( chiến thắng cuộc thi Chopin 2005) đánh cũng rất hay đó bác!
Tên của cô trong hình cover không thấy nhỉ
Hoaanhnet
ĐẠI BÀNG
4 năm
Còn thiếu nghệ sĩ người Pháp đó là Richard Clayderman nếu ai nghe nhạc piano nhẹ nhàng tình cảm thì không thể thiếu những bản nhạc nhẹ nhàng sâu lắng thổi sâu vào hồn người.
lendras
TÍCH CỰC
4 năm
@Rachmaninoff Kiểu như nhạc không lời đại chúng hơn là nhạc tinh hoa.
lazytomcat
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hoaanhnet R. Clayderman là Sơn Tùng của piano, ai cho ngồi chung mâm mới các bậc thầy ?
anhtule148
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lazytomcat Chuẩn 😆
Rachmaninoff
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lendras Nó giống như mấy phim đề cử Oscar thường ko dành cho số đông, 80/20 - 20/80 😆))
Hay nghe nhạc không lời của Yanni, mấy ông trên kia chả biết ai
xuantung
TÍCH CỰC
4 năm
Mình cứ nghĩ Richard Clayderman sẽ nằm trong số này hóa ra không phải. 😃
lendras
TÍCH CỰC
4 năm
@xuantung nhạc của Clayderman chỉ là dòng nhạc đại chúng thì làm sao vào danh sách này được.
haivuongg
ĐẠI BÀNG
4 năm
@xuantung Giống tui @@
Toàn Tây lông
cmtndad
ĐẠI BÀNG
4 năm
Không có Ri Cheong Hyuk hả =)))
trungtuong64
ĐẠI BÀNG
4 năm
@cmtndad =))
piano nghe trực tiếp từ 1 cây đàn piano tầm trung thôi âm thanh đã rất hay + nghe trong nhà hát âm thanh nó bay bông lạ lùng , mình cũng chịu khó đi các buổi giới thiệu tai nghe mà thấy ko có cái nào cho âm thanh "kiểu kiểu "giống vậy
Mình hay nghe nhạc của Giovani Sáng tác, Richard thì đàn piano theo hướng bình dân âm nhạc cho mọi người dễ nghe ... còn lại Rock Classic Metal mình làm ráo trọi miễn nó hợp gu kkk
Yanni ???
Thành cát tư hãn là người chơi đàn giỏi nhất nhé hehe, tác phẩm của ông số lượng lên tới hàng chục triệu giải đầy cả hai miền á âu
heorung52
TÍCH CỰC
4 năm
@hiệp sĩ kanzaki "đàn tùy bà" hả?
Rachmaninoff
ĐẠI BÀNG
4 năm
Trong số này mình thích Krystian Zimerman, ngoài ra còn Mikhail Plenev. 2 bác này chơi kiểu "tỉnh", ít phiêu với màu mè 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019