Đâu đó ở Trung Quốc, có lẽ là ở tỉnh Yunnan, có một hang đơng nơi có thể là nơi bắt nguồn của đại dịch coronavirus khiến nhiều chục nghìn người nhiễm bệnh, khiến nhiều chục triệu người Trung Quốc lâm vào tình cảnh cách ly và khiến thị trường chứng khoán lao dốc.
Peter Daszak, một nhà sinh vật học chuyên về bệnh dịch tại tổ chức phi lợi nhuận EcoHealth Alliance, đang làm việc về vấn đề này. Ông và nhóm của mình mặc đầy đủ đồ bảo hộ và "du hành" vào các hang động khắp Trung Quốc, cũng như phần còn lại của thế giới, để đi tìm những con dơi cùng các mầm bệnh nằm bên trong loài động vật có cánh này. "Chúng tôi đi vào các hang động. Chúng tôi không chỉ bước vào như bình thường, chúng tôi phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ: đeo mặt nạ, găng tay và tất cả mọi trang thiết bị".
Thứ mà ông và nhiều nhà khoa học trên thế giới đang muốn kết luận đó là liệu việc mở rộng nơi ở của con người có đang khiến chúng ta tiếp xúc gần hơn với các loài động vật mang virus hay không. Khi nhiều người tiếp xúc với nhiều loài vật hơn, mà chúng lại mang nhiều mầm bệnh hơn, có thể sẽ là một thứ khiến bệnh dịch bùng nổ.
Khi dân số tăng lên, "số lượng những sự kiện lây nhiễm cũng bùng nổ theo. Nó là một sản phẩm trực tiếp từ hoạt động của con người", Daszak nói. Và ông nói rằng trong tương lai sẽ còn nhiều sự việc tương tự diễn ra với độ chắc chắn khá cao. Tính đến hôm nay đã có 20.696 người nhiễm bệnh, hơn 400 người tử vong. Một số chuyên gia thậm chí dự báo rằng con số này có thể đạt đến mức 75.000 ca nhiễm hoặc hơn.
Peter Daszak, một nhà sinh vật học chuyên về bệnh dịch tại tổ chức phi lợi nhuận EcoHealth Alliance, đang làm việc về vấn đề này. Ông và nhóm của mình mặc đầy đủ đồ bảo hộ và "du hành" vào các hang động khắp Trung Quốc, cũng như phần còn lại của thế giới, để đi tìm những con dơi cùng các mầm bệnh nằm bên trong loài động vật có cánh này. "Chúng tôi đi vào các hang động. Chúng tôi không chỉ bước vào như bình thường, chúng tôi phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ: đeo mặt nạ, găng tay và tất cả mọi trang thiết bị".
Thứ mà ông và nhiều nhà khoa học trên thế giới đang muốn kết luận đó là liệu việc mở rộng nơi ở của con người có đang khiến chúng ta tiếp xúc gần hơn với các loài động vật mang virus hay không. Khi nhiều người tiếp xúc với nhiều loài vật hơn, mà chúng lại mang nhiều mầm bệnh hơn, có thể sẽ là một thứ khiến bệnh dịch bùng nổ.
Khi dân số tăng lên, "số lượng những sự kiện lây nhiễm cũng bùng nổ theo. Nó là một sản phẩm trực tiếp từ hoạt động của con người", Daszak nói. Và ông nói rằng trong tương lai sẽ còn nhiều sự việc tương tự diễn ra với độ chắc chắn khá cao. Tính đến hôm nay đã có 20.696 người nhiễm bệnh, hơn 400 người tử vong. Một số chuyên gia thậm chí dự báo rằng con số này có thể đạt đến mức 75.000 ca nhiễm hoặc hơn.
Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) ước tính rằng 3/4 các căn bệnh lây nhiễm mà loài người hứng chịu có nguồn gốc từ động vật. Theo một nghiên cứu của Daszak vào năm 2017, dơi là loài có tỉ lệ virus có thể xâm nhập cơ thể của những loài có vú khác (bao gồm con người) cao nhất, các bệnh này được gọi là zoonotic infection. "Tôi tự tin 90% rằng đây (2019n-CoV) là một con virus từ dơi", Linfa Wang, trưởng chương trình nghiên cứu về các dịch mới nổi ở Đại học Duke-National, cho biết.
Một trong những đồng nghiệp của ông ở Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán phát hiện ra chủng coronavirus mới sở hữu hệ gen giống đến 96% so với virus trong dơi thuộc tỉnh Yunnan nằm ở phía Nam Trung Quốc. Zheng-Li Shi, một trong những chuyên gia hàng đầu về coronavirus tại Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán, đang nghiên cứu virus ở dơi cùng với Wang và Daszak trong hơn 10 năm qua. Hiện bà đang dẫn dắt một nhóm phản ứng lại dịch bệnh ở Vũ Hán.
Một nghiên cứu của tờ Nature chỉ ra rằng chủng coronavirus mới có liên hệ "bà con" với virus gây ra bệnh SARS với tỉ lệ tương đồng gen là 80%. SARS từng quét qua Trung Quốc trong năm 2002, 2003 khiến 800 người chết trên toàn cầu, nó cũng ảnh hưởng tới Việt Nam với nhiều bác sĩ đã thiệt mạng khi chăm sóc các bệnh nhân SARS. 2019n-CoV cũng xâm nhập tế bào phổi tương tự như cách SARS tấn công cơ thể người thông qua cùng loại thụ thể (receptor).
HIện người ta vẫn chưa biết chính xác chủng coronavirus mới nhảy từ động vật sang người bằng cách này, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng có thể nó bắt nguồn từ các chợ truyền thống. Các chợ này cũng xuất hiện ở Việt Nam, Indonesia và nhiều nơi khác ở Đông Nam Á, nơi động vật hoang dã được buôn bán trong khi vấn đề kiểm dịch lỏng lẻo. Đây là môi trường thuận lợi để virus phát triển và lây nhiễm. Sẽ không lạ khi bạn thấy chim chóc nằm trên heo, có thể bạn cũng sẽ bắt gặp dơi, rắn nữa, tất cả đều để chồng lên nhau trong những cái lồng sắt. Các chất dịch chứa virus có thể được trộn với nhau, tạo ra những virus mới, nhất là khi động vật được giết mổ ngay trước mặt khách hàng.
Ngày nay, nhờ chi phí đi lại bằng hàng không ngày càng rẻ và tàu điện tốc độ cao xuất hiện khắp nơi, một loài virus từng ở sâu trong rừng rậm giờ có thể lan ra khắp mọi ngõ ngách trên Trái Đất chỉ trong vài ngày.
Trong đợt bùng phát coronavirus này, 49/99 bệnh nhân đầu tiên có liên hệ với một khu chợ bán động vật hoang dã tại Vũ Hán. Hiện tại khu chợ này đã bị đóng cửa. Người ta lo ngại rằng nếu các chợ này còn hoạt động thì sẽ còn các loại virus mới bùng phát mỗi năm.
Trong nhiều năm, các nghiên cứu về coronavirus không được chú trọng. Chúng cũng gây ra nhiều loại bệnh cúm thông thường. Nhưng khi dịch SARS bùng nổ gần 20 năm trước, mọi thứ đã thay đổi, nó kích hoạt nhiều cuộc nghiên cứu để tìm ra những virus có thể lây sang người khi tiếp xúc với động vật. Những nghiên cứu này thường dẫn về nguồn gốc là dơi.
Quảng cáo
Một trong những dấu hiệu của việc này đó là đợt dịch năm 1998 gây ra bởi virus não Nipah ở Malaysia khiến hơn 100 người chết. Hóa ra dơi trái cây (fruit bat) là loài mang virus, nó ăn trên mấy trái xoài nằm gần chuồng nuôi heo. Những trái cây rớt xuống được heo ăn vào, rồi từ heo lây sang người.
Tính đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất 200 loại coronavirus trong dơi trên khắp toàn cầu, theo một nghiên cứu trên tờ Viruses. Một nghiên cứu khác bởi đại học Columbia University cho thấy có 12 loại coronavirus trong 606 mẫu dơi ở Mexico. Nhờ có hệ miễn dịch đặc biệt mà dơi không bị những loại virus này tấn công.
Daszak và các đồng nghiệp của mình đang rải rác ở 10 quốc gia, mỗi năm họ thực hiện khoảng 50 chuyến đi nghiên cứu virus ở dơi. Tại Trung Quốc, những thợ săn dơi được huấn luyện sẽ đi vào các hang động bắt dơi, thu thập mẫu dịch họng và cơ quan sinh dục cũng như nước tiểu và máu dơi. Các mẫu này sẽ được giao đến các phòng thí nghiệm hiện đại trong những container lạnh.
Trong một hang dơi đông đúc tại tỉnh Yunnan, Shi và đồng nghiệp của mình đã tìm thấy các loại coronavirus chứa "những viên gạch nền tảng" gây ra dịch SARS. Môi trường trong hang động này rất phù hợp để virus pha trộn với nhau, tạo ra những loại virus nguy hiểm hơn, theo một nghiên cứu của Shi vào năm 2017. Trong nghiên cứu này, Shi nói rằng việc bùng nổ dịch tương tự như SARS là hoàn toàn có khả năng, và thật không may, 3 năm sau, những gì các nhà khoa học dự đoán đã thành sự thật.
Nguồn: Bloomberg