"Đừng cắt xén ảnh" (crop) khi chỉnh sửa! Henri Cartier-Bresson nói như thế, bạn đồng ý không?

tuanlionsg
7/3/2020 3:37Phản hồi: 90
"Đừng cắt xén ảnh" (crop)  khi chỉnh sửa! Henri Cartier-Bresson nói như thế, bạn đồng ý không?
Nếu bạn bắt đầu cắt hoặc xén bớt một bức ảnh (có thể đang đẹp), thì đấy có nghĩa là khai tử các tỉ lệ hình học đối xứng tương tác lẫn nhau. Vả lại, hiếm khi có chuyện một bức ảnh mắc lỗi yếu bố cục mà có thể cứu lại được bằng việc tái tạo bố cục cho nó dựa vào máy phóng ảnh trong buồng tối; sự nguyên vẹn về trực quan nguyên thủy đã bị đánh mất” – Henri Cartier-Bresson

4812210_Cover.jpg
Có lẽ bây giờ, chỉ đúng một phần. Cố gắng chỉnh chu khung hình ngay từ lúc chụp sẽ tốt hơn cho việc cải thiện khả năng chụp. Việc chụp ảnh đã rất phổ thông, không chỉ là của thợ chụp. Chụp ảnh cũng nhẹ nhàng vui vẻ hơn, thoải mái hơn, hậu kỳ cắt crop cũng đơn giản và chia sẻ ảnh nhanh hơn, hậu kỳ khi cần thiết thôi. Nhưng cũng không nên:

- Thói quen cắt xén / crop ảnh khi chỉnh sửa, không quan sát chi tiết ở viền ảnh!
- Chụp đại rồi về cắt xén chỉnh sửa sau, chớ tiến lại gần chủ thể chi cho mệt!
- Quan tâm làm gì mấy cái tư duy bố cục, mua cái máy nhiều chấm, rồi về xén bớt sau!

3748622_PAR266527.jpg
Henri Cartier-Bresson
SPAIN. Valencia. 1933.
Inside the sliding doors of the bullfight arena


Một sai lầm phổ biến mà nhiều người chụp ảnh mắc phải là cắt xén quá nhiều những bức ảnh họ chụp. Họ mắc chứng “nghiện-cắt-xén”, qua đó họ cắt xén bất cứ bức ảnh nào họ chụp, ngay cả khi không cần thiết phải làm như vậy. Mình cũng đã từng có lúc như thế, cứ cắt xén quá đà những bức ảnh mình chụp (ngay cả khi các chi tiết ở mép ảnh cũng rất hấp dẫn).

3748634_PAR103584.jpg
Henri Cartier-Bresson
Martine's Legs. 1967.


Một mặt trái khác của việc “nghiện-cát-xén” : tôi sẽ trở nên lười biếng khi chụp ảnh đường phố. Tôi đứng rõ xa với chủ thể và cứ cho là mình cứ việc xén bớt và zoom chủ thể lại gần, thay vì đến thật gần.

Tôi sẽ luôn nhủ thầm trong đầu : “Ối dào, nếu có chụp dở đi nữa, thì sau đó mình cứ xén bớt đi là được ấy mà.” Việc này khiến tôi trở nên lười biếng và ngăn cản việc cải thiện được kỹ năng sắp xếp bố cục và lên khung.

Quảng cáo



3748624_PAR135509.jpg
Henri Cartier-Bresson
GREECE. Attica. Piraeus Harbour. 1961.

Khi lần đầu tiên biết được Henri Cartier-Bresson (Bố Già nhiếp ảnh đường phố và bậc thầy về bố cục) không cắt xén các bức ảnh ông chụp (và ngăn cấm các học trò của ông không được làm như vậy), mình đã tập tành làm theo như thế và cẩn thận cố gắng tập từ lúc bấm chụp. Mới đầu, thật khó mà không cắt xén các bức ảnh. Vì thế mà khi không còn cắt xén nữa, rồi đã nhận ra mình thật quá cẩu thả khi từ lúc lên khung cho các bức ảnh. Từ đó, bằng cách đặt ra cho mình nguyên tắc không được cắt xén ảnh, bắt đầu tập trung được vào việc “làm đầy khung” và tạo ra những mép ảnh đẹp hơn, khiến cho việc sắp xếp bố cục được cải thiện dần dần đáng kể.

3748656_PAR45089.jpg
Henri Cartier-Bresson 1933
SPAIN. Andalucia. Seville. 1933.

Cũng không hẳn là bạn đừng bao giờ cắt xén các bức ảnh bạn chụp. Có nhiều bậc thầy nhiếp ảnh đường phố vẫn mạnh tay cắt xén các bức ảnh của họ (Robert Frank đã từng có một số cắt xén triệt để trong tập sách ảnh của ông “The Americans”, thậm chí còn chuyển một số bức phong cảnh thành ảnh chân dung bằng cách xén bớt).

Quảng cáo



Nhưng, nếu muốn cải thiện kỹ năng sắp xếp bố cục của mình : bạn hãy bỏ ra nguyên một năm đừng cắt xén. Có thể bảo đảm sau thời gian đó, cách lên bố cục của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Và giả như trong tương lai, bạn quyết định bắt đầu lại việc cắt xén, thì hãy luôn thực hiện có chừng mực (nếu có thì khuyên nên cắt xén ở mức dưới 10% một khung hình).

Khi đang chụp ảnh, hãy tránh đừng làm theo thói quen “phiến diện” là chỉ nhìn vào trung tâm khung hình mà hãy tập trung vào các mép cạnh của khung hình và đặc biệt là hậu cảnh để cải thiện kỹ năng sắp xếp bố cục của bạn.

3748604_PAR18964.jpg
Henri Cartier-Bresson
GREECE. Cyclades. Island of Siphnos. 1961.

Chiếc máy ảnh với ta là một công cụ và nó phải giúp ta tạo ra những bức ảnh như ý ta muốn, không phải là một món đồ chơi cơ khí xinh xắn. Nghề ảnh phát triển nhờ các máy ảnh phát triển, ống kính có độ mở khẩu lớn, công nghệ tân tiến. Nhưng chúng nằm trong tay con người suy tư và nỗ lực hàng ngày. Chỉ cần người chụp thoải mái với chiếc máy ảnh của mình là đủ, dĩ nhiên nó phù hợp với công việc. Việc xử lý nó, điều chỉnh các thông số khẩu độ, tốc độ màn trập và những thứ khác là những thao tác cần phải tự động như phản xạ sang số khi lái xe. Kỹ thuật chỉ quan trọng trong mức độ là ta buộc phải làm chủ nó để truyền đạt những gì ta nhìn thấy và kết quả là những khung hình được chụp.

4227939_1.png


Ok! Như đã nói, cố gắng nếu có thể chỉnh chu cho khung hình hoàn chỉnh ngay khi chụp là cách tập chụp tốt nhất. Mình cũng cố gắng miết đến giờ. Nhưng khi phải “xâm mình” bước vào thế giới cắt xén, việc tốt nhất là hãy ghi nhớ trong đầu những điểm sau đây :

  1. Cắt xén ảnh không phải là một việc bắt buộc, nó chỉ được thực hiện khi bức ảnh bạn chụp có cấu trúc thành phần, bố cục không như ý mà thôi. Vì vậy, hãy cố gắng bố cục khung hình đúng ý đồ ngay khi bấm nút chụp.
  2. Cắt xén không phải là việc thường xuyên nên làm. Bởi vì khi cầm máy đối diện với chủ thể, có thể bạn chụp với ý tưởng hay cảm xúc khác, khi crop tái bố cục bạn có thể nghĩ khác về bức ảnh.
  3. Giữ lại file ảnh gốc sau khi crop hoặc chỉnh sửa, có thể sau này cần dùng. Nếu sử dụng trên máy tính như Lightroom hay Photoshop thì phải đảm bảo là đã lưu lại file ảnh gốc; nếu thực hiện trên điện thoại thì hãy cẩn thận vì có nhiều ứng dụng chỉnh sửa (edit) không lưu ảnh gốc cho bạn, bấm save là lưu luôn kết quả đè chồng lên ảnh gốc.
  4. Nếu mục đích của bạn là sau này sẽ in các bức ảnh ra giấy hoặc để treo, thì kích thước hoặc “tỉ lệ tương ứng” của bức ảnh bạn cắt xén phải tùy vào kích cỡ được in. Các ‘Lab’ thường thích làm việc với các cỡ in tiêu chuẩn hơn, vì như thế mới có thể hạn chế được đôi chút việc cắt xén (sẽ nói thêm ở phần cuối bài này).
  5. Tránh đừng cắt xén quá nhiều tại những vùng nhỏ của bức ảnh, vì như vậy sẽ làm giảm đáng kể độ phân giải. Nếu bạn cắt xén quá mức, sẽ gây thêm nhiều vấn đề "xấu" cho bức ảnh. Hãy nhớ, nếu độ phân giải của bức ảnh gốc đã quá thấp, bạn không còn cần đến lợi ích của việc thu nhỏ ảnh bằng crop.
  6. Nếu bạn muốn áp dụng cách cắt xén một cách khéo léo, thì tốt nhất là bắt đầu với một bức ảnh sắc nét 100% khi nhìn bằng mắt thường. Nếu bức ảnh không bị nhiễu hạt và rất sắc nét, bạn có thể cắt xén nó theo mức độ điểm ảnh mà không phải lo lắng về khả năng làm giảm chất lượng bức ảnh sau khi hoàn thành.

Chúc anh em vui vẻ!
90 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

fine
TÍCH CỰC
4 năm
Tại thời điểm này thì là nói nhảm.
Có thể lúc ổng nói là đúng.
@fine Chính xác
@fine Bạn ko cắt thì sẽ dc tấm ảnh chất lượng cao nhất thế thôi. Bạn mua 1 con máy 40mpx, bạn cắt đi 1/2 thì có phải cũng bằng vs 1 máy 20 mpx ko cắt ko... cơ bản là vì chúng ta bố cục ko tốt, bất khả kháng nên ms phải cắt crop. Nên những ng chụp ảnh film lên ảnh số họ chụp rất chắc, bố cục cũng ngon hơn ng chỉ dùng ảnh số do hồi xưa ng ta phải cố gắng bố cục tốt để ko cắt crop... còn h ỷ y máy số crop từa lưa rồi nghĩ ảnh mình đẹp thì thua😔
@fine mình thấy nói đúng mà . nếu bạn chụp gần tốt thành tốt còn chấp nhận được chứ làm nhiều quá có khi mất tự nhiên lắm
fine
TÍCH CỰC
4 năm
@Theodore Long "Đừng cắt xén ảnh" là không đúng.
Hãy nghĩ đi, bao nhiêu % số ảnh bạn chụp phải crop trước khi chia sẻ/bán.
Hạn chế nó là điều luôn nên làm, bất cứ lúc nào.
Duyy Tânn
TÍCH CỰC
4 năm
Cái này cũng tùy trường hợp thôi chứ. Sao cứ bắt mình phải tư duy theo lối mòn. Người khác bảo không được ta cứ không làm thì mãi mãi ta chỉ là người đi theo sau đi tới chết trên cái lối mòn những người đi trước để lại. Những người nổi tiếng thì họ có những cái hay ta có thể học theo nhưng đừng coi đó như là chân lí thấy hợp lí thì theo không thì thôi.
MonoStar
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Duyy Tânn Đây k phải là chân lý, đây là 1 cách học nhiếp ảnh thôi mà bác. Ép bản thân mình phải tiến bộ.
Mình thường cắt, cho nhìn nó cân đối . khi nó bị nghiêng
@tuan.py91 GIống mình
Mình cũng hay phải xoay, có lúc xoay 180 độ vì cầm ngược máy..
Henri who?
@Hiệp K là tổ chứ ý tế thế giới bạn nhé
@Hiệp K Henri Viii, 1 ông vua độc đoán & nhìu vợ của UK.
@c0mmand0 Thời ổng có máy chụp hình rồi sao. Mô phật
@Hiệp K Troll cho vui thôi mà 😃
@c0mmand0 Đang troll mà 😃)
Chỉ crop ảnh chân dung thôi.. ngoài ra chắc có lẽ tác giả nói rất đúng.
Khi nào cảm thấy cần cắt thì cắt. Vì không phải lúc nào ảnh chụp ra cũng như ý muốn ngay được.
notnhacvuidl
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có cái đúng và chưa đúng ạ, mình chụp hình thể thao, không phải lúc nào cũng có thể canh chính xác khung hình và bố cục mình mong muốn. Vì thế cho nên việc crop lại hình ảnh là bắt buộc để có thể giúp đem lại hiệu quả thị giác tốt nhất cho bức ảnh.
Sao lại không ? Nhiều hình cần phải cắt đi những phần không cần thiết mới đẹp đc. 😃
Ý ông ấy là muốn người chụp hình chuyên nghiệp là phải có tâm, chăm chút khung hình của mình. Chỉ có như vậy thì mình mới yêu và quý trọng nó được. Còn cắt xén đâu ai cấm, nhưng lạm dụng quá sẽ làm con người mình cẩu thả, và ko còn có tâm với tấm hình mình chụp nữa, có khi dẫn tới tấm ảnh vô hồn dù đẹp.
xedieu
CAO CẤP
4 năm
Thời ông ấy, xã hội sống chậm bỏ mịa ra, chứ bây giờ không chụp nhanh lỡ luôn khỏi có ảnh!
Ngay cả mấy cái tỷ lệ vàng hay ‘rule of third’ hiện nay đã bắt đầu lỗi thời rồi. Có những bức ảnh chả theo quy tắc nào cả mà nhìn vô vẫn thấy đẹp. Cho nên chuyện crop hay ko là tuỳ thuộc vào ý đồ của tác giả.
@cafuniso Ai thích áp dụng thì áp dụng, ko phải nó đúng với người này nghĩa là cũng đúng với người kia. Tôi đạp đổ bàn thờ nhà bạn chưa mà vô chửi. Thứ ko có tư cách.
@ExVelocity Ai thích thì cứ áp dụng. Bớt áp đặt suy nghĩ cho người khác. Ko mượn.
cafuniso
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hakuruno Uncutured swine thì cũng không nên thốt ra trong thread về nghệ thuật,văn hoá thế này :^)
@cafuniso Đẳng cấp quá thì về với thế giới của mình mà thể hiện đi. Có sở thích gặp chó sủa mình thì phải sủa ngược lại cho bõ tức à? Thế là khôn hay dại nhỉ?

https://improvephotography.com/51944/photography-rules-you-should-break/
Robie
TÍCH CỰC
4 năm
lúc chụp khoảng khắc thì đâu thể cân chỉnh bố cục 😆
nói chung cái này cũng còn tùy vào thể loại ảnh và sở thích của người chụp thôi, miễn là đừng làm thay đổi ý nghĩa của bức ảnh.
Cắt. Nếu thấy cắt đẹp hơn chưa cắt
vietsnam
TÍCH CỰC
4 năm
Tư duy này đúng ở thời của ổng thôi =))
Vì thời của ổng crop chắc nó hơi khó chứ ko như bây giờ. Phim thì đắt chụp phải căn ke ghê lắm 😆
NatvPa
TÍCH CỰC
4 năm
Ông là dân chuyên, kỹ năng đỉnh rồi thì bố cục của ông đã đẹp sẵn từ lúc bấm máy, vậy nên cắt xén làm gì?
Thỉnh thoảng bắt được khoảnh khắc đẹp mà bố cục không canh kịp thì chẳng nhẽ không cắt?
Mình nghĩ thực ra cắt xén nó không có gì cả, mỗi lần hậu kỳ cũng là 1 lần chụp ảnh thôi.
@NatvPa "mỗi lần hậu kỳ là một lần chụp"
Hay quá ạ.
Buộc phải crop lại có nghĩa là tấm ảnh chụp lúc đấy đã ko người bấm máy suy ngẫm ngấm nghía cẩn thận. Tính thẩm mỹ đã ko có ngay từ đầu thì có cố sửa chữa thì vẫn là 1 tấm ảnh hỏng. Chỉ còn giá trị nội dung bức ảnh thôi. Giá trị thẩm mỹ ko còn.
@trungcbr600 Chắc là ổng có ý nói vậy nhỉ.
@trungcbr600 Tuỳ người tuỳ hoàn cảnh, như phóng viên chiến trường mà kêu canh ảnh no crop chắc chụp ... diêm vương.
@c0mmand0 Lúc đó nội dung bức ảnh quan trọng hơn tính chất mỹ thuật để in ấn treo như tranh rồi bạn à.
@tuanlionsg lời khuyên cho ae chơi ảnh chuyên nghiệp thì ổng nói vậy. nếu người bình thường hỏi thì sẽ có lẽ tư vấn kiểu khác thôi. Tùy người hỏi mà câu trả lời sẽ khác nhau
stpdlr
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình mắc tính cầu toàn nên ảnh nào chụp xong muốn chia sẻ cũng đều cắt và chỉnh thẳng cho cân đối!
@stpdlr Mình cũng vậy. Nhưng mình cố tiếp cận chủ thể càng gần càng tốt vì nếu crop mà zoom cả chủ thể luôn thì kích cỡ hình và chất lượng có khi sẽ bị giảm.
ExVelocity
TÍCH CỰC
4 năm
@stpdlr Cầu toàn là người căn chỉnh ngay từ trước khi bấm chụp.
Với mình thì chụp ảnh là thú vui. Nên miễn sao thấy vui cho mình là được. Crop hay không tùy tấm.
@Dark Infinity Dạ, tùy cơ ứng biến, miễn vui.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019