Nói về bảo mật, không thể nào quên huyền thoại Blackberry một thời. Thương hiệu này đã từng nhiều năm liền giữ vững vị trí điện thoại bảo mật hàng đầu thế giới. Người dùng khi đó không thể root máy, không hạ xuống được phiên bản hệ điều hành cũ hơn. Ngoài bảo mật phần mềm, Blackberry đặc biệt bởi cả lớp bảo mật phần cứng, cả hai lớp này đều có chung mật khẩu mã hoá, khiến sự sự an toàn của dữ liệu gần như là “bất khả chiến bại". Đáng tiếc, càng về sau khi những thiết bị Blackberry ngày càng trở nên hiếm người dùng thì iOS bắt đầu lên ngôi và được đánh giá cao về bảo mật. Thế nhưng tại sao lại là iOS mà không phải Android?
Nếu nói Android không an toàn, không bảo mật cao là hoàn toàn sai. Nền tảng này vẫn có những chính sách nghiêm ngặt riêng và liên tục update bảo mật để đảm bảo sự an toàn của người dùng. Tuy nhiên nếu so sánh với iOS, Android dễ tính và cởi mở hơn nhiều. Với khả năng tùy biến gần như là vô hạn, trao cho người dùng quyền sáng tạo và khám phá thoải mái nên sự đánh đổi của Android là rủi ro về bảo mật cao hơn.
Ngược lại, iOS của Apple lại là hệ sinh thái kín đáo với hàng rào bảo vệ chặt chẽ. Ngay từ khi bắt đầu làm thiết bị, Apple đã hướng đến việc tạo ra một hệ sinh thái khép kín dễ dàng kiểm soát phần cứng (như iPhone) và các phần mềm. Nhờ việc dễ dàng kiểm soát, các rủi ro đánh cắp thông tin hoặc nhiễm mã độc hại cũng được hạn chế tối đa nhất. Bảo mật và quyền riêng tư là hai yếu tố hàng đầu mà công ty chú trọng, đây cũng là điều mà từ Steve Jobs cho đến Tim Cook hay những người đại diện cho Apple nhiều lần tự hào phát biểu trước truyền thông. Mục tiêu là tạo ra một môi trường lành mạnh, nơi nhà phát triển và người tiêu dùng có thể tin tưởng lẫn nhau.
Nhưng công ty không khiến sự khép kín của mình là rào cản với khách hàng. Các ứng dụng mặc định được cài trên điện thoại được đầu tư và hoàn thiện theo thời gian để trải nghiệm của người dùng được tốt nhất. Trên cửa hàng Apple Store, công ty cũng cung cấp kho tàng hàng triệu ứng dụng được kiểm định nghiêm ngặt.
Nếu nói Android không an toàn, không bảo mật cao là hoàn toàn sai. Nền tảng này vẫn có những chính sách nghiêm ngặt riêng và liên tục update bảo mật để đảm bảo sự an toàn của người dùng. Tuy nhiên nếu so sánh với iOS, Android dễ tính và cởi mở hơn nhiều. Với khả năng tùy biến gần như là vô hạn, trao cho người dùng quyền sáng tạo và khám phá thoải mái nên sự đánh đổi của Android là rủi ro về bảo mật cao hơn.
Ngược lại, iOS của Apple lại là hệ sinh thái kín đáo với hàng rào bảo vệ chặt chẽ. Ngay từ khi bắt đầu làm thiết bị, Apple đã hướng đến việc tạo ra một hệ sinh thái khép kín dễ dàng kiểm soát phần cứng (như iPhone) và các phần mềm. Nhờ việc dễ dàng kiểm soát, các rủi ro đánh cắp thông tin hoặc nhiễm mã độc hại cũng được hạn chế tối đa nhất. Bảo mật và quyền riêng tư là hai yếu tố hàng đầu mà công ty chú trọng, đây cũng là điều mà từ Steve Jobs cho đến Tim Cook hay những người đại diện cho Apple nhiều lần tự hào phát biểu trước truyền thông. Mục tiêu là tạo ra một môi trường lành mạnh, nơi nhà phát triển và người tiêu dùng có thể tin tưởng lẫn nhau.
Nhưng công ty không khiến sự khép kín của mình là rào cản với khách hàng. Các ứng dụng mặc định được cài trên điện thoại được đầu tư và hoàn thiện theo thời gian để trải nghiệm của người dùng được tốt nhất. Trên cửa hàng Apple Store, công ty cũng cung cấp kho tàng hàng triệu ứng dụng được kiểm định nghiêm ngặt.
Apple cũng làm rất tốt ở các khía cạnh bảo mật khác. FaceID là một dạng bảo mật sinh trắc học, nếu quét dấu vân tay có khả năng tấn công 1/50.000 thì tỷ lệ trên hệ thống bảo mật hàng đầu ở thời điểm hiện tại này là 1/1.000.000.
Quyền lợi cơ bản của người dùng là quyền riêng tư được Apple đưa lên hàng đầu, như cách mà công ty đã từ chối FBI mở khoá iPhone. Dù đó là thiết bị di động của một nghi phạm giết người, Apple khi đó đã bị gây sức ép từ FBI và tổng thống Trump, nhưng CEO Tim Cook đã kiên quyết không gật đầu thỏa hiệp, bởi nếu công ty tạo ra một “cửa hậu” cho phép chính phủ truy cập vào iPhone của tội phạm, nó sẽ là mối nguy hiểm đến bảo mật dữ liệu của hàng triệu thiết bị iPhone khác.
Nhiều năm gần đây, công ty đã gặp phải khó khăn khi liên tục bị các cáo buộc sự độc quyền ứng dụng, nhiều nhà chức trách đã yêu cầu Apple “mở cổng", cho phép người dùng cài ứng dụng của bên thứ ba vào. Tuy nhiên công ty từ chối sự dễ tính này, công ty đưa ra hàng loạt những cảnh báo nguy hiểm nếu mở cửa hệ sinh thái của mình, các ứng dụng để có một chỗ đứng trong Apple Store đều phải trải qua những kiểm duyệt nghiêm ngặt nhằm hạn chế mã độc tối ưu nhất có thể.
Không thể kể những nỗ lực bảo vệ dữ liệu người dùng của Apple. Các ứng dụng trên iPhone luôn phải minh bạch về quyền theo dõi, bao gồm định vị, camera, ghi âm. Trong iOS mới nhất Apple cho phép người dùng ẩn IP nếu muốn khi gửi thư trong ứng dụng Mail. Trong báo cáo quyền riêng tư sẽ có đủ thông tin cho biết ứng dụng nào đã truy cập dữ liệu của bạn. Trong trường hợp mất điện thoại, bạn có thể xoá dữ liệu từ xa trên một thiết bị khác.
Nhưng Apple cũng không tránh khỏi được các cuộc tấn công, dù công ty liên tục đưa ra các bản cập nhật. Khi iOS càng phổ biến, hệ điều hành này càng được các hacker để ý và lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để tấn công hơn. Phần lớn các vụ tấn công tặc nhắm vào người nổi tiếng và giới chính trị. Một trong những kẻ gây rối với Apple chính là Pegasus, phần mềm gián điệp tấn công cả Android và iOS, mà những người làm việc trong cơ quan chính phủ lại sử dụng iPhone rất nhiều.
Công tâm mà nói, không một nền tảng nào an toàn 100%. Các bản cập nhật của iOS phần lớn đề tập trung vào nâng cấp hệ thống bảo mật hoặc vá các lỗ hổng dễ bị tấn công. Trong vụ lùm xùm năm 2021 liên quan đến bảo mật trên iMessage, Ivan Krstić, Giám đốc kỹ thuật bảo mật của Apple đã cho biết Apple không ngừng cố gắng, làm việc không mệt mỏi để bảo vệ khách hàng, đúng với trọng tâm phát triển của công ty.
Các hệ điều hành cũ có khả năng tấn công cao hơn, đó là lý do công ty vẫn chăm sóc các đời iPhone cũ, cho phép các thiết bị nhận bản cập nhật. Như iOS 15 mới nhất được phát hành vào 2022 vẫn hỗ trợ tận thế hệ iPhone 7 (ra mắt năm 2016), các thiết bị đời cũ vẫn nhận được sự quan tâm từ hệ điều hành chứ không dễ bị bỏ rơi như các nền tảng khác.
Quảng cáo
Đó có thể là lý do tại sao sau nhiều vụ lùm xùm về bảo mật, số lượng người dùng trung thành với Apple vẫn cao. Apple đã dẫn đầu về bảo mật trong hơn một thập kỷ và iPhone đã trở thành thiết bị an toàn hàng đầu trong nhận thức của người tiêu dùng.
Dù tính bảo mật cao nhưng Apple cũng không thể kiểm soát hết tất cả các cuộc tấn công bên ngoài. Trước khi chờ đợi công ty đưa ra những khắc phục, người dùng cũng cần tự trang bị các thói quen tối thiểu để ngăn chặn sự tấn công. Hãy luôn đặt mật khẩu mạnh, thay đổi chúng thường xuyên và xác thực hai yếu tố. Không cài các ứng dụng không rõ nguồn, không bao giờ được tải xuống các tệp đính kèm đáng ngờ. Tải ứng dụng từ App Store hoặc tìm trên trang web chính thức của nhà phát hành. Thường xuyên update phiên bản mới nhất để nhận được các bản sửa lỗi và bảo mật.