Ở thời điểm hiện nay, những mẫu laptop hiệu năng cao đang dần tiến gần hơn với desktop, tuy nhiên, khoảng cách về sức mạnh là vẫn còn. Vì vậy, nếu để chọn giữa 1 desktop và 1 laptop khi có nhu cầu trang bị máy tính cá nhân, desktop vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc hơn vì nhiều lý do.
Máy tính để bàn, hay desktop, luôn gắn với suy nghĩ không thể di chuyển được do sự cồng kềnh, nặng và để hệ thống có thể hoạt động được sẽ cần nhiều thành phần riêng biệt (màn hình, chuột, bàn phím...). Trong khi đó máy tính xách tay - laptop - tích hợp tất cả trong 1, từ màn hình đến bàn phím và touchpad, có thiết kế với kích thước gọn gàng, nhẹ đủ để mang theo bên mình khi di chuyển. Desktop cần phụ thuộc vào nguồn điện lưới, trong khi laptop sau khi sạc đầy có thể thoải mái sử dụng trong vài giờ đến nửa ngày.
Với những thành phần linh kiện tương đồng, giả sử Core i7-12700H trên laptop và Core i7-12700 trên desktop, chiếc máy tính xách tay sẽ không có hiệu năng cao như desktop, đồng thời cũng không thể nhanh và mượt bằng. Lý do là vì linh kiện dùng cho desktop ở dạng full-size, nghĩa là không cần phải cắt giảm bất kỳ thứ gì như xung hoạt động hay điện năng tiêu thụ. Trong ví dụ này, cùng là vi xử lý thế hệ 12 (Alder Lake) nhưng Core i7-12700H lại có số nhân cao hơn (14, gồm 6 nhân Performance và 8 nhân Efficient) so với Core i7-12700 (12, gồm 8 nhân Performance và 4 nhân Efficient). Cả 2 mẫu CPU đều có 20 luồng xử lý, tuy nhiên xung Turbo tối đa của i7-12700H lại thấp hơn 1 chút so với i7-12700 (4.7 GHz so với 4.9 GHz), bộ đệm Intel Smart Cache cũng ít hơn (24 MB so với 25 MB). Mức tiêu thụ điện năng trên vi xử lý di động cũng bị hạn chế ở PBP 45 W | MTP 115 W thay vì PBP 65 W | MTP 180 W của phiên bản desktop.
Máy tính để bàn, hay desktop, luôn gắn với suy nghĩ không thể di chuyển được do sự cồng kềnh, nặng và để hệ thống có thể hoạt động được sẽ cần nhiều thành phần riêng biệt (màn hình, chuột, bàn phím...). Trong khi đó máy tính xách tay - laptop - tích hợp tất cả trong 1, từ màn hình đến bàn phím và touchpad, có thiết kế với kích thước gọn gàng, nhẹ đủ để mang theo bên mình khi di chuyển. Desktop cần phụ thuộc vào nguồn điện lưới, trong khi laptop sau khi sạc đầy có thể thoải mái sử dụng trong vài giờ đến nửa ngày.
Hiệu năng cao hơn
Với những thành phần linh kiện tương đồng, giả sử Core i7-12700H trên laptop và Core i7-12700 trên desktop, chiếc máy tính xách tay sẽ không có hiệu năng cao như desktop, đồng thời cũng không thể nhanh và mượt bằng. Lý do là vì linh kiện dùng cho desktop ở dạng full-size, nghĩa là không cần phải cắt giảm bất kỳ thứ gì như xung hoạt động hay điện năng tiêu thụ. Trong ví dụ này, cùng là vi xử lý thế hệ 12 (Alder Lake) nhưng Core i7-12700H lại có số nhân cao hơn (14, gồm 6 nhân Performance và 8 nhân Efficient) so với Core i7-12700 (12, gồm 8 nhân Performance và 4 nhân Efficient). Cả 2 mẫu CPU đều có 20 luồng xử lý, tuy nhiên xung Turbo tối đa của i7-12700H lại thấp hơn 1 chút so với i7-12700 (4.7 GHz so với 4.9 GHz), bộ đệm Intel Smart Cache cũng ít hơn (24 MB so với 25 MB). Mức tiêu thụ điện năng trên vi xử lý di động cũng bị hạn chế ở PBP 45 W | MTP 115 W thay vì PBP 65 W | MTP 180 W của phiên bản desktop.
Không chỉ vi xử lý, RAM hay sức mạnh đồ họa cũng có sự khác biệt. Laptop cần phải chú ý đến vấn đề tiêu thụ năng lượng, do đó các thành phần linh kiện đều phải có mức tiết kiệm nhất định. Chính điều này đã hạn chế hiệu năng tổng thể của laptop khi so sánh với desktop cùng cấu hình.
Giá thành rẻ hơn
Với khoảng 20 triệu, anh em có thể xây dựng 1 cấu hình desktop sử dụng vi xử lý Intel Core i5-12400F, mainboard chipset B660, 16 GB DDR4 chạy kênh đôi, đồ họa NVIDIA RTX 3050. Thêm khoảng 5 triệu cho màn hình và các phụ kiện, 1 hệ thống desktop PC đã hoàn chỉnh với sức mạnh chắc chắn cao hơn so với laptop trong khoảng giá 25 triệu đồng. Và nếu với nhu cầu sử dụng văn phòng, học tập, tầm 10 triệu đồng là anh em có thể có 1 chiếc máy tính để bàn phục vụ tốt nhu cầu, trong khi với cùng số tiền, laptop chắc chắn yếu hơn và chất lượng cũng không thể so sánh (như chất lượng bàn phím, chuột hay tổng thể).
Có 20 triệu và thích Intel, ráp PC chơi game 1080p như thế nào?
Trong thời buổi vật giá leo thang và những yếu tố khác tác động vào chi phí sản xuất, việc xây dựng 1 hệ thống PC chơi game cũng đắt đỏ hơn. Ở khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chia sẻ với anh em quá trình chọn mua linh kiện để lắp máy…
tinhte.vn
Dễ mở rộng
Khả năng nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu là điểm mạnh của desktop. Anh em hoàn toàn có thể lắp ráp cấu hình với nền tảng mainboard tốt, sau đó nâng cấp vi xử lý khi cần hiệu năng cao hơn. Việc nâng cấp RAM, VGA hay lưu trữ cũng dễ dàng thực hiện về sau mà gần như không bị hạn chế. Vì vậy, desktop có thể coi như là 1 sự lựa chọn cho những anh em chưa gom đủ tiền để sử dụng trong 1 lần nhưng vẫn muốn có hệ thống máy tính mạnh mẽ về sau.
Đối với laptop, khả năng nâng cấp là có nhưng khá hạn chế, đồng thời chạy theo xu thế mỏng gọn và nhẹ, các nhà sản xuất laptop dần chuyển sang linh kiện tích hợp thay vì dạng rời (RAM hàn chết trên mainboard chẳng hạn). Đa số những mẫu laptop hiện tại đều có 1 khe RAM trống và 1 khe SSD, nhưng CPU hay GPU đều không thể thay thế, và nếu thực sự cần hiệu năng cao hơn, anh em buộc phải thanh lý chiếc laptop hiện tại và mua mới model khác.
Thị trường cũng có những mẫu GPU rời, gắn ngoài cho laptop, nhưng nếu sử dụng đến sản phẩm này, tính di động của laptop không còn nữa. Không chỉ vướng víu và rắc rối, GPU rời cho laptop cũng có giá rất đắt, và cá nhân mình thấy không có nhu cầu sử dụng sản phẩm này, thay vào đó có thể mua chiếc laptop mới hơn, hiệu năng cao hơn sẽ tiện lợi trong sử dụng.
Quảng cáo
Sự thoải mái
Không biết anh em thì sao nhưng mình cảm thấy rất thoải mái khi sử dụng desktop. Sự thoải mái này đến từ việc chỉ cần ngồi vào bàn, nhấn nút Power và sử dụng, đến bao lâu tùy thích, trừ khi cúp điện, còn lại không cần lo lắng về pin như laptop. Gõ phím trên bàn phím rời (dù là membrane) cũng cho cảm giác tốt hơn bàn phím tích hợp của laptop nhờ hành trình dài, khoảng cách giữa các phím rộng rãi, đặc biệt khu vực để tay không bị nóng. Việc cầm chuột để điều khiển con trỏ trong các phần mềm cũng rất nhanh và chính xác thay vì touchpad. Không chỉ vậy, ở cùng 1 độ phân giải, mình vẫn thích sử dụng màn hình rời có kích thước lớn hơn là căng mắt trên 1 màn hình laptop 15 - 17 inch.
Dù laptop có thể phục vụ anh em mọi lúc mọi nơi, từ trên bàn đến trên giường, chiếc laptop tỏ ra rất linh hoạt, nhưng mình thấy việc sử dụng máy tính ở những vị trí không đúng như thế khá khó chịu. Ở những nơi không phải bàn làm việc, đa phần laptop sẽ được đặt trên đùi, và lúc này anh em không chỉ khó chịu vì nóng ở lót tay mà còn nóng ở đùi, trong khi đó góc nhìn từ trên xuống sẽ rất nhanh gây mỏi cổ, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Giả sử có 30 triệu cho 1 hệ thống máy tính, anh em hoàn toàn có thể xây dựng 1 cấu hình desktop trong khoảng 20 - 22 triệu, và 8 - 10 triệu còn lại mua 1 chiếc laptop cơ bản, phục vụ cho nhu cầu văn phòng, lướt web, mạng xã hội khi cần di chuyển. Cá nhân mình thấy việc sở hữu cùng lúc vừa desktop (cho nhu cầu hiệu năng cao, game, đồ họa) và laptop (văn phòng, lướt web) sẽ hiệu quả và hợp lý hơn là dồn hết tiền vào 1 chỗ.
Ý kiến của anh em ra sao giữa desktop và laptop, hãy chia sẻ ở phần bình luận nhé.