Tại sao chúng ta lại khóc khi đang ngủ?

blueJune
31/10/2022 9:36Phản hồi: 43
Tại sao chúng ta lại khóc khi đang ngủ?

Lý do khiến chúng ta khóc khi đang ngủ?

Các em bé sơ sinh thường khóc khi ngủ vì chưa quen với việc chuyển từ giai đoạn ngủ này sang giai đoạn ngủ tiếp theo. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên và phát triển, các bé thường thức giấc ít hơn.

Những người trưởng thành kiệt quệ về mặt cảm xúc, phải chịu đựng các tình trạng sức khỏe tâm thần hay vừa mới trải qua một trải nghiệm đau thương có thể khóc lúc đang ngủ và khi thức dậy.

Những giai đoạn chuyển đổi của giấc ngủ

Khi một đứa trẻ chào đời, chúng cần thời gian để thích nghi với chu kỳ mới của giấc ngủ. Giấc ngủ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) hay còn gọi là giấc ngủ nhẹ là một trong những giai đoạn này. Thời gian trong giai đoạn ngủ này của trẻ sơ sinh dài hơn so với người lớn.

Trẻ khóc khi ngủ vì chưa quen với việc chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nhẹ. Quá trình chuyển đổi có thể làm bé khó chịu khiến bé thức giấc và khóc. Đôi khi, bé sẽ tự ổn định và ngủ tiếp.

Các ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ nhi nếu bé thức dậy và khóc nhiều hơn bình thường hoặc không ngừng trong thời gian dài.


Những nỗi khiếp sợ ban đêm

Đó là những giấc mơ đáng sợ mà bạn không thể nhớ được khi thức dậy. Trẻ em trải qua điều này thường xuyên hơn người lớn. Nỗi khiếp sợ này xảy ra nhiều nhất trong độ tuổi từ 3 đến 7. Người ta ước tính rằng 30% bé nam và nữ mắc chứng này. Mỗi lần có thể kéo dài từ vài giây tới vài phút.

Biểu hiện bao gồm việc cựa quậy dữ dội trên giường, la hét, mộng du, khóc khi ngủ và khi thức dậy. Khoảng 10 tuổi, tần suất này giảm đi đáng kể.

Ác mộng

Ác mộng còn đáng sợ hơn cả một giấc mơ tồi tệ. Bạn có thể nhớ mình gặp nhiều cơn ác mộng khi còn nhỏ hơn lúc đã trưởng thành. Thức giấc sau một cơn ác mộng có thể khiến ta cảm thấy sợ hãi, buồn bã, run rẩy và bất an. Đôi khi, một cơn ác mộng có thể dữ dội đến mức khiến bạn bật khóc.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn không hoàn toàn chắc chắn vì sao con người gặp ác mộng nhưng họ vẫn cho rằng chúng có liên hệ với cách chúng ta xử lý những cảm xúc khó khăn và căng thẳng, những tình huống bất lợi và đối phó với cảm giác lo lắng về những việc sắp xảy ra.

Cảm xúc bị kìm nén hoặc do đau buồn

Mọi người đều trải qua những nỗi đau buồn khác nhau khi họ phải đối mặt với nỗi mất mát bi thảm hoặc một sự kiện đau buồn nào đó. Một số người có thể bộc lộ cảm xúc một cách dễ dàng, tìm kiếm sự giúp đỡ mà không gặp rào cản nào cả và vì thế có thể vượt qua nhanh chóng.

Nhiều người lại chọn cách phớt lờ hoặc kìm nén cảm xúc của họ và không cần tới người khác. Một số người cư xử như mọi việc vẫn ổn. Họ giữ cho mình bận rộn suốt cả ngày dài nhưng vào ban đêm, những cảm xúc khó khăn vẫn ập đến, thể hiện qua những vấn đề khi ngủ.

Không có cách nào là đúng hoàn toàn để thương tiếc người thân qua đời và khóc khi ngủ có thể là một cách tự nhiên để cơ thể bạn xử lý trải nghiệm đó. Đi tham vấn với chuyên gia trị liệu sức khỏe tâm thần có thể giúp ta xử lý những cảm xúc khó khăn đó, xác định cách đối phó và học cách chữa lành.

Lo âu và căng thẳng

Từ các vấn đề về công việc, hôn nhân, rắc rối gia đình, khó khăn tài chính cho tới những lo lắng về sức khỏe, cuộc sống đầy rẫy những yếu tố gây nên căng thẳng. Nếu cuộc sống đang tạo ra quá nhiều tình huống phức tạp thì cơ thể bạn cần phải xử lý những tình huống này.

Quảng cáo



Giấc ngủ hỗ trợ khả năng hình thành ký ức cảm xúc của não bộ, phát triển khả năng đồng cảm và điều chỉnh những phản ứng cảm xúc.

Sự căng thẳng và lo âu mà bạn cảm thấy có thể biểu hiện qua việc bạn khóc trong giấc ngủ vì khi đó, bộ não đang giải quyết những căng thẳng đang diễn ra trong cuộc sống của bạn.

Bệnh mất ngủ giả (Parasomnia)

Bệnh mất ngủ giả là một loại rối loạn giấc ngủ bao gồm mộng du và nói mơ. Khi mắc rối loạn này, một người sẽ thực hiện giấc mơ của họ trong cuộc sống thực, có thể bao gồm cả khóc. Nếu một ai đó trong gia đình mắc chứng rối loạn giấc ngủ này, có nhiều khả năng bạn cũng sẽ như thế.

Bệnh mất ngủ giả càng trầm trọng hơn do căng thẳng, lo âu và những thay đổi lớn trong thói quen ngủ. Điều này khiến người đó gặp rủi ro vì họ không nhận thức được môi trường thực tế của mình. Họ có thể vô tình làm hại bản thân vì ăn những thứ độc hại, ngã khi bước xuống cầu thang hoặc va chạm đồ vật.

Bạn cần tìm kiếm trợ giúp từ các chuyên gia y tế để đưa ra các cách điều trị và mẹo phòng ngừa nếu bạn thường xuyên mắc chứng rối loạn giấc ngủ này.

Trầm cảm

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng phổ biến, gắn liền với cảm giác buồn bã, tuyệt vọng và mất hứng thú không dứt với các hoạt động từng thấy thú vị.

Quảng cáo



Mối liên hệ giữa các vấn đề về giấc ngủ và chứng trầm cảm đặc biệt rõ ràng. 75% những người bị trầm cảm cho biết họ gặp vấn đề khi ngủ và ngủ không sâu giấc. Một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm là khóc mà không có lý do rõ ràng.

Trầm cảm buổi sáng

Trầm cảm buổi sáng còn được gọi là sự thay đổi tâm trạng vào ban ngày. Đây là một dạng trầm cảm xảy ra khi thức dậy vào buổi sáng, Một số triệu chứng bao gồm ngủ lâu hơn bình thường, cảm thấy bực bội, cáu kỉnh khi thức dậy, không có nhiều năng lượng để bắt đầu thói quen mỗi sáng và bi quan về cả ngày hôm đấy.

Nguyên nhân của chứng trầm cảm buổi sáng không rõ ràng; tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có liên quan đến các vấn đề về nhịp sinh học của bạn. Nhịp sinh học là chu kỳ ngủ-thức tự nhiên của cơ thể giúp bạn thực hiện các chức năng thiết yếu trong suốt cả ngày để giúp bạn dễ ngủ vào ban đêm và thức dậy vào buổi sáng.

Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ có liên quan tới những rối loạn giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể sự rối loạn điều hòa chu kỳ ngủ-thức là do sự thoái hóa của vùng dưới đồi và thân não. Những người bị sa sút trí tuệ cho biết họ khó đi vào giấc ngủ, ngủ trưa nhiều hơn, cáu kỉnh hơn vào buổi tối và thường xuyên thức giấc suốt đêm.

Đổi thuốc

Nếu bạn bắt đầu uống một loại thuốc mới, ngưng dùng loại cũ hoặc thay đổi liều lượng, điều này có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương có thể làm thay đổi chu kỳ ngủ-thức của bạn.

Một số ví dụ về các loại thuốc có thể gây mất ngủ bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và những loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.

Thi thoảng khóc trong lúc ngủ không phải là điều gì cần quá lo lắng vì với cảm xúc của con người, nước mắt là một cách để giải tỏa. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên khóc khi ngủ và ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày, bạn cần tham vấn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Họ sẽ giúp bạn phát hiện các nguyên nhân và đưa ra cách chữa trị nhằm cải thiện giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.

Theo verywellmind; Ảnh bìa: Scuffed Entertainment
43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn năng lượng hơn vào sáng mai
Thibg
ĐẠI BÀNG
2 năm
@matongthiennhienso1 Vì nghĩ rằng mình quá nghèo
Vì không khóc khi đang thức.
Trầm cảm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mình không có khái niệm ác mộng =]]
Mình thì chỉ sợ đi đái trong mơ thôi 🌚
@LocNguyen6495 Đi đái trong mơ cảm giác rất đã, cho đến khi thức dậy..
@LocNguyen6495 Cái này giang hồ gọi là Đái dầm nè. Bạn mình nó hơn 60 rồi mà bị mộng du. Vợ nó kể tối tối ổng nhắm mắt đi tóei đi lui hoặc đi vô toilet tiểu luôn rồi về ngủ. Có hôm nhậu xỉn nó ko mộng du mà choei thiệt. Đi tới tủ quần áo mở cửa tè vô rồi ngủ. vợ nó bảo ổng tưởng toilet. Dân gian bảo không nên đánh thúec họ vì làm vậy nguy hiểm. Hahahahah
GDis
ĐẠI BÀNG
2 năm
Chưa bao giờ khóc khi đang ngủ luôn
Rev
CAO CẤP
2 năm
cậu nhỏ của mình lâu lâu cũng khóc, hihi
@Rev Tuổi mới lớn mới khóc nhè. Cong dậy thig rồi mà còn nhõng nhẻo là đi BS đi. Hahaha
Mình cũng từng bị, khi gặp phải những ác mộng khủng khiếp liên quan đến việc mất đi người thân.
Cũng giống với thỉnh thoảng mộng tinh hồi chưa vk thôi mà ^^
Miyasaka
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mơ đi tè khi đang ngủ mới đáng sợ
Mình thì đêm đang ngủ mơ cái gì hài vcđ, chợt tỉnh cười sằng sặc =))
TonyWu
CAO CẤP
2 năm
chắc mới check coin chart xong
Ngâp chảy nước mét thui mừ
antonior
TÍCH CỰC
2 năm
Mình đã từng, khi mơ thấy người thân đã mất trước đó. Đó là một trải nghiệm không hề dễ chịu chút nào.
@antonior Mình cũng vậy, buồn lắm
Ông bà ta nói là ban ngày .....tối mơ thấy. Hahaha
đêm ngủ 1 mình thì hay nghĩ về sau này mình chết rồi sẽ đi về đâu, thấy lạc lõng, hoang mang và sợ chết, rồi khóc. mà ông thầy có nói là khóc tốt cho sức khỏe cơ mà khóc ít thôi coi với chứng nó có rớt thảm thì cũng đừng có khóc
"CÒN THỞ LÀ CÒN GỠ"
có mình ông khóc chứ ai khóc.
có vụ này luôn hả, từ bé đến lớn chưa biết luôn á
Paulng86
ĐẠI BÀNG
2 năm
Cũng nhiều người cười khi ngủ mà mấy man

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019