Đã qua hơn 4 trận đấu của World Cup 2022 và anh em có nhận ra một điều kì lạ đó là bên cạnh công nghệ bắt việt vị bán tự động mới, FIFA cũng áp dụng cách tính thời gian bù giờ cho mỗi trận đấu cũng khác luôn không? Kết quả là mỗi trận đấu có thể có thời gian bù giờ lên đến hàng chục phút, vậy lí do là vì đâu?
Đơn cử như trong trận Anh - Iran, thời gian bù giờ hiệp 1 lên đến 14 phút và hiệp 2 là 10 phút và đó nhiều khả năng cũng chưa phải là trận đấu duy nhất có thời gian bù giờ nhiều đến vậy.
Theo Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài FIFA Pierluigi Collina (cũng là một trọng tài huyền thoại) cho biết đã dự báo trước cho người hâm hộ rằng đừng ngạc nhiên nếu thời gian bù giờ của những trận đấu sẽ lên đến 6-7 phút hoặc hơn vì đây là quãng thời gian bù lại cho thời gian "bóng chết" trên sân. Theo đó, tất cả những tình huống khiến cho trận đấu tạm dừng đều sẽ được tính và bù lại vào cuối mỗi hiệp, đó là thời gian ăn mừng bàn thắng, thời gian thay người, cầu thủ câu giờ, hỗ trợ y tế...Tất cả đều phải được bù lại để trận đấu có trọn vẹn 90 phút.
Đơn cử như thời gian ăn bừng bàn thắng, trung bình sẽ khoảng 1 phút đến 1 phút rưỡi, tức nếu trận đấu có 3 bàn thắng thì đã mất khoảng gần 5 phút rồi.
Việc bù giờ nhiều có người ủng hộ, có người phản đối nhưng chung quy lại nó đem lại sự hấp dẫn, kịch tính cho trận đấu. Kể từ trận khai mạc, đã có 3 bàn thắng được ghi sau phút 90: Bàn thắng của Jack Grealish, của Taremi (90+13) và Klaassen (90+9).
FIFA đã áp dụng điều này tại Nga trước đây (tính toán thời gian bù giờ) và kết quả khá tốt, cơ quan này cũng mong điều tương tự tại Qatar.
Theo EuroSport.
Đơn cử như trong trận Anh - Iran, thời gian bù giờ hiệp 1 lên đến 14 phút và hiệp 2 là 10 phút và đó nhiều khả năng cũng chưa phải là trận đấu duy nhất có thời gian bù giờ nhiều đến vậy.
Theo Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài FIFA Pierluigi Collina (cũng là một trọng tài huyền thoại) cho biết đã dự báo trước cho người hâm hộ rằng đừng ngạc nhiên nếu thời gian bù giờ của những trận đấu sẽ lên đến 6-7 phút hoặc hơn vì đây là quãng thời gian bù lại cho thời gian "bóng chết" trên sân. Theo đó, tất cả những tình huống khiến cho trận đấu tạm dừng đều sẽ được tính và bù lại vào cuối mỗi hiệp, đó là thời gian ăn mừng bàn thắng, thời gian thay người, cầu thủ câu giờ, hỗ trợ y tế...Tất cả đều phải được bù lại để trận đấu có trọn vẹn 90 phút.
Đơn cử như thời gian ăn bừng bàn thắng, trung bình sẽ khoảng 1 phút đến 1 phút rưỡi, tức nếu trận đấu có 3 bàn thắng thì đã mất khoảng gần 5 phút rồi.
Việc bù giờ nhiều có người ủng hộ, có người phản đối nhưng chung quy lại nó đem lại sự hấp dẫn, kịch tính cho trận đấu. Kể từ trận khai mạc, đã có 3 bàn thắng được ghi sau phút 90: Bàn thắng của Jack Grealish, của Taremi (90+13) và Klaassen (90+9).
FIFA đã áp dụng điều này tại Nga trước đây (tính toán thời gian bù giờ) và kết quả khá tốt, cơ quan này cũng mong điều tương tự tại Qatar.
Theo EuroSport.