Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng 1 đường hầm dưới nước dài 18km. Đó chính là dự án Fehmarnbelt trị giá 10 tỷ Euro, đường hầm kết hợp đường sắt đi qua dải biển Baltic, kết nối Rødbyhavn trên đảo Lolland của Đan Mạch và Puttgarden ở miền bắc nước Đức. Fehmarnbelt được kỳ vọng sẽ trở thành đường đi bộ dài nhất thế giới khi được hoàn thành vào năm 2029.
Tên chính thức của đường hầm là Fehmarnbelt Fixed Link, gồm 2 đường cao tốc 2 làn và 2 đường ray điện khí hoá. Để đi qua đường hầm, hành khách có 2 lựa chọn tàu mất 7 phút hoặc đi ô tô là 10 phút. Tiết kiệm thời gian đáng kể so với đường vòng dài 160km như hiện nay.
Bên cạnh đó, thời gian di chuyển bằng đường sát từ Hamburg ở Đức đến Copenhagen ở Đan Mạch cũng sẽ được cắt giảm từ 5 tiếng xuống chỉ còn dưới 3 tiếng. Ngoài ra, một tuyến đường bộ khác sẽ thay thế dịch vụ phà, chuyên chở hàng triệu hành khách mỗi năm, giúp giảm thời gian di chuyển xuống chưa đầy 1 tiếng.
Đan Mạch cũng đang có kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt điện tốc độ cao từ đường hầm. Và các dịch vụ xe lửa sẽ tiếp tục đi qua biên giới Đan Mạch đến Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan.
Thật ra, ý tưởng tạo ra một đường hầm kết nối Đức và Đan Mạch không phải alf mới. Sau 10 năm lập kế hoạch, việc xây dựng bắt đầu vào năm 2020 ở phía Đan Mạch và ở Đức là vào năm 2021. Đường hầm có giá trị lên đến 10 tỷ Euro, trong đó EU góp 1,1 tỷ Euro.
Để xây dựng đường hầm, người ta sẽ sử dụng 89 phần bê tông khổng lồ để lắp ráp dưới biển Baltic ở độ sâu 40m. Chúng sẽ được xây dựng sẵn trên đất liền và sau đó hạ xuống nước bằng cần cầu. Công ty Đan Mạch phụ trách dự án này - Femern A/S hy vọng mọi thứ sẽ sẵn sàng để chuyển phần đầu tiên vào năm 2024.
Một số nhóm môi trường tỏ ra quan ngại về tác động của đường hầm đối với động vật hoang dã ở Vành đai Fehmarn, một khu vực đã được EU bảo vệ. Đáp lại, Fermern A/S cho biết đường hầm ngoài giúp “tăng công suất và giảm tình trạng tắc nghẽn trên mạng lưới đường sắt và đường bộ ở Đan Mạch”, nó cũng giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng, nhiên liệu và lượng khí thải CO2 ra môi trường.
Theo Euro News
Tên chính thức của đường hầm là Fehmarnbelt Fixed Link, gồm 2 đường cao tốc 2 làn và 2 đường ray điện khí hoá. Để đi qua đường hầm, hành khách có 2 lựa chọn tàu mất 7 phút hoặc đi ô tô là 10 phút. Tiết kiệm thời gian đáng kể so với đường vòng dài 160km như hiện nay.
Bên cạnh đó, thời gian di chuyển bằng đường sát từ Hamburg ở Đức đến Copenhagen ở Đan Mạch cũng sẽ được cắt giảm từ 5 tiếng xuống chỉ còn dưới 3 tiếng. Ngoài ra, một tuyến đường bộ khác sẽ thay thế dịch vụ phà, chuyên chở hàng triệu hành khách mỗi năm, giúp giảm thời gian di chuyển xuống chưa đầy 1 tiếng.
Đan Mạch cũng đang có kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt điện tốc độ cao từ đường hầm. Và các dịch vụ xe lửa sẽ tiếp tục đi qua biên giới Đan Mạch đến Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan.
Thật ra, ý tưởng tạo ra một đường hầm kết nối Đức và Đan Mạch không phải alf mới. Sau 10 năm lập kế hoạch, việc xây dựng bắt đầu vào năm 2020 ở phía Đan Mạch và ở Đức là vào năm 2021. Đường hầm có giá trị lên đến 10 tỷ Euro, trong đó EU góp 1,1 tỷ Euro.
Để xây dựng đường hầm, người ta sẽ sử dụng 89 phần bê tông khổng lồ để lắp ráp dưới biển Baltic ở độ sâu 40m. Chúng sẽ được xây dựng sẵn trên đất liền và sau đó hạ xuống nước bằng cần cầu. Công ty Đan Mạch phụ trách dự án này - Femern A/S hy vọng mọi thứ sẽ sẵn sàng để chuyển phần đầu tiên vào năm 2024.
Một số nhóm môi trường tỏ ra quan ngại về tác động của đường hầm đối với động vật hoang dã ở Vành đai Fehmarn, một khu vực đã được EU bảo vệ. Đáp lại, Fermern A/S cho biết đường hầm ngoài giúp “tăng công suất và giảm tình trạng tắc nghẽn trên mạng lưới đường sắt và đường bộ ở Đan Mạch”, nó cũng giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng, nhiên liệu và lượng khí thải CO2 ra môi trường.
Theo Euro News