Có lẽ, chính nhờ Gordon E. Moore cùng những cộng sự khi thành lập Intel, rồi từng nắm giữ thế độc quyền thị trường mà người Mỹ từng có được ở cái thời kỳ đường sắt và luyện thép cả trăm năm về trước, mà chúng ta giờ đây gọi khu vực phía bắc bang California, nơi những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đặt đại bản doanh là Silicon Valley, dù chẳng phải tập đoàn nào cũng làm tới ngành gia công wafer silicon tạo ra chip bán dẫn.
Ông Moore vừa từ trần tại nhà riêng ở Hawaii, hưởng thọ 94 tuổi, theo thông tin mà Intel và Tổ chức từ thiện Gordon & Betty Moore xác nhận.
Cùng với vài cộng sự, ngài cựu chủ tịch Intel hoàn toàn có thể nhận công lao đem máy tính cá nhân và máy tính xách tay nhỏ gọn đến với hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người dùng. Đấy là chưa kể những nỗ lực thu nhỏ con chip vi xử lý và phổ biến chúng, đưa vào từng sản phẩm điện tử mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Ban đầu, ông Moore từng muốn trở thành giáo viên, nhưng không bước được chân vào ngành giáo dục, nên đã trở thành “nhà khởi nghiệp tình cờ”, cách mà ông gọi chính bản thân mình. Ông trở thành tỷ phú sau khi chỉ đầu tư có 500 USD vào ngành chip bán dẫn, cơn sốt sau này biến ngành điện tử trở thành một trong những ngành lớn nhất hành tinh.
Ông Moore vừa từ trần tại nhà riêng ở Hawaii, hưởng thọ 94 tuổi, theo thông tin mà Intel và Tổ chức từ thiện Gordon & Betty Moore xác nhận.
Cùng với vài cộng sự, ngài cựu chủ tịch Intel hoàn toàn có thể nhận công lao đem máy tính cá nhân và máy tính xách tay nhỏ gọn đến với hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người dùng. Đấy là chưa kể những nỗ lực thu nhỏ con chip vi xử lý và phổ biến chúng, đưa vào từng sản phẩm điện tử mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Ban đầu, ông Moore từng muốn trở thành giáo viên, nhưng không bước được chân vào ngành giáo dục, nên đã trở thành “nhà khởi nghiệp tình cờ”, cách mà ông gọi chính bản thân mình. Ông trở thành tỷ phú sau khi chỉ đầu tư có 500 USD vào ngành chip bán dẫn, cơn sốt sau này biến ngành điện tử trở thành một trong những ngành lớn nhất hành tinh.

Còn những cộng sự từng được làm việc với Gordon Moore thì nói rằng, có lẽ ông là người nhìn trước được tương lai. Năm 1965, ông đưa ra một tuyên bố, thứ sau này được chúng ta coi là định luật mang tên ông, qua đó nói rằng cứ một khoảng thời gian, mật độ transistor trên một con chip xử lý sẽ tăng gấp đôi, từ đó tăng sức mạnh xử lý cho máy tính lên nhiều lần.
Sau này ông cũng đưa ra thêm hai hệ quả mà ít người nhắc đến: Thứ nhất là công nghệ phát triển sẽ khiến các sản phẩm máy tính ngày càng đắt hơn. Nhưng thứ 2, vì kinh tế quy mô lớn, người dùng cá nhân sẽ được hưởng lợi vì doanh số máy cao, chi phí sở hữu thiết bị giảm xuống. Định luật này đúng trong rất nhiều thập kỷ qua.
Kết hợp cả sự thông minh, khả năng quản lý, tính cách cuốn hút và mối quan hệ rộng, khi kết hợp với đồng sự, nhà đồng sáng lập Intel, Robert Noyce, cả hai người đã tạo ra một tập đoàn từng được coi là cái tên sở hữu những chuyên gia liều lĩnh và sáng tạo nhất của kỷ nguyên công nghệ thông tin. Đó chính là những người ủng hộ việc sử dụng chất liệu silicon để tạo ra những con chip nhỏ bằng móng tay, sau khi loại vật liệu này trải qua quá trình xử lý hóa chất và đánh bóng. Hóa ra nguồn tài nguyên gần như vô tận từ hạt cát này lại tạo ra những tính chất tuyệt vời để tạo ra những mạch điện tí hon, vận hành ở xung nhịp càng lúc càng cao.

Nhờ con chip vi xử lý silicon, bộ não trong cỗ máy tính, Intel đã giúp người Mỹ giành lại vị thế dẫn đầu từ tay người Nhật Bản trong thập niên 1980. Đến thập niên 90, 80% tổng số máy tính toàn cầu trang bị CPU của Intel, biến họ trở thành nhà sản xuất bán dẫn thành công nhất lịch sử. Hầu như tất cả những thành tựu ấy đều diễn ra dưới thời ông Moore quản lý Intel, từ năm 1975 tới 1987. Sau đó ông Moore trở thành chủ tịch tập đoàn đến năm 1997 mới nghỉ hưu.
Năm 2001, ông cùng vợ thành lập Quỹ Gorgon và Betty Moore, với khoản tiền 175 triệu USD dưới dạng cổ phần Intel để làm từ thiện. Năm 2001, họ ủng hộ 600 triệu USD cho Học viện Công nghệ California, món quà giá trị cao nhất cho một tổ chức giáo dục sau trung học ở thời điểm ấy. Hiện tại tổng tài sản của Quỹ Gorgon và Betty Moore ước tính hơn 8 tỷ USD, và họ đã làm từ thiện hơn 5 tỷ USD kể từ khi thành lập.
Trong những cuộc phỏng vấn, hiếm khi nào thấy ông Moore huênh hoang về “định luật” mà ông tuyên bố, thay vào đó là dành hết công lao cho những người thực sự đã tạo ra những cải tiến công nghệ. Dự đoán thiết bị công nghệ sẽ càng ngày càng rẻ của ông Moore không chỉ đúng, mà nó còn trở thành kim chỉ nam để rất nhiều công ty khác lên kế hoạch kinh doanh, với dự đoán rằng định luật Moore vẫn còn có giá trị.

Quảng cáo
Arthur Rock, người bạn thân của ông Moore, và cũng là một trong những nhà đầu tư đầu tiên đổ tiền cho Intel nói: “Đó là di sản của ông ấy. Di sản không phải là Intel, cũng không phải quỹ khuyến học, mà là định luật mang tên ông.”
Một ví dụ điển hình của định luật Moore: Năm 1971, con chip CPU 4004 được Intel tạo ra, chứa 2300 transistor. 50 năm sau, vào ngày kỷ niệm 50 năm định luật Moore ra đời, một con chip Core i5 thời điểm đó có sức mạnh xử lý gấp hơn 3500 lần so với 4004, tiết kiệm điện gấp 90 nghìn lần, và chi phí rẻ hơn gấp 60 nghìn lần, nếu so sánh số chip 4004 cần để tạo ra sức mạnh xử lý ngang ngửa i5 của nửa thế kỷ sau.
Tua lại quá khứ, ngày 3/1/1929, Gordon Earl Moore sinh ra ở San Francisco. Ông lớn lên ở Pescadero, một thị trấn ven biển phía nam bang San Francisco. Cha của ông, Walter H. Moore là một phó cảnh sát trưởng, còn gia đình bên ngoại thì có cửa hàng tạp hóa. Ông gặp bà Betty Whittaker khi đi học đại học San Jose, rồi hai người lấy nhau năm 1950. Cũng trong năm ấy, ông hoàn thành tấm bằng cử nhân ở đại học Berkeley, California, chuyên ngành hóa học. Năm 1954, ông nhận bằng tiến sỹ ở Caltech.
Một trong những nơi đầu tiên ông ứng tuyển sau khi tốt nghiệp là vị trí quản lý của Dow Chemical. Ông moore nhớ lại năm 1994: “Họ cho tôi gặp bác sỹ tâm lý để xem có phù hợp không. Ông ta nói tôi ổn về mặt chuyên môn, nhưng không đủ tầm để làm quản lý.”
Vậy là ông xin vào phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng ở đại học John Hopkins, Maryland. Rồi sau đó khi tìm đường trở về California, ông đi phỏng vấn ở phòng thí nghiệm Lawrence Livermoore, California, nhưng từ chối vì không muốn đi nghiên cứu bom nguyên tử. Thay vào đó, năm 1956, ông cùng William Shockley, cha đẻ transistor tới làm việc ở chi nhánh khu vực bờ tây của Bell Laboratories, cụ thể hơn là một đơn vị nhỏ đang cố gắng tạo ra những transistor trên nền silicon giá rẻ. Đáng tiếc là, Shockley hoàn toàn không có kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp.

Quảng cáo
Vậy là năm 1957, ông Moore cùng Robert Noyce tham gia một nhóm nhân viên đào thoát khỏi Shockley Semiconductor, bị đặt cho cái tên khét tiếng “8 kẻ phản phúc”, rời công ty của cha đẻ transistor để thành lập Fairchild Semiconductor Corporation. Chính tại đây, những đột phá đầu tiên của ngành bán dẫn đã được tạo ra. Và ở một khía cạnh khác không mấy liên quan, cũng nhờ Fairchild Semiconductor, chúng ta có một kỹ sư ghi danh vào lịch sử ngành công nghiệp bán dẫn khác, Jerry Sanders, người sau này tách ra và thành lập AMD vào năm 1969.
Cũng chỉ một năm trước khi AMD thành lập, hai ông Moore và Noyce cũng đã nghỉ ở Fairchild Semiconductor để thành lập công ty riêng, với cái kế hoạch không thể chung chung hơn: “Chúng ta sẽ làm chip silicon, và tạo ra những sản phẩm hấp dẫn.”
Với cái kế hoạch như thế, đáng lẽ rất khó tìm nhà đầu tư. Nhưng anh em đừng quên khi ấy “bán dẫn” là cụm từ hot chẳng khác gì crypto của vài năm trước hay AI bây giờ. Vậy là với 2,5 triệu USD tiền vốn, Gordon Moore và Robert Noyce thành lập Integrated Electronics Corporation, sau này viết gọn lại là Intel. Người thứ ba trong công ty là Andrew Grove, một kỹ sư gốc Hungary từng làm việc dưới quyền ông Moore ở Fairchild.
Sau khi tính toán xem nên tập trung vào công nghệ nào, ba người đàn ông quyết định chọn phát triển chip bán dẫn oxide kim loại thế hệ mới. Và để tăng mật độ transistor trên die lẫn xung nhịp vận hành, họ chọn silicon thay vì nhôm.

Viết lại ký ức vào năm 1994, ông Moore nhớ lại: “May mắn, rất may mắn là chúng tôi chọn luôn một cái công nghệ vừa đủ khó cho một start-up thành công.” Đầu những năm 1970, chip vi xử lý Intel 4000 series bắt đầu thực hiện cuộc cách mạng với máy tính cá nhân, dù chính bản thân Intel lại bỏ lỡ cơ hội trở thành một nhà sản xuất thiết bị đầu cuối. Ông Moore đổ lỗi cho chính tầm nhìn ngắn hạn của bản thân khi nhớ lại chuyện này:
“Rất lâu trước cả khi Apple hiện diện, một kỹ sư đến hỏi tôi rằng Intel có nên tự sản xuất máy tính cho gia đình không, và tôi hỏi lại anh ra rằng, làm gì có ai muốn một chiếc máy tính để ở trong nhà?”
Thập niên 1960, một transistor bán dẫn có giá 150 USD. Còn sau khi Intel tồn tại, 10 USD mua được 100 triệu transistor. Ông Moore từng viết, nếu ngành ô tô phát triển như ngành bán dẫn, thì xe sẽ cực kỳ tiết kiệm nhiên liệu, và tiền mua xe có khi còn rẻ hơn cả tiền đỗ xe.
Còn ở thời điểm bây giờ, định luật Moore đã bắt đầu bị chính những giới hạn vật lý cơ bản cản trở. Đấy là chưa kể đến chi phí khổng lồ để thu gọn khoảng cách giữa từng transistor chỉ nhỏ bằng một phần đường kính sợi tóc. Chính bản thân ngài Moore cũng từng thừa nhận, trong một cuộc phỏng vấn năm 2005, rằng “nó không thể tồn tại mãi,” và nói thêm “bản chất của việc phát triển theo cấp số nhân là nếu quá cố gắng, trước sau gì cũng sẽ xảy ra chuyện không ai muốn.”
Theo The New York Times