Bỏng là một trong những tai nạn mà hầu như bất cứ ai cũng từng gặp phải. Đây là một loại tổn thương da do bức xạ, ma sát, hóa chất, điện, nhiệt,… Trên thực tế, bỏng ảnh hưởng đến bề mặt da, thậm chí nó ăn sâu vào tất cả các lớp da. Bỏng không chỉ gây hỏng mô mà còn ảnh hưởng đến xương và cơ bắp. Các mức độ bỏng khác nhau sẽ có cách điều trị tương ứng nhằm hạn chế những biến chứng do bỏng để lại và phục hồi da nhanh chóng.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bạn có thể bị bỏng như bỏng nhiệt (bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ rán,...) hay bỏng do hóa chất. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bỏng khác nhau chúng ta sẽ có cách xử lý phù hợp tương ứng. Thông thường, các vết bỏng sẽ được chia thành 3 cấp độ theo tình trạng nghiêm trọng:
Lưu ý: Các mẹo này chỉ áp dụng cho các vết bỏng nhẹ và nhỏ, đối với các vết bỏng nghiêm trọng cần đến bác sĩ ngay để được điều trị.
Nguồn: paleohacks
Phân loại vết bỏng
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bạn có thể bị bỏng như bỏng nhiệt (bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ rán,...) hay bỏng do hóa chất. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bỏng khác nhau chúng ta sẽ có cách xử lý phù hợp tương ứng. Thông thường, các vết bỏng sẽ được chia thành 3 cấp độ theo tình trạng nghiêm trọng:
- Bỏng cấp độ 1: Cấp độ bỏng nhẹ nhất. Da bị sưng đỏ và không bị phồng rộp, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
- Bỏng cấp độ 2: Bỏng ảnh hưởng đến lớp mô da phía trong. Lúc này, da bị phồng rộp và dày lên, hình thành các bọng nước. Bỏng cấp độ 2 khá dễ để lai sẹo.
- Bỏng cấp độ 3: Cấp độ nặng, da bị tổn thương nghiêm trọng vào lớp sâu bên trong. Vùng da bỏng có màu xám, trắng hay thậm chí cháy đen. Nhiều dây thần kinh có thể bị tê liệt.
Lưu ý: Các mẹo này chỉ áp dụng cho các vết bỏng nhẹ và nhỏ, đối với các vết bỏng nghiêm trọng cần đến bác sĩ ngay để được điều trị.
Nguồn: paleohacks