Giải mã nguyên nhân gây ra thảm họa cháy ở Hawaii tháng 8: cỏ khô

Nam Air
9/9/2023 5:13Phản hồi: 21
Giải mã nguyên nhân gây ra thảm họa cháy ở Hawaii tháng 8: cỏ khô
Cháy rừng thì năm nào cũng xảy ra hàng trăm tới hàng ngàn vụ ở Mỹ, tuy nhiên trận cháy rừng xảy ra hôm 8/8 ở Lahaina, đảo Maui của tiểu bang Hawaii được các nhà khoa học đánh giá là thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất ở Mỹ trong vòng 1 thế kỷ qua.

Theo các nhà khoa học, trận cháy đã “âm ỉ” hàng chục năm qua, đến đầu tháng 8 năm nay thì nó mới bùng phát, sau khi kết hợp đầy đủ của các điều kiện cần và đủ, gồm có đất, gió và lửa.

Gió đem theo lửa như thế nào?

Khi gió thổi qua các hẻm núi, không khí được nén lại và thổi mạnh hơn, đồng thời nhiệt độ cũng cao hơn làm cho độ ẩm trong không khí cũng đồng thời giảm đi. Những rãnh trong thung lũng, hẻm núi gia tốc cho các cơn gió, đem nhiều oxy tới cung cấp cho các đám cháy.

Sau đó nhiệt độ cao và than tro tiếp tục được các cơn gió đem đi xa hơn, hậu quả là diện tích bị cháy ngày càng lan rộng ra.

Đây là những gì còn sót lại ở Lahaina sau khi lửa tàn. Người dân bản địa Hawaii gọi Lahaina là “cruel sun”, nghĩa là “Mặt trời tàn khốc”. Lahaina nằm giữa bóng râm của dãy núi Maui phía Tây.


Trước khi thảm họa xảy ra vài ngày. Nhiệt độ trung bình trong ngày ở Lahaina đo được khoảng 30 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình vốn có ở thời điểm này.
Tinhte-chay-o-maui (2).jpg

Kèm theo đó, không khí cũng hanh khô hơn. Thông thường, tiểu bang Hawaii sẽ “nương nhờ” hiện tượng La Niña để có thêm các cơn mưa trong mùa Đông. Tuy nhiên La Niña kéo dài 3 năm liên tục, kết thúc vào năm 2022, lại không mang nhiều mưa cho Hawaii như mong đợi.

La Niña là hiện tượng trái ngược với El Niño. Năm 2022 đánh dấu năm thứ 30 liên tiếp tiểu bang Hawaii của Mỹ liên tục bị giảm lượng mưa trong mùa mưa, lên tới 30% so với trước đây.

“Đợt La Niña vừa rồi khô hanh hơn rất nhiều so với chúng tôi mong đợi, trong khi đó tiểu bang lại chịu hạn hán khắc nghiệt hơn trước đây.” - Nhà khí hậu học Abby Frazier ở đại học Clark, tiểu bang Massachusetts, người đang làm việc ở Hawaii hơn 10 năm nay, nói với Reuters.
Tinhte-chay-o-maui-2.jpg

Gió mạnh thổi từ phía tây

Theo báo cáo của Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ, trong 3 ngày từ 7 - 9/8, gió giật mạnh ở Maui với sức gió lên tới 108km/h, làm bật gốc cây và biển động mạnh. Lúc đầu, các nhà khí tượng cho rằng đây là ảnh hưởng của cơn bão Cat4 tên Dora, hình thành cách đảo Honolulu khoảng 1.100km về phía Nam.

Trong khi đó, nhà khí tượng John Bravender, làm việc trên đảo Honolulu, lại cho rằng bão Dora ít có liên quan tới trận cháy rừng trên đảo Maui. John cho rằng sức gió của bão Dora rất yếu so với quy mô một cơn bão Cat4 của nó, với lại Dora ở cách khá xa đảo Maui.
Tinhte-chay-o-maui (6).jpg

Tuy vậy, John vẫn thừa nhận rằng bão Dora đã làm cho không khí nóng bay thấp hơn trong khí quyển, xuống sát mặt đất hơn thường lệ. (Kiến thức phổ thông: ở điều kiện khí quyển bình thường thì không khí nóng bốc lên cao, không khí lạnh chìm xuống dưới).

Quảng cáo



Cùng lúc đó, 1 luồng áp suất lớn hình thành phía Bắc Hawaii đưa gió về phía Đông-Đông Bắc, tràn về phía khuất gió của đảo Maui. Cơn gió này tên là Moa'e (hoặc A'eloa).

Hiện tượng áp suất cao này gọi là Bắc Thái Bình Dương, nó kết hợp với không khí ấm, còn gọi là lớp đảo ngược, sau đó “dắt tay nhau” đi qua vùng không khí nóng trên đỉnh ngọn núi lửa ở Lahaina. Thường thì hiện tượng này xảy ra một vài lần mỗi năm, nhưng lần này thì nghiêm trọng rất rất nhiều lần.

Khi gió từ sườn núi tràn xuống đồng bằng, không khí bị nén lại và nóng lên. Ở chân núi, nơi cách thị trấn 2km, gió gặp cỏ khô và đây chính là nguồn “nhiên liệu” cho những trận cháy. Trước đây vùng này là những rừng cây nhiệt đới, dương xỉ và địa y, đến thế kỉ 19 và 20 thì nó bị thay thế bằng các đồn điền trồng mía.
Tinhte-chay-o-maui-4.jpg
Maui năm 1880

Gió khô đã lấy đi những phần trăm độ ẩm cuối cùng còn sót lại của cỏ khô vốn đã chịu hạn hán lâu năm.

Hàng trăm năm qua, nhiệt độ trung bình của địa cầu liên tục tăng lên, một phần là do tốc độ tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của con người. Hậu quả mà chúng ta đã và đang thấy là các trận cháy rừng xảy ra dày đặc hơn, quy mô lớn hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn.

Quảng cáo



Tuy vậy, nữ khoa học gia Abby Frazier cho rằng nhiệt độ chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong vụ cháy ở Maui, trong khi đó cỏ xâm lấn - đã chết khô - mới là nguyên nhân chính.
Tinhte-chay-o-maui-3.jpg

Cỏ - nguồn nhiên liệu mới

Khi các nhà truyền giáo người Mỹ đặt chân tới Lahaina đầu thế kỉ 19, họ đã cho xây dựng ồ ạt trên các vùng đất trước đây là đầm lầy và ao hồ, đồng thời xây dựng cảng biển quốc tế để giao dịch dầu cá voi - thứ nhiên liệu quan trọng bậc nhất thời đó.

Khi những người thực dân đặt chân tới Hawaii, họ lần lượt thay thế nếp sống và phong tục của người bản địa. Nhiều người Hawaii đã chết vì các bệnh truyền nhiễm, bởi cơ thể họ không có miễn dịch tự nhiên với các bệnh lạ này.

Thời đó, cháy rừng xảy ra ít hơn bây giờ. Nếu có, cũng do sét đánh hoặc dung nham từ núi lửa tràn xuống mà thôi.
Tinhte-chay-o-maui (5).jpg

Đến giữa thế kỉ 19, người di cư đến từ Polynesia đem cây mía tới và trồng trên đảo Hawaii. Cây mía nhanh chóng trở thành cây trồng xuất khẩu chủ chốt của Lahaina. Nhà máy mía đường đầu tiên được xây dựng, Pioneer Mill. Họ tiếp tục biến các khu rừng khô và vùng cây bụi bản địa của Lahaina thành những đồn điền trồng mía. Lần lượt nhiều công ty mía đường khác đến đây làm ăn. Tới thập niên 1930, diện tích trồng mía ở đây lên tới 100.000 ha.
Tinhte-chay-o-maui-6.jpg
Nội thất của 1 căn nhà ở Lahaina bị cháy rụi

Cạnh tranh không lại các nền kinh tế mới có nguồn nhân công rẻ hơn như Ấn Độ, các nước vùng Caribbean và Nam Mỹ, trước khi bước qua thế kỉ 21, lần lượt các công ty mía đường ở Lahaina phải đóng cửa để cắt lỗ, kể cả Pioneer Mill cũng đóng cửa vào năm 1999. Hàng trăm ngàn ha trồng mía đường dần dần bị bỏ hoang.

Tuy nhiên rừng cây năm xưa thì không quay trở lại như thuở ban đầu. Đất đai màu mỡ ở Lahaina thì đã bạc màu vì cây mía.

Tinhte-chay-o-maui (4).jpg
Diện tích trồng mía đường năm 1937

Khi chúng ta làm thay đổi hệ sinh thái này các đồn điền, nó sẽ không thể tự quay trở lại như ban đầu. Thomas Smith, nhà khoa học về lửa ở trường đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị London nói.

Đã vậy, các loại cỏ xâm thực, bao gồm cỏ trâu và cỏ guinea, có nguồn gốc từ châu Phi, được đem tới đảo Maui để trồng làm thức ăn gia súc, dần chiếm ưu thế và áp đảo lên tới ¼ diện tích bang Hawaii. Các nhà khoa học nói rằng Hawaii đã mất tới 90% diện tích rừng khô bản địa.

Nhà sinh thái học về lửa Jennifer Balch của trường Đại học Colorado Boulder nói: Cũng như con người, cây bản địa Hawaii ở những vùng xa xôi hẻo lánh không có “sức đề kháng” để phòng thủ với thực vật xâm lấn ngoại lai.
Tinhte-chay-o-maui (3).jpg

Pacific Fire Exchange, dự án truyền thông về hỏa hoạn của trường Đại học Hawaii cho biết sự mở rộng trong 1 thế kỉ qua ở tiểu bang này, lại “trùng hợp” làm tăng tỉ lệ cháy rừng lên tới 400%.

Nhà thực vật học Mike Opgenorth, giám đốc Sở thú Kahanu trên đảo Maui nói: “Tâm lý của chúng ta mỗi khi thấy đồng cỏ khô là: Dễ cháy lắm nè!!!”.
Tinhte-chay-o-maui-5.jpg

Trong khi đó, một khu rừng dù có khô hạn cũng khó cháy hơn so với đồng cỏ khô. Cây khô và lá khô dù sao cũng chứa nhiều độ ẩm hơn là cỏ khô. Ngoài ra, lửa cũng cháy lan chậm hơn trong rừng vì gió gặp sức cản của lá và cây cối.

Hiện tại các nhà khoa học Mỹ vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân đầu tiên gây ra trận cháy ở Lahaina vào ngày 8/8, nhưng các nhà khoa học đã biết được làm sao lửa có thể lan nhanh với tốc độ chóng mặt trên các đồng cỏ, nuốt chửng các dãy nhà gỗ còn sót lại từ thời đồn điền trồng mía và tiến về phía biển chỉ trong vài giờ.

Thomas Smith nói: Đó là một tình huống cực kì dễ cháy, bao quanh một thị trấn vô vùng dễ cháy.
Tinhte-chay-o-maui-1.jpg

Theo Reuters, Ảnh: Grist
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

" Theo các nhà khoa học, trận cháy đã “âm ỉ” hàng chục năm qua, đến đầu tháng 8 năm nay thì nó mới bùng phát, sau khi kết hợp đầy đủ của các điều kiện cần và đủ, gồm có đất, gió và lửa." Này chính là hội đủ nhơn duyên sẽ thành quả này. Áhihi
MarcusNg
ĐẠI BÀNG
10 tháng
🤣🤣🤣🤣🤣
Đã cháy lại gặp gió thổi cho cháy lớn, cháy lan ra nữa.
“Mất mùa là tại thiên tai
Đc mùa là tại thiên tài cảng ta”
Riết như bọn cơm xèng, đổ thừa này nọ chứ ko nhận là do chữa cháy yếu kém. Nát
@dấu-tên-nhưng-dấu-luôn-năm-sinh Mày ăn phải bả hay sao đem so xứ giãy chết với xứ thiên đường thằng kia
Cười vô mặt
@Carl Bodo aka dlv hay so sánh vậy ák fen 🤣
@dấu-tên-nhưng-dấu-luôn-năm-sinh chả hiểu sao bài báo thông tin mà cũng đá cắn sang chuyện khác được 😆)
redneon
TÍCH CỰC
10 tháng
Mấy thánh Mỹ thì nói là do Châu Á xả thải hoặc TQ, Nga phóng hỏa chứ Mỹ yêu môi trường lắm, làm gì có cháy rừng :v

Ở bên Mỹ nhờ vụ này dân đảo mới chửi tan nát mấy đứa tỷ phú như Oprah hay TheRock giả trân lên TV quan ngại, kêu gọi từ thiện giúp đỡ . nhưng đằng sau đó lại cho bảo vệ chặn cửa, ko cho ng dân Maui trú lại khi hỏa hoạn xảy ra, mướn luôn đội cứu hỏa ở Maui để bảo vệ nhà mình , ai chết mặc kệ 💀
@redneon mấy bị chật ray đường tàu đổ hàng chục toa chất diệt cỏ ra môi trường vẫn an toàn lắm. chúng nó làm màu thôi, thực tế còn khốn nạn hơn các nước đang phát triển
@conankcbn7 khốn nạn như nhau mới đúng chứ bác nhỉ
OGKush
ĐẠI BÀNG
10 tháng
@haobcyqhdvb chuẩn, khốn nạn như nhau =)) đâu chả vậy
maibook
TÍCH CỰC
10 tháng
Kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc.
do đám lãnh đạo ngu, không biết cảnh báo, di tản sớm
Ở nước ngoài cháy rừng là do thiên tai, dù có cháy cũng trong kiểm soát. Không như ở VN và T.àu cháy rừng là do quản lý yếu kém!
Pray for Hawai
Hơn trăm người chết + hơn 300 người mất tích.
lại điệp khúc người ta ăn c*t được thì chúng tôi cũng ăn được , sao lại trách chúng tôi
Cười vô mặt
Đóng thuế để làm được bảo vệ cho đã xong đổ thừa thiên tai
Trực thăng đâu ? Sao ko dập lửa giải cứu ?
linh05
TÍCH CỰC
10 tháng
Cháy ở Hawaii là do VŨ KHÍ THỜI TIẾT D.E.W nhé, chả liên quan gì đến cỏ khô hay cỏ ướt cả.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019