Chiến đấu cơ F9F Panther là một cột mốc trong ngành hàng không, chứng kiến quá trình chuyển từ động cơ piston sang động cơ phản lực diễn ra mạnh mẽ vào thập niên 1940 và đặc biệt là từ sau thế chiến thứ 2.
Hải quân Mỹ muốn tạo ra một chiếc tiêm kích phản lực có thể cất cánh và hạ cánh từ tàu sân bay với sự giúp sức từ Grumman. Đây là chiến đấu cơ đầu tiên của Hải quân và Thủy quân Lục chiến có thể cạnh tranh và chiếm ưu thế trên không so với các chiến đấu cơ của đối phương.
F9F Panther là một bước tiến về công nghệ và hiệu suất so với những máy bay tiền nhiệm. Nó đã giúp mở đường cho các tiêm kích F-16 và F-4, dù hai loại tiêm kích này luôn được ghi nhận nhiều hơn trong lịch sử hàng không quân sự. Chiếc Panther vẫn hoạt động ở mức độ hạn chế tới tận giữa thập niên 1960.
Tiêm kích F9F-2B tại Bảo tàng máy bay Cavanaugh, bang Texas. Ảnh: Wikipedia.
Hải quân Mỹ muốn tạo ra một chiếc tiêm kích phản lực có thể cất cánh và hạ cánh từ tàu sân bay với sự giúp sức từ Grumman. Đây là chiến đấu cơ đầu tiên của Hải quân và Thủy quân Lục chiến có thể cạnh tranh và chiếm ưu thế trên không so với các chiến đấu cơ của đối phương.
F9F Panther là một bước tiến về công nghệ và hiệu suất so với những máy bay tiền nhiệm. Nó đã giúp mở đường cho các tiêm kích F-16 và F-4, dù hai loại tiêm kích này luôn được ghi nhận nhiều hơn trong lịch sử hàng không quân sự. Chiếc Panther vẫn hoạt động ở mức độ hạn chế tới tận giữa thập niên 1960.
Tiêm kích F9F-2B tại Bảo tàng máy bay Cavanaugh, bang Texas. Ảnh: Wikipedia.
Tiến bộ qua từng phiên bản
Hoạt động nghiên cứu và phát triển của tiêm kích này không suôn sẻ như dự kiến. Nhà sản xuất Grumman giành được hợp đồng phát triển máy bay vào tháng 4/1946, tuy nhiên đến tháng 12/1949 thì mẫu tiêm kích F9F đầu tiên mới cất cánh lần đầu.Ban đầu, hợp đồng của hãng là chế tạo một chiến đấu cơ hoạt động ban đêm 2 chỗ ngồi, có đến 4 động cơ tuabin phản lực luồng (turbojet) gắn trên hai cánh. Nó cần đến 4 động cơ vì vào thập niên 1940 động cơ phản lực còn khá yếu, chiếc nguyên mẫu này được đặt tên là XF9F-1.
Mô hình gỗ của chiếc XF9F-1.
Nhưng sau đó họ nhanh chóng chuyển qua loại tiêm kích hoạt động ban ngày, một chỗ ngồi, một động cơ Rolls-Royce Nene với lực đẩy 22,24 kN. Nó được đặt tên là XF9F-2 và bay lần đầu ngày 21 tháng 11/1947.
Sau đó họ tiếp tục thay động cơ Nene bằng Alison J33, một động cơ được tăng cường lực đẩy, trong hai phiên bản F9F-3 và F9F-4. Cuối cùng chiếc tiêm kích hoàn thiện sau cùng là F9F-5, trang bị biến thể động cơ J48 do Pratt & Whitney chế tạo, theo bản quyền của động cơ Rolls-Royce Tay.
Một chiếc F9F-5 trưng bày ở Bảo tàng Hàng không và Không gian Pima, bang Arizona. Ảnh: Jet photos.
Lịch sử ngắn ngủi nhưng ấn tượng
Hoạt động nghiên cứu và phát triển của chiến đấu cơ F9F hoàn tất vào tháng 5/1949, Phi đội VF-51 của Hải quân Mỹ là đội quân đầu tiên nhận được phiên bản F9F-3. Hoạt động từ trên tàu sân bay, nó đã bắn hạ hai chiến đấu cơ YAK-9 vào tháng 7/1950. Sứ mệnh này là lần đầu tiên hai phi công Hải quân hạ được máy bay đối phương.Chiếc F9F-3 Panther vào năm 1950.
Quảng cáo
Một chiếc Mig-15 cũng bị F9F hạ sau đó cùng năm. Ngoài ra F9F còn hạ được 11 chiếc máy bay khác mà không bị mất chiếc nào trong quãng thời gian từ 1951 đến 1953.
Những chiếc F9F-5 và F9F-2 là các biến thể chính từng được chế tạo và có 1,385 chiếc chuyển giao cho Hải quân vào thời điểm dòng tiêm kích này dừng sản xuất năm 1953. Dù chuyên hoạt động từ trên tàu sân bay nhưng nó không phải là chiếc phản lực đầu tiên cất cánh từ tàu sân bay như McDonnell FH-1 Phantom I. Tuy vậy mẫu Phantom I chỉ có 60 chiếc được chế tạo.
Dù theo cách nào thì F9F vẫn từng đóng một vai trò quan trọng trên tàu sân bay. Tính tới tháng 7/1953, thời điểm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên thì hầu hết những tiêm kích trên tàu sân bay đều là các biến thể của F9F.
Các thông số của phiên bản F9F-5.
Ngoài phi đội VF-51 của Hải quân, phi đội trình diễn Blue Angels thành lập trong thập niên 40 cũng là nhóm sớm nhất nhận được chiếc máy bay này. Năm 1949 họ nhận chiếc F9F-2, là chiếc phi cơ phản lực đầu tiên của đội và họ sử dụng đến năm 1957 thì chuyển qua chiếc F11F Tiger. Blue Angels vẫn còn hoạt động trình diễn đến ngày nay.
Neil Armstrong, người đầu tiên đi bộ trên Mặt trăng và John Glenn, người Mỹ thứ 3 đi vào không gian là hai người nổi danh nhất từng lái tiêm kích F9F trong cuộc chiến Triều Tiên.
Cảm hứng thiết kế cho động cơ phản lực hiện đại
Có một thực tế là F9F chỉ phục vụ một thời gian ngắn trên tàu sân bay cho Hải quân và Thủy quân lục chiến. Hải quân đã ngừng sử dụng nó vào năm 1956 và Thủy quân lục chiến vào năm 1958, những chiếc còn lại được dùng cho mục đích tiện ích và huấn luyện. Một số ít còn được dùng làm máy bay điều khiển thiết bị bay không người lái tới giữa thập niên 1960.Quảng cáo
Những chiếc F9F-5 trên tàu USS Lake Champlain năm 1953.
Do động cơ phản lực phát triển nhanh chóng nên nó sớm bị lỗi thời. Vì F9F sau đó sẽ được nâng cấp lên F9F-6 Cougar, tiêm kích phản lực cánh xuôi đậu trên tàu sân bay đầu tiên của Hải quân. Tiếp đến là F11F Tiger, đến lượt chiếc Tiger này lại sớm bị lu mờ bởi F-8 Crusader và F-4 Phantom II, là hai trong số những chiếc tiêm kích tốt nhất mọi thời đại.
Dù hoạt động thời gian ngắn trong thập niên 1950 nhưng quá trình nghiên cứu và phát triển của F9F có vai trò to lớn. Nó đã đem lại hiểu biết sâu sắc cho các kỹ sư trong việc chế tạo những chiếc máy bay phản lực đời đầu. Vì thế dù không phải là tiêm kích phản lực đầu tiên, F9F vẫn là mẫu tiêm kích phản lực tốt nhất trong thời đại của mình.
Theo [1], [2].