Mẫu Lenovo LOQ thế hệ mới 2024 (15IRX9) tuy có sự thay đổi về thiết kế bên ngoài, nhưng cấu hình bên trong là cấu hình của mẫu 2023, tuy vậy, phiên bản mình giới thiệu với anh em trong bài này chưa phải bản cấu hình cao nhất của LOQ 2024, chính vì vậy chủ yếu sự thay đổi sẽ đến từ bên ngoài.
Có thể nói bây giờ LOQ đã giống các mẫu máy Legion hơn rất nhiều, gần như từ mặt trước anh em sẽ không nhận ra đâu là Legion, đâu là LOQ nếu không nhìn vào logo. Chất lượng build của các dòng LOQ bây giờ cũng đã tốt hơn, dù là nhựa nhưng rất chắc chắn.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/02/8269014_trentay-Lenovo-LOQ-15IRX9-tinhte-pnghuy8.jpg)
Nói một cách đơn giản thì Lenovo LOQ 15IRX9 là một phiên bản nâng cấp của LOQ 15IRH8, lần đầu cầm Lenovo LOQ 2024 trên tay cảm giác đầu tiên của mình là có vẻ nó mỏng hơn mẫu 2023 nhỉ?
Kết quả đúng là nó mỏng hơn thật. Lenovo LOQ 2024 (15IRX9) có độ dày từ 22.1-23.9mm còn mẫu LOQ 2023 là từ 22.1-25.2mm, tương ứng với khu vực mỏng nhất và dày nhất. Do sự chênh lệch giữa hai đầu không còn quá nhiều nên tổng thể từ bên hông anh em sẽ thấy LOQ 2024 mỏng hơn.
Có thể nói bây giờ LOQ đã giống các mẫu máy Legion hơn rất nhiều, gần như từ mặt trước anh em sẽ không nhận ra đâu là Legion, đâu là LOQ nếu không nhìn vào logo. Chất lượng build của các dòng LOQ bây giờ cũng đã tốt hơn, dù là nhựa nhưng rất chắc chắn.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/02/8269014_trentay-Lenovo-LOQ-15IRX9-tinhte-pnghuy8.jpg)
Nói một cách đơn giản thì Lenovo LOQ 15IRX9 là một phiên bản nâng cấp của LOQ 15IRH8, lần đầu cầm Lenovo LOQ 2024 trên tay cảm giác đầu tiên của mình là có vẻ nó mỏng hơn mẫu 2023 nhỉ?

Kết quả đúng là nó mỏng hơn thật. Lenovo LOQ 2024 (15IRX9) có độ dày từ 22.1-23.9mm còn mẫu LOQ 2023 là từ 22.1-25.2mm, tương ứng với khu vực mỏng nhất và dày nhất. Do sự chênh lệch giữa hai đầu không còn quá nhiều nên tổng thể từ bên hông anh em sẽ thấy LOQ 2024 mỏng hơn.

Chúng ta cũng sẽ không còn thấy kiểu vát chéo 2 góc ở cạnh trên của màn hình nữa, phần nào đó nó đã trở nên lỗi thời, bây giờ Lenovo vát chéo ở hai góc của phần đuôi máy, tạo nên sự mạnh mẽ và nhìn rất giống với những mẫu Legion của năm 2021-2022.

LOQ 15IRX9 2024 nặng 2.38kg, nếu xét trên thông số thì nó nhẹ hơn so với mẫu 2023 (2.4kg), con số không nhiều nên cảm giác cầm nắm vẫn là nặng như nhau 😁.

Lenovo vẫn sử dụng bản lề hai bên, có khả năng mở máy 180 độ, mở được bằng 1 tay nhưng bản lề này không giữ được phần màn hình quá chắc chắn, vẫn sẽ có rung lắc khi cầm máy di chuyển.

Webcam của máy vẫn là 720p, có thanh gạt E-Shutter để bảo vệ quyền riêng tư, dĩ nhiên ở phân khúc phổ thông khó mà đòi hỏi được nhiều, nhưng mình vẫn mong muốn cảm biến IR để mở khoá bằng khuôn mặt, hoặc ít nhất là mở khoá bằng vân tay.

Cổng kết nối của Lenovo LOQ 2024 vẫn đầy đủ từ USB-A (3.2 Gen 1) đến USB-C (3.2 Gen 2, DP1.4 và PD 140W), HDMI 2.1, cổng LAN RJ45.

Bàn phím là điều tuyệt vời trên những mẫu laptop gaming của Lenovo và nó vẫn được giữ nguyên trên LOQ 15IRX9, khoảng cách các phím, hành trình phím (1.5mm), độ nảy, độ ổn định đều tuyệt vời như vậy, gõ rất đã và sướng. Keycap vẫn được làm võng nhẹ tạo độ ổn định và chính xác khi gõ.

Touchpad diện tích vừa phải, không quá lớn, vẫn phủ nhựa nhưng khả năng tracking cực kì chính xác.
Quảng cáo
Build bằng nhựa nhưng LOQ 2024 cực kì chắc chắn, nhấn mạnh xuống khung bàn phím cũng khó mà làm mẫu máy này bị flex.
LOQ 15IRX9 2024 sử dụng hai bộ loa công suất 2W, đi kèm với bộ phần mềm tinh chỉnh Nahimic Audio, chất lượng loa thì ở mức tạm ổn, đủ để nghe và chơi game.

Về màn hình, Lenovo LOQ 15IRX9 chỉ có một tuỳ chọn duy nhất là FHD 16:9 (1920 x 1080 pixel), tốc độ làm tươi 144Hz, tấm nền IPS 100% sRGB, độ sáng 300 nits và hỗ trợ NVIDIA G-Sync.
Chất lượng hiển thị của tấm nền này vừa đủ để chơi game, kể cả nó là tỉ lệ 16:9, nhưng để làm việc, lướt web hay làm việc sáng tạo nội dung thì không gian hiển thị của tỉ lệ 16:9 sẽ chật chội hơn so với 16:10. Kiểm tra qua bằng HWinfo64 thì tấm nền này được cung cấp bởi AUO, mã B156HAN15.K.

Cấu hình của Lenovo LOQ 15IRX9 này được trang bị nền tảng Intel Raptor Lake-HX, cụ thể là Core i5-13450HX, 10 nhân 16 luồng, 6 nhân P và 4 nhân E, xung boost của 1 nhân P là 4.6GHz và 1 nhân E là 3.4GHz, TBP 55W, 20MB Smart Cache.
CPU này hoàn toàn đủ sức để anh em chơi game, từ Esport đến AAA, trong khi chờ đợi nền tảng kiến trúc mới cho những con chip hiệu năng cực cao này thì Raptor Lake vẫn hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu.
Quảng cáo

Về GPU thì LOQ 15IRX9 lại không quá mạnh, NVIDIA GeForce RTX 3050, mẫu GPU dành cho những dòng laptop gaming phổ thông. Hiện tại RTX 3050 vẫn chơi game được nhưng để thiết lập mức đồ hoạ cao thì hơi khó, nhưng bù lại dung lượng VRAM là 6GB. Rất may là Lenovo có đến 2 tuỳ chọn GPU cao cấp hơn là RTX 4050 và cao nhất là RTX 4060.
RTX 3050 được thiết lập với mức TGP là 95W, xung boost 2560MHz, hỗ trợ G-Sync và Advanced Optimus.
Hiệu năng thể hiện của RTX 3050 đã không còn xa lạ gì với anh em nữa, trải nghiệm nhanh của mình thì nhiệt độ là điều đáng để nói hơn trên Lenovo LOQ 15IRX9.

Trong suốt quá trình chơi game lẫn thử nghiệm benchmark, nhiệt độ CPU và GPU đều ở ngưỡng ổn định, 90 độ C cho CPU và 78 độ C cho GPU, trong khi điện năng tiêu thụ đỉnh của CPU là 110W và GPU là 90W. Ngưỡng nhiệt độ này không ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game.

Lenovo sử dụng hai quạt tản quay ngược chiều nhau để tối ưu luồng khi nóng và luồng khí tươi để làm mát khung máy, bên cạnh đó là sự điều chỉnh thông minh của công nghệ Lenovo AI Engine+, vận hành bởi con chip LA A1, nó sẽ tự động điều chỉnh tài nguyên của CPU và GPU dựa vào tác vụ thực tế đang diễn ra trên màn hình. Điều kiện là anh em phải lựa chọn chế độ hiệu năng Balance trong Lenovo Vantage.

Bên cạnh hai hốc tản nhiệt chính và hai hốc lấy gió tươi, Lenovo còn có thêm một khe gió phụ ngay bên trên đệm cao su nâng thân máy, thay vì hai hốc tản nhiệt bên hông. Điều này sẽ không làm trải nghiệm chơi game với chuột bị ảnh hưởng, hay làm phiền đến người bên cạnh.
Khả năng nâng cấp của LOQ 2024 là rất dồi dào với 2 khe RAM SO-DIMM nâng cấp tối đa 64GB và 2 khe M.2 nâng cấp tối đa 1TB PCIe Gen 4, 1 khe M.2 2280 và 1 khe M.2 2230.
Một nhu cầu nữa cũng không thể bỏ qua bên cạnh chơi game đó là chạy các mô hình AI, may mắn là RTX 30 series vẫn được NVIDIA hỗ trợ Chat with RTX, một chatbot mà hãng vừa ra mắt gần đây, chạy local trên chính thiết bị đầu cuối sử dụng card của NVIDIA, từ thế hệ Ampere trở lên. Mình thử với một mô hình AI và Vistral trên LM Studio thì nó chạy mượt mà, phản hồi rất nhanh và nhờ lượng VRAM lên đến 6GB nên nó không gặp bất kì vấn đề gì, còn nếu thấp hơn thì hiệu suất sẽ bị ảnh hưởng. Có lẽ nếu anh em cần một con máy để chạy các model AI ở mức cơ bản mà chi phí bỏ ra hợp lý nhất thì nền tảng RTX 30 series sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Những dòng laptop có GPU tích hợp vẫn có thể chạy được các mô hình AI nhưng vì giới hạn của iGPU nên nó không thể nhanh bằng dGPU, cũng như phải dùng nhiều đến CPU.

Windows 11 23H2 được cài đặt sẵn trên LOQ 15IRX9, trang bị các tính năng AI mà anh em đã quen thuộc, mình cũng đã có bài viết trải nghiệm chi tiết rồi.
Lenovo LOQ 15IRX9 hỗ trợ Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.1, cả hai mẫu card này đều được cung cấp bởi RealTek.

Cuối cùng là LOQ 15IRX9 sở hữu viên pin 60Whr, đi kèm khả năng sạc nhanh 40% trong vòng 10 phút, 80% trong vòng 30 phút và sạc đầy 100% trong vòng 60 phút. Máy đang có giá VND 23.990.000 VND và bảo hành 2 năm.