Lộ thông tin CPU Intel Lunar Lake với 8 nhân, không có siêu phân luồng?

Lư Thế Nghĩa
23/2/2024 18:53Phản hồi: 54
Lộ thông tin CPU Intel Lunar Lake với 8 nhân, không có siêu phân luồng?
Những thông tin lộ diện đầu tiên về CPU Intel Lunar Lake có khả năng chỉ là từ mẫu thử nghiệm (ES - Engineering Sample), do đó sẽ còn nhiều khác biệt cho tới khi sản phẩm chính thức ra mắt. Trong khi Arrow Lake dường như chỉ là bản refresh cho Meteor Lake hồi cuối năm 2023, Lunar Lake (LNL) sẽ là sự thay đổi đáng kể về mặt kiến trúc. Dù vậy những con chip tương lai mà không trang bị tính năng Hyper Threading thì vô lý quá đúng không?



Mới đây, chuyên gia phần cứng máy tính Trung Quốc - Xziar - vừa đăng tải ảnh chụp màn hình Windows trong đó mẫu CPU được hé lộ là bản A1 của LNL. Theo truyền thống của Intel, stepping A1 ám chỉ mẫu chip prototype đầu tiên hoạt động được, chưa phải bản thương mại. Ví như Meteor Lake, phiên bản thương mại là stepping C0 ám chỉ là lần sửa đổi thứ 3; Raptor Lake thương mại là stepping B0. Trên thực tế thì tại CES24 vừa diễn ra hồi tháng trước, đại diện của Intel cũng đã cầm trên tay một phiên bản LNL với kích thước khá nhỏ gọn. Không rõ liệu con chip của hôm đó và hôm nay có cùng model hay không, nhưng dựa vô thông số ta có thể phỏng đoán một số điều.

intel-lunar-lake-es.jpg

Trước hết, con chip A1 trong hình được Windows nhận diện là Genuine Intel 1.00 GHz, cho thấy đây là bản ES (thường bản ES sẽ ghi chung chung như vậy). Nó có xung gốc 1.8 GHz và xung thực tại thời điểm chụp là 2.78 GHz. Chi tiết đáng chú ý là nó có 8 nhân nhưng cũng chỉ xử lý 8 luồng, thể hiện tính năng Hyper-Threading đã bị tắt (có thể vì là bản ES). Theo các đồn đoán ban đầu, mẫu chip này sẽ có 4 nhân P-core Lion Cove kết hợp 4 nhân E-core Skymont. Điểm "ngộ nghĩnh" hơn là dung lượng L2 Cache lên tới 14 MB nhưng L3 Cache chỉ có 12 MB. Không rõ liệu Windows có "đọc sai" không nhưng cache sau dung lượng thấp hơn cache trước là một điều chưa từng gặp trong thế giới PC!

Tất nhiên là còn quá sớm để kết luận được điều gì, nhất là Lunar Lake còn phải chờ Arrow Lake "chào sân" trước. Nhưng trước đấy cũng đã từng có tin đồn rằng Arrow Lake sẽ không có Hyper-Threading, thế nên việc Windows thể hiện Lunar Lake chỉ có 8 nhân/8 luồng rất có thể không phải là "nhầm lẫn". Và nếu quả đúng là như vậy, phải chăng Intel sắp sửa nói lời tạm biệt với công nghệ siêu phân luồng sau hàng chục năm tự hào về nó?
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chỉ mong Intel ra mắt Arrow Lake & Lunar Lake sớm, vào cuối tháng 9 chẳng hạn (vì giữa tháng 9 có sự kiện ra mắt Iphone 16 rồi) để lên đời laptop & desktop phục vụ cho những chuyến xuyên việt cuối năm.
- Lunar Lake 3nm thì quá nhiều báo nói rồi, mà có thể nó chỉ phục vụ cho laptop tiết kiệm pin.
- Arrow Lake có thể là con bài chính của Intel trong năm nay trên desktop & laptop nhưng kín tiếng quá ko biết nó dùng tiến trình nào. Dự đoán nó là bản nâng cấp của Meteor Lake Intel 4/TSMC 5 lên với nhân CPU dùng Intel 3, các nhân còn lại dùng TSMC 4nm.
Jala
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@XuyenViet2019 À, từ khi tôi mua cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
@XuyenViet2019 Plan từ 2019 mà vẫn chưa đi được à bác
Cười vô mặt
LYSM
TÍCH CỰC
5 tháng
Siêu phân luồng có hàng chục năm nay và thấy có ích mà nhỉ, không hiểu sao lại bỏ đi
@eye_storm bác lộn rồi, ko phải nhân 1 quá tải mới tới lượt nhân 2 ra tay đâu, thực chất tất cả ứng dụng nặng thậm chỉ bản thân hđh cũng có những công nghệ để các nhân chia sẻ công việc với nhau (turbo boost), lập trình viên cũng bật thêm nhân (threading) để tránh nghẽn khi xử lý, nên điểm đơn nhân chỉ quan tâm ở những con chip cùi - dòng thấp (vì hạn chế công nghệ turbo boost) nên ở chip cao xung nhịp tuy thấp nhưng boost lên cực kì cao
@agram3ooo ngoài ra tốc độ xung nhịp là cái các hãng mang ra quảng cáo lòe người mua thôi (giống dung lương RAM, VGA, ổ cứng), cpu quan trọng ở công nghệ và tập lệnh (được lập trình sẵn tích hợp vào nhân), chính vì những tập lệnh mạnh mẽ đa dạng giúp AMD hay Intel chạy đc nhiều ứng dụng nặng và game nặng trong khi chip M chỉ loạn quanh ở render video
@darklight_vtp tỉnh lại đi =))
@darklight_vtp ah, cái này mình ko phản đối, mà bạn quote sai ng rồi. aagram3ooo mới đúng chứ. Còn mình như đã nói ở trên thì mình đơn giản khẳng định là khác biệt trong những tác vụ nhẹ nhàng ko đủ ngta phải bỏ hầu bao mua máy. Mà khác biệt ở những tác vụ nặng mới chính là động lực mua máy. Mà những tác vụ nặng ấy thì khác biệt trong max out đa nhân chính là giới hạn lớn nhất của máy
maicasio
TÍCH CỰC
5 tháng
Thực tế thì 1 nhân chỉ xử lý 1 phép toán trong 1 thời điểm thì siêu phân luồng làm gì nhỉ? Hồi xưa thời Pentium 4 mình khá mơ hồ với cái công nghệ này. Hay chỉ để quảng cáo? Nhớ có tiểu phẩm hài của Sếp Phạm Bằng, Quang Tèo, Giang Còi cũng có nói về siêu phân luồng.
@maicasio Quảng cáo gì ông; ngày xưa thêm luồng nó nhanh vãi ra; bây giờ CPU nhiều nhân sẵn rồi;
@maicasio Hyper-threading cho phép scheduler đưa vào 1 core nhiều hơn 1 luồng ở 1 thời điểm nhất định .

Ví dụ nôm na như thế này: tại một thời điểm nào đó khi app đang chạy, nó sinh ra 2 thread cho 2 task nào đó. Thông thường đối với CPU single core, scheduler sẽ gửi 1 trong 2 thread đó xuống core và thread còn lại phải xếp hàng chờ vì scheduler hiểu rằng chỉ có 1 core để xử lý, tổng thời gian xử lý cả 2 thread là x giây. Đối với CPU cũng là single core nhưng có hyper threading, thì scheduler xem nó là 2 core (2 logical core), và đưa cùng lúc 2 thread này vô 2 logical core. Thực tế ở bên dưới, 1 trong 2 thread sẽ được xử lý trước nếu data của nó đến trước hoặc resource nó cần có sẵn trước, trong khi thread còn lại thì ở "phòng chờ" để chờ data hoặc resource của nó khả dụng. Tổng thời gian xử lý cả 2 thread là y giây, và y này nhỏ hơn x (dĩ nhiên cả x và y đều là phần nhỏ của giây thôi).

Ở trên nhìn xuống, thì OS sẽ thấy là cả 2 thread đều được đưa vào 2 core (logical core) khác nhau, và nó khác hẳn việc chỉ có 1 thread được đưa vào core còn các thread khác xếp hàng ở queue. Về mặt hiệu suất thì đây là một sự cải tiến vì nó cho phép OS sắp xếp đưa nhiều thread hơn vào core trong cùng khoản thời gian so với CPU thông thường.

Hyper-threading hoạt động rất hiệu quả nếu physical core có tốc độ xung cao, vì độ trễ để xử lý tuần tự cả 2 thread thấp hơn hẳn so với không có hyper-threading.

Dĩ nhiên là không thể so được với hiệu năng của CPU multi-core, vì lúc đó các thread được xử lý song song một cách thực thụ.
@maicasio nó giống bác ra xếp hàng lần lượt, càng nhiều hàng thì xử lý càng nhanh
CPU hàng test, thì nói làm gì.
Pryms
TÍCH CỰC
5 tháng
Đang xài Ryzen9 ko qtâm itèo cho lắm, comment cho xôm topic :v
QH3006
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Tự hủy à Intel
Đang thích PC gaming card RTX 3060ti trong cellphones. Bàn phím cơ, chuột, màn hình mình có hết rồi, mua thêm CPU với cáp mạng LAN là có máy tính để bàn

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019