Laptop Acer



5 sự thật thú vị về Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA

Frozen Cat
1/4/2024 9:56Phản hồi: 48
5 sự thật thú vị về Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA
NASA là một cơ quan toàn cầu trong lĩnh vực thám hiểm không gian và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA có vai trò quan trọng là hiện thực hóa việc bước ra và trực tiếp trải nghiệm vũ trụ, hay ít nhất là đưa các tàu thăm dò, cảm biến và nhiều thiết bị khác lên đó. Tuy nhiên JPL không trực thuộc NASA mà là một cơ quan của Học viện Công nghệ California (Caltech) và nhận được tài trợ liên bang từ NASA.

JPL có nền móng từ công việc của các sinh viên Caltech, khi họ đã bí mật phát triển công nghệ tên lửa gần một thế kỷ trước. Công việc của họ tiên tiến và hứa hẹn đến mức JPL đã được đưa vào hoạt động dưới sự chỉ đạo của quân đội Mỹ trước khi được liên kết với NASA sau khi thành lập năm 1958. Ngoài việc là trung tâm của một số sự kiện phóng tên lửa nổi tiếng và các cột mốc liên quan đến không gian trong lịch sử, JPL còn đạt được một số kỷ lục thế giới và tổ chức nhiều sự kiện thú vị.

1. JPL từng tạo ra vật liệu xốp nhất thế giới


Tháng 5/2002, Kỷ lục Guinness Thế giới đã công nhận phát minh chất rắn có mật độ thấp nhất thế giới của JPL. Vật liệu đó là aerogel - một hỗn hợp silica (SiO₂) xốp và siêu nhẹ được tổng hợp bằng cách thay thế chất lỏng trong gel bằng chất khí. Chất này được tạo ra bằng một quy trình pha trộn, sấy khô phức tạp và chính là sự cải tiến từ phát minh aerogel ban đầu của Samuel Kistler vào năm 1932. Với khả năng kháng lại sự khắc nghiệt của việc bay vào vũ trụ, vật liệu này có những ứng dụng quan trọng như được dùng để "bắt lấy" bụi sao chổi.

mot-khoi-vat-lieu-aerogel.jpg
Một khối aerogel của JPL. Ảnh: JPL.


Kỷ lục này đạt được nhờ Tiến sĩ Steve Jones của JPL đã phát triển một loại aerogel có khối lượng riêng chỉ 3 miligam/cm³, ông nói: "Có lẽ không thể tạo ra loại aerogel nhẹ hơn như vậy". Nhưng hiện nay theo Kỷ lục Guinness Thế giới, chất rắn có mật độ thấp nhất trên hành tinh hiện nay lại là aerogel của Đại học Chiết Giang với khối lượng riêng 0,16 miligam/cm³, kỷ lục được lập ngày 27/2/2013 và tới nay vẫn chưa bị xô đổ.

2. JPL đạt kỷ lục về tàu thăm dò nặng nhất


Bản chất hay thay đổi của quá trình phát triển aerogel có nghĩa là kỷ lục thế giới cũng có thể thay đổi. Nhưng JPL còn giữ một kỷ lục thú vị nữa: Perseverance - con tàu thăm dò đã thực hiện được kỳ tích ấn tượng trong không gian.

Sau hành trình dài 7 tháng từ Trái đất, tàu thăm dò Perseverance do JPL chế tạo đã đến bề mặt của Sao Hỏa vào tháng 2/2021 và được trang bị hết sức tối tân. Những tính năng tiên tiến của Perseverance gồm máy quang phổ tia cực tím và tia X, các cảm biến phức tạp để thu thập dữ liệu về cường độ gió và các điều kiện thay đổi của thời tiết, cũng như một hệ thống radar "RIMFAX" dùng để ghi nhận dữ liệu ở độ sâu 10 mét dưới lòng đất Sao Hỏa, nơi tàu thăm dò không thể tới được. Hệ thống thiết bị đồ sộ này đã góp phần tạo nên trọng lượng kỷ lục của nó.

tau-tham-do-perseverance-tai-phong-thi-nghiem-jpl-pasadena-california.jpg
Perseverance tại JPL tháng 12/2019. Ảnh: WK.

Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận Perseverance là tàu thám hiểm hành tinh lớn nhất khi nặng tới 1.026,39 kg. Trọng lượng đó tương đương với khoảng 282 chiếc xe tự hành nhỏ nhất trên thế giới: Xe tự hành Sorato, chỉ nặng hơn 3,6 kg được thiết kế cho Giải thưởng Lunar X của Google - một cuộc thi nhằm phát triển robot thăm dò vũ trụ giá rẻ.

3. JPL lần đầu lên kế hoạch cho một con tàu lao thẳng xuống Sao Kim


Những chuyến du hành vào không gian thường gặp nhiều khó khăn và tốn rất nhiều thời gian. Ví dụ, Sao Kim không cách Trái đất quá xa, nhưng con tàu nhanh nhất từng đến đó là Mariner 2, khởi hành tháng 8/1962, cũng phải mất 109 ngày để tới nơi. Con người cũng không thể rời khỏi tàu vũ trụ và đi lại trên các hành tinh khác, nơi có môi trường rất khắc nghiệt.

Quảng cáo


Như vậy, các tàu thăm dò và các phương tiện không người lái sẽ được chọn để mạo hiểm thay mặt con người. Một trong số đó là Magellan, do công ty Martin Marietta (nay là một phần của Lockheed Martin) chế tạo và phóng đi vào tháng 5/1989. Tàu thực hiện nhiệm vụ đầu tiên trên thế giới là quay quanh sao Kim và lập bản đồ chi tiết, nó đã cung cấp cho các nhà khoa học những chi tiết chưa từng có về cấu tạo hành tinh này. Sứ mệnh do JPL điều hành lần đầu tiên đã sử dụng một thao tác phức tạp được gọi là phanh khí động, cho phép điều khiển tàu dễ hơn bằng cách sử dụng bầu khí quyển của chính sao Kim khi nó thu thập thông tin. Đây là nhiệm vụ một chiều vì sau khoảng 4 năm thu thập dữ liệu, JPL đã cho Magellan lao xuống bề mặt Sao Kim vào tháng 10/1994.

tau-vu-tru-magellan-duoc-trien-khai-tu-tau-con-thoi-atlantis-nam-1989.jpg
Tàu vũ trụ Magellan được triển khai từ Tàu con thoi Atlantis năm 1989.

4. Tổ chức cuộc thi sáng chế thiết bị độc đáo hàng năm


JPL có nhiệm vụ thúc đẩy sự quan tâm đến khoa học của thế hệ trẻ, cuộc thi sáng chế thiết bị được tổ chức hàng năm của JPL có tên Thử thách Phát minh là một phần quan trọng của việc này. Sự kiện năm 2023 đánh dấu 24 năm cuộc thi, trong đó các đội cạnh tranh nhau để tạo ra một cỗ máy nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể. Thử thách năm 2023 là Cuộc thi bỏ giấy vào giỏ, với mục đích “tạo ra một thiết bị có thể đặt một tờ giấy vào thùng rác bằng nhiều thao tác liên tiếp nhau.”

cuoc-thi-cua-jpl-nam-2015-tao-1-thiet-bi-co-the-phong-trai-bong-vao-3-muc-tieu-co-hinh-so-18.jpg
Cuộc thi Tạo ra một thiết bị có thể phóng những quả bóng vào 3 mục tiêu có hình số 18 (năm 2015).

Vì người chơi rất đa dạng, nhân viên JPL sẽ tranh tài cùng học sinh các cấp, nên sẽ luôn có nhiều phương pháp để giải quyết một nhiệm vụ tưởng chừng đơn giản. Từ Cuộc thi thả bóng bowling năm 2004 đến Thử thách khăn giấy năm 2012, sự kiện này luôn đem đến những nhiệm vụ mới thú vị.

Quảng cáo



5. Khu phức hợp của JPL có diện tích đáng kể


toan-canh-khuon-vien-cua-jpl-pasadena-california.jpg

JPL là một pháo đài khổng lồ về hoạt động khoa học khi là nơi làm việc của khoảng 6.300 nhân viên và 150 tòa nhà.

JPL là một khu phức hợp khổng lồ và rộng lớn tọa lạc tại chân đồi Pasadena thuộc khu Arroyo Seco ở bang California, nơi những sinh viên của Caltech thử nghiệm nghiên cứu động cơ tên lửa vào những năm 1930. Khu phức hợp có diện tích khoảng 71,63 hecta, dù không quá lớn nhưng nó vẫn rộng hơn Công viên Disneyland ở California với 34,4 hecta.

Theo SG.
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Z Fold
TÍCH CỰC
6 tháng
Tiếp nữa là...
6. Khu Photoshop "Moon Walk" lừa nhân loại...
Cười vô mặt
@Z Fold Đã thế còn tặng đá mặt trăng cho Liên Xô nữa, khác gì nói mấy nhà khoa học thiên tài của Liên Xô cũng là con lừa bị xỏ mũi không 😆
@Z Fold Phải là phim trường Nasahood chứ nhỉ
@Z Fold Đúng đúng...thả tim cho còm này
hoanlkpr
TÍCH CỰC
6 tháng
@Z Fold Nó nằm ở công nghệ an toàn và quy chuẩn đã được thay đổi bổ sung suốt 50 năm qua, đưa ra câu hỏi nhưng thiếu kiến thức cũng bày đặt đưa ra, sau những vụ tai nạn nên quy định quy chuẩn an toàn bay ngày càng nhiều và khó khăn nên việc bay lên lại khó.
Việc Mỹ đem một đống robot lên vệ tinh sao hỏa là bằng chứng đấy thôi, nhưng việc đem robot lên nó có nổ xảy ra sự cố thì cùng lắm mất tiền.
Nhưng việc đem con người lên sao hỏa nếu mà thằng nào tham gia dự án mà có sự sai sót thì phải đi tù, muốn không phải đi tù thì phải nghiên cứu nâng độ an toàn bay thì mất thời gian hơn.
Giống như hàng không hồi xưa 50 năm trước bay trên trời chỉ cần biết bay, nhìn né nhau trên không, chứ bây giờ bay phải tuân thủ luật hàng không, chỉ đạo của ATC, bay đúng điểm tham chiếu, bay lệt hay trễ giờ là có máy bay quân sự ra ngó.
Tính ra thành công nhất của NASA chắc là vụ làm giả đưa người lên mặt trăng, video hơn nửa thế kỷ thời đó mà chỉ lộ có mấy lỗi cơ bản.
@Ngô Đình Nam Hhahahah
microshop đã trình diễn công nghệ đó bằng cách tạo ra lô gô wi 10-11 : bằng 4 ô cữa sỗ thần thánh: những ko ai liên tưỡng ra cách mà nasa lấy tiền nó dễ đến vậy:
mấy cái vụ khác cũng y choong luôn:
đúng là cướp có trình gs ts nó khác cướp vô hộk: kkk
@Ngô Đình Nam Hán Noo thì chỉ biết nói làm giả lên MT chứ biết làm sao
Huylyvn
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@Ngô Đình Nam Video phi hành gia tàu Thần Châu bước ra ngoài không gian cũng bị phát hiện là giả vì xuất hiện bong bóng khí nhưng phi hành gia bước ra không gian là thật, đơn giản là không có người thứ hai để quay phim nên đành lấy cảnh giả để công bố, cũng như ca sĩ hát nhép nhưng vẫn là ca sĩ đó hát !
Huylyvn
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@PhươngNguyễn (GaRiHp) Vậy thứ quan trọng là Win 10-11 hay 4 ô cửa sổ đó ?
Lúc đó mấy ông sinh viên mày mò chế tạo động cơ tên lửa sao mà mém nổ banh cái ký túc xá.
6xxx . Mất cả tỷ $ để nghiên cứu , chế tạo bút để viết trong ko gian , rồi cuối cùng quay lại cái máng lợn sứt đó là xài ... bút chì .
Wangdang76
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@minhthuvc êi cái bút bi viết không gian họ vẫn xài nha, bút chì nó ra bụi than chì
@minhthuvc xem mạng ít thôi
Huylyvn
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@minhthuvc Nghe tuyên truyền của các đồng chí LX mà ko động não, bút chì bị cấm trên trạm vũ trụ vì sản sinh ra bụi than chì có thể gây chập mạch điện.
Người Mỹ lên mặt trăng là trò bịp thế kỷ thôi haha
@Ngoknc Người ta bay lên thật đó bác ơi. Đừng đọc tin giả
@Thái Tâm Nghiên rename Ko có ai kiểm nghiệm được cả, bao giờ đc kiểm nghiệm tôi mới tin
mapmapuu
TÍCH CỰC
6 tháng
@Ngoknc Liên Xô còn ko dám lên tiếng thì ai dám. Lol. Những thành tựu m đang sử dụng bây giờ là của Nasa đấy con b o
@mapmapuu Mỹ đấm tiền vào bịt miệng liên xô mà haha
@Ngoknc sao bạn biết hay vậy
vinhptfpt
ĐẠI BÀNG
6 tháng
Giờ nhắc lại vụ Mỹ đưa người lên mặt trăng rồi quay về thành công giống như kể chuyện cổ tích vậy kha kha. Ai mà tin người ai cập xây được kim tự tháp cách đây 6000 năm chỉ với búa và đục chứ kha kha.
@vinhptfpt Kim Tự Tháp là người Atlantic xây bạn nha. Ngày đó họ có cộng nghệ làm mất trọng lượng tạm thời bên có thể nâng tảng đá nặng như thế lên cao.
@Thái Tâm Nghiên rename nguồn kinh dịch hội à b =))
@vinhptfpt có giả thuyêt mới ,thuyêt phục hơn rồi ,ko còn đục ,kéo cục đá chục tấn nữa
mà là nung nóng chảy ,rồi đuc : )
Huylyvn
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@spider_man2212 Thế giới rộng lớn và phức tạp lắm chứ không đơn giản đâu bạn ! Theo vật lý lượng tử thì mọi việc đều có thể, kể cả dịch chuyển tức thời !
@spider_man2212 Không bạn. Theo lời một người nhớ lại tiền kiếp
Nasa với tàu apolo 11 cũng đếch bằng cây đa cổng làng của Việt Nam. hahaha
nghe mùi thum thủm
Thành tựu đáng nể của nhân loại 😁
Chủ đề của bài viết thì hấp dẫn, tuy nhiên Tinhte thực sự cần cho các mod bổ túc thêm về viết lách tiếng việt đi. Đọc rất nhiều bài viết của Tinhte n chính cách viết một cách cẩu thả, dùng từ tùy tiện và không xem xét sự logic của các câu trong một đoạn văn hay bố cục của bài viết đã thực sự làm hỏng cả bài viết (còn chưa kể đến lỗi chính tả hay gặp nữa)
nơi tập trung những người thông minh nhất thế giới
Nhớ có bộ phim nói về mơ ước chế tạo tên lửa của nhóm học sinh vùng mỏ ở Mỹ những năm 1950. Cũng bắt đầu là thi chế tạo tên lửa ở cấp trường học ( cấp 2) , qua bao nhiêu thất bại mới thành công ... sau này những học sinh đó trở thành chuyên viên tên lửa của NASA
'Kỷ lục này đạt được nhờ Tiến sĩ Steven Jones của JPL phát triển một loại aerogel có trọng lượng chỉ 3 miligam/cm³ '
->khối lượng riêng : )
@kixx Cảm ơn bạn nè, đã bổ sung.😁
Những tin tức về khoa học kỹ thuật luôn thu hút nhiều người. Nước Mỹ rất trọng vọng nhân tài.
thqq
ĐẠI BÀNG
6 tháng
Mới tham quan NASA tuần này, đây là lần tứ 5 mình tới đây mà mới để ý là theo NASA và chính phủ Mỹ thì không những có 1 chuyến thám hiểm mặt trăng mà đến 7 chuyến (Apollo 17 là cuối cùng đến thời điểm này), trong đó có 1 chuyến bị thất bại do rò rỉ oxi. Tất cả các chuyến khác đều thành công và mang về nhiều vật liệu.
linker95
ĐẠI BÀNG
6 tháng
t còn chưa tin có người ở trên ISS chứ đừng nói lên mặt trăng. Vài mảnh vỡ của trạm vũ trụ rơi vào khí quyển thì nhìn thấy "vệt sáng", "vệt cháy" thì đừng nghĩ việc tàu chở phi hành gia rơi vào khí quyển rồi bung dù ở độ cao an toàn. Con người cũng dễ chết lắm, sống dc ngoài khí quyển với một mớ lý thuyết không phải chuyện Mẽo hay bất cứ nền khoa học nào hiện này có thể làm được. Chủ quan mà nói thì tất cả những gì chũng ta biết về vũ trụ chỉ là việc sâu chuỗi các sự kiện và tin tưởng vào sự logic của mình. Khoa học, tâm linh hay thậm chí bất cứ thứ gì đều không quan trọng bằng trải nghiệm của chính chúng ta
@linker95 Nhìn avatar của bác thì thuộc hội máy bay tắt máy núp được trong mây cơ mà. Con người trên Iss là phiên bản xa x30 lần của máy bay thương mại thôi. Còn nói về độ khó thì Iss còn chưa bằng chế tạo tàu ngầm hạt nhân lặn sâu hơn 500m dưới biển. Mình không làm được thì đừng nghĩ ai cũng như mình. Ai cũng như bác thì loài người giờ vẫn còn săn bắt hái lượm thôi. Khi nào mình đi trước thời đại như người Mỹ thì mới dám nói câu đó, còn ông có tin hay không tin thì chả ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới cả. Người ta ở trên quay phim, chụp hình livestream trực tiếp về, thậm chí ông thể dùng kính thiên văn để nhìn nó bay ngay qua nhà mình mà vẫn thủ dâm người ta chưa làm được thì chịu
linker95
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@mandiesel thế à, tôi chưa dc lên đó bao giờ nên tôi cứ bảo thế

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019