Trải nghiệm sử dụng Nebula Control Center trên thiết bị mạng Zyxel sau 1 năm sử dụng

Ngon Bổ Xẻ
9/7/2024 7:48Phản hồi: 39
Trải nghiệm sử dụng Nebula Control Center trên thiết bị mạng Zyxel sau 1 năm sử dụng
Nebula Control Center (NCC) là một hệ thống cloud quản lý tập trung các thiết bị mạng của Zyxel như là Access Point, Switch, Router, Firewall, Gateway… Chúng ta chỉ cần có mạng internet là có thể truy cập NCC từ bất kì đâu mà vẫn có thể điều chỉnh, setup, quản lý các thiết bị mạng của Zyxel thông qua giao diện trên nền Web hoặc ứng dụng Nebula trên điện thoại.

Bài viết này mình sẽ chia sẻ nhiều hơn những trải nghiệm của mình với Nebula Control Center sau gần 1 năm sử dụng để anh em hiểu hơn về giải pháp này, mình thấy đây là một giải pháp tốt. Zyxel là thương hiệu thiết bị mạng được thành lập từ năm 1989 tại Đài Loan và hiện đang phục vụ thị trường toàn cầu.

Quản lý tập trung


Tất cả các thiết bị Zyxel Nebula như là Access Point, Switch, Firewall, Router đều được quản lý thông qua cloud bằng giao diện trực quan. Nebula cho phép chúng ta cấu hình, quản lý, giám sát và khắc phục sự cố từ xa cho tất cả các hệ thống mạng của tổ chức, chi nhánh thông qua internet.
Nebula Dashboard.png
Nebula có hỗ trợ cả tiếng Việt, đây là điểm đáng khen, mặc dù việc dịch thuật và giao diện của tiếng Việt cũng chưa thật sự xuất sắc lắm nhưng cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận, nhất là khi hãng đã chính thức vào thị trường Việt Nam.
Nebula Dashboard VN.png

Còn mình vẫn quen dùng giao diện tiếng Anh vì đọc các tính năng và thuật ngữ bằng tiếng Anh vẫn quen mắt hơn.

Cấu hình


Đối với thiết bị của Zyxel hoạt động với Nebula, cách cấu hình sẽ hơi khác với thông thường một chút. Thay vì lắp đặt rồi mới truy cập vào thiết bị cài đặt cấu hình, chúng ta có thể cấu hình trước khi triển khai lắp đặt thiết bị với những bước sau:
  • Bước 1: Tạo tài khoản Nebula, thiết lập Tổ chức và Site sau đó và cài đặt những thứ cơ bản như tên và mật khẩu Wifi – chỉ cần làm duy nhất 1 lần đầu tiên
  • Bước 2: Thêm thiết bị vào Nebula bằng cách scan mã QR trên hộp hoặc điền series number của thiết bị
  • Bước 3: Mang đi lắp đặt, thiết bị sẽ tự đồng bộ cấu hình từ Nebula

Add-device-Nebula.webp
Các lần sau, nếu muốn thêm thiết bị vào hệ thống mạng có sẵn, hay muốn nâng cấp thiết bị, chỉ cần làm bước 2 và bước 3 là thiết bị mới cũng sẽ được gia nhập hệ thống mạng.

Điểm hay của cách setup này là đôi khi chúng ta không cần phải đến tận nơi để setup. Ví dụ, mình đang dùng Nebula, mình đặt mua 1 chiếc AccessPoint cho em gái mình rồi ship thẳng đến đó. Sau khi nhận hàng, em gái mình chỉ cần chụp lại QR hoặc gửi Series Number của thiết bị đó cho mình rồi cắm điện, cắm cáp mạng cho thiết bị. Mình có thể cấu hình và cài đặt trên Nebula từ xa mà không cần phải đến tận nơi để setup.

Tương tự, với những môi trường sử dụng lớn hơn như văn phòng, hay doanh nghiệp, giả sử phải setup 30 cái AP tại 3 chi nhánh, người quản lý mạng sẽ không phải đến từng chi nhánh và ngồi setup cả mớ đó thủ công, chỉ cần quét QR hoặc nếu có sẵn hệ thống quản lý thiết bị (S/N và MAC) chỉ cần import file theo mẫu của NCC để add thiết bị vào Nebula và sau đó gửi thiết bị đến chi nhánh. Tại chi nhánh cũng chỉ cần cắm điện và kết nối mạng, thiết bị sẽ tự đồng bộ cấu hình với Nebula.

Tiềm năng mở rộng và quản lý tập trung của Nebula cũng rất lớn. Dưới hình là một ví dụ về việc Nebula có thể quản lý hệ thống mạng cho những tập đoàn quốc tế, có văn phòng, chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau như châu Mỹ, châu Âu, châu Á. Nebula cũng vẫn có thể quản lý tập trung các thiết bị mạng xuyên biên giới.
NCC Organization-Overview.png
Vì quản lý tập trung, việc thay đổi cấu hình cũng được diễn ra đồng bộ. Mình ví dụ một số cấu hình cơ bản mà thường chúng ta sẽ dùng đến đó là: thêm/bớt mạng, đổi password Wifi, đặt giới hạn tốc độ, đổi cài đặt Radio như tần số, kênh phát, độ rộng kênh, cường độ phát… Thay vì phải cấu hình từng thiết bị, hoặc phải đến tận nơi để xử lý. Chúng ta chỉ cần cấu hình trên Nebula từ xa, mọi thiết bị trong Site đều sẽ được đồng bộ theo gần như ngay lập tức.

Quảng cáo


Hay đôi khi có những vấn đề nhỏ, chỉ cần khởi động lại là có thể giải quyết, bạn cũng có thể làm điều đó từ xa trên NCC thay vì phải mò đến tận nơi chỉ để bật, tắt cái công tắc hoặc rút, cắm cái ổ điện.
Và vì là cloud, anh em cũng không cần phải lo gì nhiều đến việc sao lưu cấu hình thiết bị. Vì mọi thứ đã có cloud lo. Dù reset thiết bị, cũng chỉ cần cắm vào mạng và có internet, mọi cấu hình sẽ lại được đồng bộ về.

Mình rất ấn tượng với việc Nebula một hệ thống có thể làm việc từ quy mô hộ gia đình, cho đến quy mô tập đoàn xuyên quốc gia. Giải pháp có thể đáp ứng được gần như mọi nhu cầu sử dụng.

Truy cập mọi lúc an toàn


Vì Nebula Control Center là một hệ thống quản lý thông qua cloud. Vì vậy chúng ta có thể truy cập từ xa một cách an toàn mọi lúc, mọi nơi, miễn là có internet.

Đối với các thiết bị mạng truyền thống, để truy cập từ xa, thường chúng ta chúng ta sẽ phải mở port, đây là cách đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh mạng. Chưa kể tài khoản truy cập thiết bị mạng, đặc biệt là thiết bị mạng dân dụng cũng thường chỉ có mật khẩu, ít khi được trang bị tính năng bảo mật 2 lớp.

Thiet bi thong thuong.png
Một cách an toàn hơn để truy cập từ xa là cài đặt VPN server trên một thiết bị trong hệ thống mạng để truy cập từ xa thông qua VPN. Tuy nhiên, cài đặt VPN server lại phức tạp và không phải thiết bị nào cũng sẽ hỗ trợ VPN Server, VPN Pass-through.

Quảng cáo



Với Nebula Control Center, chúng ta không cần phải mở port hay setup VPN phức tạp, chỉ cần đăng nhập tài khoản Nebula là có thể truy cập và quản lý thiết bị từ xa mọi lúc, mọi nơi. Hơn nữa, tài khoản của NCC cũng có thể cài đặt bảo mật 2 lớp để tăng tính bảo mật cho tài khoản.
2FA-Nebula.jpg
Như vậy là đủ để mình yên tâm, có thể truy cập vào công cụ quản lý thiết bị mạng từ bất cứ đâu mà lại không phải lo lắng về vấn đề bảo mật.

Ngoài ra, khi sử dụng các dòng thiết bị Router bảo mật của Zyxel, chúng ta cũng có thêm các tính năng nâng cao về bảo mật như:
  • Threat Management – Quản lý các mối đe doạ: Bảo vệ hệ thống mạng khỏi rủi ro Ransomware/Malware, ngăn chặn xâm nhập trái phép, chặn Dark Web, chặn thư lừa đảo, chặn quảng cáo và cũng có thể chặn VPN Proxy
  • Traffic management – Quản lý truy cập: Nhận dạng và có thể kiểm soát các trang web và ứng dụng mà người dùng truy cập, có thể giới hạn hoặc chặn các trang web không mong muốn
  • Remote VPN và Site-to-Site VPN: Router sẽ là VPN server giúp chúng ta truy cập mạng nội bộ an toàn.
Threat Nebula NBX.jpg

Cập nhật thời gian thực


Khi sử dụng NCC, chúng ta có thể theo dõi tình trạng của các thiết bị mạng như tình trạng của Wifi, tình trạng kết nối internet, các clients đang kết nối và nhiều thông số khác tại thời gian thực. Hay đơn giản là nhận thông báo trên ứng dụng Nebula, khi có một thiết bị Zyxel nào đó bị mất kết nối internet và cũng sẽ có thông báo khi thiết bị đó online trở lại.
Nebula Clients.png
Ngoài những tính năng cập nhật thời gian thực, bản thân Nebula cũng sẽ lưu lại log để anh em có thể theo dõi và khắc phục sự cố nếu cần.

Các thiết bị Zyxel khi được quản lý bởi Nebula cũng sẽ được tự động cập nhật phần mềm mới nhất, giúp hệ thống mạng luôn trong trạng thái an toàn và ổn định.

Sự phối hợp của các thiết bị


Phần này mình sẽ nói nhiều hơn về những thiết bị mình đang dùng và cách mà các thiết bị phối hợp làm việc với nhau trong bối cảnh thực tế là sử dụng cho hộ gia đình. Thiết bị của mình là Router USG LITE 60AX cùng 2 Access Point Wifi 6 – NWA50AX và Wifi 5 – NWA1123ACv3, đều là những thiết bị được quản lý bởi Nebula.

Một điểm hay là hệ thống này hoạt động với rất nhiều thiết bị của Zyxel từ đời cũ đến đời mới, ví dụ như 2 chiếc Access Point của mình, một chiếc là Wifi 6 AX và chiếc còn lại là Wifi 5 AC, nhưng vẫn tương thích và hoạt động với nhau bình thường. Kể cả chiếc Router với nhiều chức năng khác nữa, nhưng cũng vẫn phối hợp hoạt động với 2 chiếc Access Point còn lại.

Map.png
Điều này giúp anh em có thể bổ sung thiết bị nếu thấy cần thiết. Ví dụ mua 1 cái AP về để sử dụng trước, nhưng vẫn thấy chưa đủ để bao phủ diện tích thì có thể mua bổ sung thêm sau. Hoặc khi lên đời thiết bị mới, vẫn có thể giữ thiết bị cũ để gia tăng vùng phủ sóng.

Bản thân mình cũng như vậy, đầu tiên là dùng NWA1123ACv3. Vì chỉ là Wifi 5, sau đó vài tháng mình bổ sung thêm NWA50AX để có Wifi 6 và rồi cuối cùng mới đây là đến USG LITE60AX để tăng cường bảo mật và làm gateway thay cho modem nhà mạng.

Sự tiện lợi trong việc bổ sung hay thay thế thiết bị mình cũng đề cập ở phần đầu bài viết, chỉ cần cắm là chạy, vì mọi thứ sẽ được đồng bộ với Nebula Control Center, từ SSID và mật khẩu Wifi cho đến những cài đặt khác như băng tần, độ rộng kênh, cường độ phát sóng… Ngoài ra có 2 điểm mình muốn chia sẻ kĩ hơn đó là roaming và mesh.

Roaming


Khi chúng ta di chuyển trong một hệ thống Wifi, thiết bị có thể tự động được kết nối đến điểm phát Wifi tốt nhất, đây là hành động chuyển vùng Wifi (hay còn gọi là Wifi roaming). Việc chuyển vùng do thiết bị cuối như điện thoại hoặc laptop quyết định, không phải do Router hay Access Point quyết định.

Tiêu chuẩn roaming thường được sử dụng là 802.11k/v/r và cần phải đáp ứng ở cả 2 phía, tức là thiết bị cuối cũng phải có và Router hay Access Point cũng phải có.
Client roaming.jpg
Ngoài ra với router và access point của Zyxel, cũng có tính năng Smart Steering, AP1 sẽ chủ động ngắt kết nối của thiết bị nếu thấy cường độ sóng dưới ngưỡng cài đặt, để thiết bị bắt sóng của AP2 có tín hiệu tốt hơn. Đây là tính năng hỗ trợ cho những thiết bị ‘lì lợm’ không chịu chủ động chuyển vùng. Về bản chất thì đây không hẳn là roaming, mà là chủ động ngắt kết nối, để ép thiết bị kết nối lại với một AP khác.

Với Router và Access Point của Zyxel, vì đều hỗ trợ 802.11k/v/r nên các thiết bị di động của mình chuyển vùng rất mượt khi mình di chuyển giữa các phòng, có thể đạt mức chuyển vùng không gián đoạn – seamless roaming, tức là chuyển vùng rất nhanh, đủ để gọi Facetime hay Zalo chạy quanh nhà không bị mất kết nối cuộc gọi.

Roaming.png

Smart Mesh


Mesh là một công nghệ bị lầm tưởng nhiều vì đã bị marketing hơi quá mức, mình từng chia sẻ trong bài viết này: 5 lầm tưởng về Mesh Wifi.
Đối với các thiết bị Zyxel Nebula, tất cả các thiết bị cũng đều có hỗ trợ Smart Mesh với 2 chức năng chính sau:
  • Uplink qua Wifi
  • Dự phòng cho sự cố Ethernet
Smartmesh-Nebula.webp
Trong thực tế, vì căn hộ của mình đã có dây Ethernet đến mọi phòng, và mình muốn sử dụng Wifi với hiệu năng cao nhất, vì thế mình chỉ bật tính năng Mesh lên để dự phòng cho sự cố mất tín hiệu dây cáp mạng (Ethernet failover).

Mình có thử vài lần rút cáp, tính năng này hoạt động hiệu quả, sau 1-2 phút, Access Point sẽ tự động mesh và uplink đến AP hoặc Router ở gần đó qua wifi và lại cung cấp mạng trở lại. Khi gắn cáp trở lại, Access Point lại quay về uplink qua ethernet như cũ để đảm bảo hiệu năng tốt nhất, trong đó, khi uplink qua ethernet, wifi cũng được sử dụng các kênh khác nhau, tránh quá tải khi nhiều thiết bị dùng chung 1 kênh.

Ethernet-fail-over.webp
Nhưng nếu nhà bạn không có sẵn dây Ethernet, tính năng Mesh cũng sẽ hữu ích và hiệu quả. Mình cũng đã thử dùng mesh uplink qua wifi này một thời gian, tất nhiên tốc độ sẽ bị ảnh hưởng do đặc tính half-duplex của Wifi, nhưng với Mesh, bạn sẽ yên tâm rằng các Access Point sẽ luôn có kết nối internet.

Ngoài ra, nhờ tính năng Uplink qua Wifi, các thiết bị của Zyxel Nebula còn có thêm tính năng Wireless bridge. Tuy nhiên, tính năng này hiện chỉ hỗ trợ trên những dòng Access Point cao cấp, vì vậy mình cũng chưa có cơ hội trải nghiệm.

Tổng kết

Tóm lại, từ ngày sử dụng thiết bị của Zyxel với hệ thống Nebula Control Center, mình thấy rất nhàn vì chỉ cần cấu hình 1 lần là rồi không cần phải bận tâm đến Wifi nữa, hệ thống cứ thế hoạt động hiệu quả. Có thể truy cập từ xa để giám sát mọi lúc mọi nơi với mức an toàn ở cấp độ doanh nghiệp mà lại rất dễ dàng sử dụng.


Giá thành của một thiết bị Zyxel Nebula cũng không phải là rẻ, nhưng mình thấy đáng đồng tiền bát gạo, vì ngoài chi trả cho phần cứng, chúng ta cũng được sử dụng phần mềm quản lý rất trực quan và tiện lợi. Giải pháp Nebula Control Center có thể ứng dụng cho mọi quy mô sử dụng, từ hộ gia đình cho đến những doanh nghiệp quốc tế.

Đó là những chia sẻ của mình sau khi sử dụng hệ sinh thái Nebula của Zyxel sau gần 1 năm. Vẫn còn rất nhiều công cụ khác trong hệ sinh thái này mà bài viết này mình chưa thể chia sẻ hết, vì vậy anh em có thể tìm hiểu và trải nghiệm thêm ở trang Demo của Nebula Control Center.

Bài viết xin được kết thúc tại đây.
Cảm ơn anh em đã đọc bài viết của Ngon Bổ Xẻ trên Tinh Tế, mình cũng có Website, Facebook, Telegram, YouTubeGroup chia sẻ deal hời

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Zyxel hiện đã có phân phối các sản phẩm chính hãng tại Việt Nam. Các bạn có thể tham khảo và tìm mua sản phẩm Zyxel tại gian hàng chính hãng trên Shopee và Lazada của thương hiệu:

Shopee
Lazada
Màu xanh lá này nhớ hãng HTC gì đâu luôn á 😃((
@Quoc Thinh Metropole Điểm chung giữa HTC và Zyxel là đều đến từ Đài Loan 😁
sử dụng Nebula control này cho nhiều thiết bị khác được không ? Mình đang xài Firewall Fortinet, Swtich cisco và HP, Accesspoint Unifi và Linksys ?
@anhlucky2 Không bạn ạ, dành cho các sản phẩm của Zyxel có hỗ trợ thôi.

Các hãng khác sẽ có nền tảng của riêng họ
Hitman_Pr0
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Xịn thật nhưng giá hơi chát. Có option nào khác có những tính năng như vậy nhưng giá mềm hơn và phù hợp hộ gia đình không ạ? Mình sắp làm nhà nên đang nghiên cứu cái này
suu_nhi
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Hitman_Pr0 Có giải pháp của 1 hãng mà AE không đề cập ở comment
Nhược điểm: không thẩm mỹ vì home wifi có ăng ten ngoài, lắp ốp trần hoặc ốp tường nhìn ko đẹp
Ưu điểm:
- Khớp 100% với nhu cầu hộ gia đình
- Giá rẻ
- Quản lý qua Cloud free hoàn toàn
- Hỗ trợ roaming liền mạch
- Bảo hành 3 năm 1 đổi 1
Hitman_Pr0
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@suu_nhi Là hãng nào b ơi =)))))
Hitman_Pr0
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Ngon Bổ Xẻ Bạn cho mình xin ví dụ cái tên các AP có roaming và có đồng bộ quản lý tập trung được không 😂
suu_nhi
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Hitman_Pr0 Gửi bác nhé
OK.jpg
OK2.jpg
Trông cái dashboard giống Cisco Meraki
@caotangdaiduong Các thương hiệu như Aruba, Unifi, Cisco Meraki, TP-Link Omanda, hay Zyxel, đều sẽ có giải pháp cloud và sẽ có cái dashboard hao hao kiểu này. Có điều để bán lẻ hàng mới chính hãng cho người dùng ở VN thì giờ đang hơi ít hãng bán 😁
@Ngon Bổ Xẻ Hãng nào cũng có cloud nhưng mức độ chuyên nghiệp, tính năng, thiết kế thì sẽ khác nhau rất nhiều. Cloud của ZYXEL được cái hay là tính năng, dashboard rất chuyên nghiệp cho phân khúc Doanh Nghiệp nhưng giao diện lại thân thiện dễ sử dụng như các sản phẩm phân khúc SOHO.
@techlovers777 Cám ơn bạn đã chia sẻ, mình cũng bảo dashboard hao hao nhau thôi, còn thực tế mình chưa trải nghiệm tất cả mọi hãng nên không dám so sánh giao diện của các hãng cái nào ngon hơn tốt hơn 😁
Kahny La
TÍCH CỰC
3 tháng
nhìn trực quan hơn Omada của TP-Link
@Kahny La TP-Link mình cảm giác thiên về người dùng cuối hơn, nên mảng phục vụ doanh nghiệp kiểu Omada chắc sẽ không so được với Nebula cuả Zyxel.

Còn mảng dân dụng thì khỏi nói, WR841 everywhere =))
nkhoidang
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Con này có phải mua license như con Meraki không bác nhỉ ? Nhà mình đang xài Unifi, thấy cũng ổn chỉ thua có cái chỗ onboarding thì phải cắm vô rồi adopt thôi. Con Meraki vs Nebula có cái pre-setup onboarding hay phết
@nkhoidang Mấy cái cơ bản đó mà bắt mua lic thì đúng là hơi tội, mấy con router phổ thông nó còn cho dùng.

Mình dùng con router của Zyxel là còn có thêm mấy tính năng bảo mật nâng cao cho dùng luôn 😁 thấy không license đã quá đủ dùng
nkhoidang
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@techlovers777 Con của bác có tính năng gì bác làm quả bài review chi tiết với. Dạng free version nó cung cấp tính năng gì ấy. Để hôm nào mình quởn chắc cũng lôi con unifi dream ra review cho ae chập
@nkhoidang Con Dream Router của Unifi thì không có mấy tinh năng Security như Threat Management, Ransomeware, ... như con Security Router này của ZYXEL thì phải. Cty mình xài full firewall không à, nên cũng ít để ý mấy dòng entry level router.

Mấy cty nhỏ ít người thì mua con này của ZYXEL cũng được, cũng có đủ các tính năng security thường dùng mà giá thì chắc là sẽ thấp hơn full firewall kha khá.
nkhoidang
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@techlovers777 Có chứ bác. Con mình xài là dream machine SE. nó có full ids/ips (3.5gbps thoughput) , threat mgmt, statefull fw, chừa mỗi cái ssl inspection thui. Nhưng bù lại nó có quả identity mananger khá ổn, quản cam, ra vào, phòng họp, điện thoại voip, sạc xe. Nhà mình đang xài cam và quản lý ra vào của unifi, cái hạn chế duy nhất là ở VN hàng unifi mắc, đơn cử con unifi express mình mua bên Đức giá có 3,8 tr cả thuế nma bán ở Vn 5,9tr.
suu_nhi
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Thua Ruijie Cloud 😃
- Ruijie Cloud free cho cả Home wifi đến dòng Wifi doanh nghiệp
- Ruijie Cloud free quản lý cho Home wifi, AP, Switch, Gateway, Firewall....
- Ruijie Cloud free, quản lý ko giới hạn số lượng thiết bị
- Ngoài ra, triển khai hệ thống mạng Ruijie cho 100 thiết bị chỉ mất 3 phút là xong. Ko cần scan QRcode thủ công từng thiết bị như Zyxel
- Ruijie giá rẻ hơn tất cả các hãng các bác list ở trên
- - .... vân vân và mây mây
@suu_nhi Thì vẫn vậy, làm 1 cái ảnh rồi đặt logo ngang thì không có nghĩa là same được tính năng và hiệu năng, ví dụ độ tin cậy như mình nói ở trên, cùng mức giá mà MTBF thua khá nhiều 😁
suu_nhi
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@Ngon Bổ Xẻ Nao chủ thớt đánh giá giúp RAP2260 với NWA50AX nhé
Còn Cisco C91xx thì chủ thớt dùng AP840-L để làm bài test là công bằng
@suu_nhi Bác dựa vào thời gian bảo hành mà đánh giá chất lượng sản phẩm thì bác đang vả vào mặt của Aruba & Ubiquiti rồi. Aruba AP22, Ubiquiti U6 Lite bảo hành có 12 tháng thôi. Bác mà nói Ruijie mà ngon hơn Aruba thì chắc nhiều anh em sẽ phản đối.

Ủng hộ sản phẩm của anh Tập là bạn đang góp gạo cho anh Tập xây căn cứ ở Trường Sa. TQ đang khủng hoảng sản xuất thừa họ sẽ đè hàng về các nước lân cận với giá rẻ để triệt tiêu các thương hiệu nội địa, cũng như các thương hiệu khác.. Đến lúc bạn ko còn sự lựa chọn nào khác thì sẽ thấy cảnh.

Bạn nào làm viễn thông thì sẽ biết các thương hiệu TQ khi vào Việt Nam họ dùng giá làm chiến lược cạnh tranh chính nhưng khi họ dominate thị trường rồi thì biết đá biết vàng ngay. Các nhà mạng Việt Nam hiện giờ phải chật vật tự sản xuất hoặc tìm kiếm nguồn từ các nước khác nhưng mà phải tương thích với hệ thống cũ vì đã vào kèo của người anh em rồi.

Châu Âu còn phải áp thuế 38% lên xe hơi điện của Trung Quốc để tránh bán phá giá.

Trên đời không ai cho không ai thứ gì, bạn sử dụng cloud miễn phí thì thông tin của bạn sẽ là món hàng thôi. Mình thì thích xài ZYXEL vì họ bán rất chạy tại Mỹ & Châu Âu, Mà hãng nào bán chạy ở Âu Mỹ thì tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật thông tin GDPR là Mandatory rồi. Lơ ngơ là Âu Mỹ kiện cho sạt nghiệp.
suu_nhi
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@techlovers777 Em là em không nói ngon hơn Aruba, bác xem lại thông tin em comment
Các vấn đề vĩ mô em càng không dám bàn tới
Miễn phí hay trả phí là do chiến lược kinh doanh từng hãng
GDPR thì các hãng muốn bán ở thị trường Âu Mỹ, đều phải có. Em search thấy RJ cũng có mà bác 😃
https://cloud.ruijienetworks.com/help/#/ArticleList?id=63056102e4dd4feb91f17b6fb8afb5a9
Ruijie Cloud Document Center
cloud.ruijienetworks.com
Gioan Dinh
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Cám ơn bạn vì bài viết chia sẻ rất chi tiết
Cá nhân mình bị hấp dẫn những bài về hệ thống mới như vầy cho AE Quản Trị Mạng nhàn việc hơn khá nhiều

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019