Sắp tới, Google sẽ gắn nhãn hình ảnh có can thiệp bằng GenAI khi hiển thị trên Google Images, Lens và Cirle to Search. Đây là một trong những nỗ lực mới nhất của Goolge sau khi gia nhập liên minh Nguồn gốc và tính xác thực của nội dung (C2PA) trong thời đại nội dung tạo bằng AI đang tràn ngập internet như hiện nay.
Cùng với các đối tác khác trong liên minh như Amazon, Meta, OpenAI,... Google cho biết họ đã dành vài tháng vừa rồi để tìm cách cải thiện cách "đóng dấu" những nội dung có sử dụng AI can thiệp vào. Hiện tại, phiên bản mới nhất của Content Credentials đã được Google nâng cấp để xác thực đâu là nội dung AI tạo ra và ghi vào trong metadata của hình ảnh.
Bên cạnh đó, C2PA cũng sẽ được Google áp dụng để gắn nhãn các nội dung video trên Youtube có sử dụng AI. Nói cách khác, sắp tới những nội dung video Youtube nào có xài source do AI tạo ra sẽ được thông báo để người dùng biết khi xem.
Dù vậy, cơ chế C2PA của Google nói riêng hay các công ty khác nói chung có chính xác hay không còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của những hãng camera và các nhà phát triển phần mềm. Theo các chuyên gia, hiện tại nếu ai đó cố tình xóa thông tin metadata của hình ảnh thì hệ thống C2PA sẽ có thể bị qua mặt, khó lòng xác định được nội dung đó có phải tạo ra bằng AI hay không.
Không chỉ Google mà nhiều công ty công nghệ lớn khác từ đầu năm cũng bắt đầu tìm cách gắn nhãn và thông báo cho người dùng biết đâu là nội dung tạo ra bởi AI. Điển hình như cách đây không lâu Meta đã gắn nhãn các hình ảnh có can thiệp AI trên Facebook, Instagram và Thread. Thậm chí theo quy định mới cập nhật, các hình ảnh AI sẽ bị giảm hiển thị trên các nền tảng của Meta.
Tuy nhiên, cơ chế gắn nhãn nội dung AI của Meta hiện cũng còn nhiều lỗ hổng. Có người đã phát hiện rằng chỉ cần đưa hình ảnh AI vào chỉnh trong Photoshop rồi đưa lên Facebook thì có thể, nó sẽ vượt qua được kiểm duyệt AI của nền tảng này và hiển thị như hình ảnh bình thường.
Cùng với các đối tác khác trong liên minh như Amazon, Meta, OpenAI,... Google cho biết họ đã dành vài tháng vừa rồi để tìm cách cải thiện cách "đóng dấu" những nội dung có sử dụng AI can thiệp vào. Hiện tại, phiên bản mới nhất của Content Credentials đã được Google nâng cấp để xác thực đâu là nội dung AI tạo ra và ghi vào trong metadata của hình ảnh.
Bên cạnh đó, C2PA cũng sẽ được Google áp dụng để gắn nhãn các nội dung video trên Youtube có sử dụng AI. Nói cách khác, sắp tới những nội dung video Youtube nào có xài source do AI tạo ra sẽ được thông báo để người dùng biết khi xem.
Dù vậy, cơ chế C2PA của Google nói riêng hay các công ty khác nói chung có chính xác hay không còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của những hãng camera và các nhà phát triển phần mềm. Theo các chuyên gia, hiện tại nếu ai đó cố tình xóa thông tin metadata của hình ảnh thì hệ thống C2PA sẽ có thể bị qua mặt, khó lòng xác định được nội dung đó có phải tạo ra bằng AI hay không.
Không chỉ Google mà nhiều công ty công nghệ lớn khác từ đầu năm cũng bắt đầu tìm cách gắn nhãn và thông báo cho người dùng biết đâu là nội dung tạo ra bởi AI. Điển hình như cách đây không lâu Meta đã gắn nhãn các hình ảnh có can thiệp AI trên Facebook, Instagram và Thread. Thậm chí theo quy định mới cập nhật, các hình ảnh AI sẽ bị giảm hiển thị trên các nền tảng của Meta.
Tuy nhiên, cơ chế gắn nhãn nội dung AI của Meta hiện cũng còn nhiều lỗ hổng. Có người đã phát hiện rằng chỉ cần đưa hình ảnh AI vào chỉnh trong Photoshop rồi đưa lên Facebook thì có thể, nó sẽ vượt qua được kiểm duyệt AI của nền tảng này và hiển thị như hình ảnh bình thường.