có mấy cách:
1. Lúc chụp, dùng 1 miếng bìa/vải có màu đen, đặt phía sau hoa để làm nền.
2. Dùng chương trình chỉnh sửa ảnh (photoshop, Corel Paint, GIMP,...) để thay nền hiện hữu của ảnh bằng nền khác
3. Nếu trên thực địa, độ phơi sáng của chủ thể chênh với vùng phông từ 2 EV trở lên thì phần phông cũng sẽ chuyển sang màu đen, nhưng không đen tuyền 😃
ví dụ: ảnh này chụp trong điều kiện bình thường, không setup phông đen, không thay phông khi xử lý hậu kỳ:
Về nguyên tắc, muốn chụp ảnh có phông đen thỉ BG tối hơn chủ thể từ 3 khẩu trở lên là được. Cách thực hiện như sau:
1. Chuyển chế độ đo sáng sang đo sáng điểm (Spot Mettering).
2. Setup nguồn sáng như thế nào để khi đo sáng vào giữa chủ thể (ở đây là bông hoa) và nền phía sau chênh lệch nhau từ 3 F-stop trở lên thì phông nền sẽ tốu hơn chủ thể. Ví dụ như khi bạn mở khẩu f5.6 đo sáng vào bông hoa cho ra tốc độ 1/4000, khi đo sáng vào BG cho ra tốc độ 1/250 chẳng hạn thì sẽ có bức ảnh phông đen như trên.
Lưu ý là nên chuyển sang chế độ M. Nếu chưa quen thì bạn có thể để chế độ P, ấn 1/2 nút chụp, xem thông số sau đó chuyển sang chế độ M rồi set thông số như ở chế độ P rồi chụp thử. Sau đó có thể thay đổi tốc độ từng nấc để rút ra kinh nghiệm. Cách này mình cũng học hỏi từ người khác thôi. Chúc bạn có được bức ảnh ưng ý.
Phong đen khá tốt rồi đấy Bác. Chúc mừng Bác có bước tiến dài.
Bác chụp tấm ảnh này ở tốc độ 1/60s với ống telé zoom hết cỡ 135mm...có thể rung tay hoặc chưa lấy nét đúng điểm đối tượng bác muốn, nên ảnh hơi hơi nhòa Bác ạ. Em xem tất cả ảnh bác post, hầu hết đều bị lỗi focus cả.
hìhì...
Thật ra, tớ vẫn sử fụng chế độ A và S để tận dụng thể mạnh về công nghệ, chỉ chọn M trong 1 số trường hợp mà thôi.
Ví dụ trong ví dụ của anh Dai, anh có thể để máy ở mode A, chọn khẩu độ ở mức mình cần (f/8) để kiểm soát DOF hoặc chọn Mode S ơ (s =1/125s) để giảm rung. Đo sáng chọn mode Spot. Như vậy, thao tác sẽ nhanh hơn, đỡ phải lấn cấn chuyện đo sáng xonng lại chuyển sang mode M.
Em nói thế để dành cho các anh em mới làm quen với nhiếp ảnh, chưa làm chủ được thiết bị và chưa có kinh nghiệm chụp ảnh nhiều. Chứ những người đã có kinh nghiệm rồi, chỉ cần nhìn vào đối tượng chụp là biết ngay mở khẩu và tốc độ bao nhiêu rồi, cần gì phải đo sáng của máy. Hồi xưa em ba em chụp ảnh bằng máy phim (cách đây khoảng 15 năm), toàn đo sáng bằng mắt và chỉnh tay tất cả, hình vẫn đẹp, trong khi bây giờ em chụp máy KTS mà hình vẫn xấu 😁
Nếu bạn dùng S5is, muốn chỉnh đo sáng ở Spot Metterring => chọn máy đang ở chế độ chụp. Nhấn nút Function, di chuyển phím mũi tên xuống chức năng đo sáng, sau đó chọn là Spot. Nhấn phím Function để thoát.
@bienla: cách chụp của em chung quy cũng là làm theo nguyên tắc chênh sáng giữa vật và nền. đóng khẩu nhỏ (f/22), tốc độ chụp cao (1/160s) là điều kiện khiến flash chỉ đủ fill nhẹ trên phần hoa mà không đến được phần phông phía sau mà thôi.
@hungnati: nếu chủ đề của bạn là chiếc điện thoại thì khuyên thực là bạn nên dùng phông đen thực (vải đen, giấy đen) và nhờ đặt điện thoại cách phông tối thiểu 20cm nhé.
E xin chia sẽ 1 chút kinh nghiệm ạ. Thường font đen dùng cho thể loại close up / macro, trong thể loại này ta sẽ để nguồn sáng (đèn flash) đặt gần đối tượng, hoặc chế ống dẫn đèn chừ flash cóc xuống gần đối tượng.
Trên máy ta set ISO thấy nhất, khép khẩu, khi chụp những vật gần nguồn sáng sẽ bắt sáng, font nền phía sau xa nguồn sáng và do ISO nhỏ nên không thể bắt sáng do đó sẽ thành font đen.
Ví dụ minh họa:
Mình chụp tấm này trong phòng, vẫn còn ánh sáng đèn nenon, set 1 đèn flash gần đối tượng, ISO 100.
Kinh nghiệm cho newbi muốn chụp ảnh Closeup có phông nền đen
Các tấm ảnh closeup có phông nền màu đen luôn tạo được sức cuốn hút và có nét đẹp rất riêng mà người cầm máy nào cũng biết và cũng muốn sở hữu ít ra là vài tấm trg bộ sưu tập ảnh của mình.
Kỹ thuật chụp ảnh để có được phông nền đen như thế nào? có phức tạp và công phu lắm kg? Mời các bạn tham khảo 1 số kinh nghiệm của mình trg bài viết dưới đây:
Các VD minh họa :
( Cho mình khoe ảnh chút )
1/ Hoa Trinh nữ
2/ Hoa Dã quỳ
3/ Cỏ lau
4/ Hoa dại
5/ Hoa dại
6/ Chuồn chuồn
7/ Hồng Hạc
***********************************************
Để có 1 tấm ảnh có phông nền màu đen tôi đã trải nghiệm và biết được 4 cách thực hiện như sau:
1/ Dùng Photoshop để thay phông nền của ảnh bằng phông nền màu đen.
(Cách này rất mất thời gian và đòi hỏi trình Ps phải cao nếu kg có thể làm cho ảnh sẽ trông rất thô thiển và giả tạo)
2/ Nếu có điều kiện (khi chụp ở gần nhà hoặc có chuẩn bị mang theo) tôi dùng 1 miếng bìa hoặc vải ... có màu đen, đặt phía sau mẫu để làm nền.
(Cách này cho kết quả khá tốt)
3/ Nếu kg dùng 2 cách trên thì khi chụp tôi mở khẩu độ lớn (khoảng 4.5) để tạo hiệu ứng xóa phông, cố tình hướng góc chụp vào chổ màu sậm tối (như gò đất, bức tường rêu cũ, bóng râm lùm cây ... ) sao cho ánh sáng chiếu tới mẫu chênh với phông nền từ 2 hoặc 3 khẩu trở lên, thì phần phông nền cũng sẽ chuyển sang màu đen, nhưng không được đen tuyền, Ảnh chụp như thế này đưa vào Ps xử lý rất nhanh và dể dàng để có ảnh với phông nền đen như ý.
(Đây là cách mà tôi thường dùng để chụp ảnh Closeup nhất)
4/ Cách cuối cùng là dùng đèn flash, với lưu ý là mẫu cách xa phông nền từ 2m trở lên, (Thực ra thì cách này có cùng nguyên lý với cách thứ 3). Cách này như sau :
Trên máy ta đặt ISO thấp nhất, khép khẩu, khi chụp do mẫu gần nguồn sáng sẽ bắt sáng, còn phông nền phía sau hơi xa nguồn sáng và do ISO nhỏ nên không thể bắt sáng và do đó sẽ thành phông nền đen.
(Cách này tôi rất ít dùng vì tuy ảnh cho phông nền đen nhg thường thì ảnh chụp với đèn flash sẽ kg được đẹp như ý)
Em có chụp 1 tấm tạo nền tối bằng LX3 (chưa xử lý hậu cảnh nha các bác), các bác cho em nhận xét với nhé, nếu có gì các bác cứ góp ý cho em khá lên với nhé.
Cám ơn các bác😁