Một nghiên cứu mới từ MIT, được công bố trên tạp chí Nature, tiết lộ rằng các trạm sạc xe điện đang mang lại một sự thúc đẩy kinh tế bất ngờ dành cho một số doanh nghiệp gần trạm sạc. Có thể nói đơn giản là các tài xế sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn tại các nhà hàng và quán ăn lân cận trong thời gian chờ sạc xe.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ẩn danh từ hơn 4.000 địa điểm sạc ở California và 140.000 doanh nghiệp, từ đó phát hiện ra những con số đáng chú ý.
Vào năm 2019, sự xuất hiện của một trạm sạc EV mới đã làm tăng chi tiêu hàng năm tại các doanh nghiệp lân cận trung bình 1.500 USD hoặc 1,4%. Mặc dù tỷ lệ phần trăm này có vẻ nhỏ, nhưng nó chuyển thành mức tăng chi tiêu tập thể 23.000 USD trong năm đó trên tất cả các doanh nghiệp trong vòng vài trăm mét của các trạm sạc. Con số này là vô cùng ấn tượng khi chỉ cần lắp đặt một số trụ sạc.
Yunhan Zheng, tác giả chính của nghiên cứu, hy vọng rằng điều này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách trong việc phát triển các trạm sạc EV tại các khu vực bị thiệt thòi - những khu vực thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cơ hội kinh tế, và các nguồn lực khác. Vì chúng không chỉ thúc đẩy môi trường sạch hơn mà còn là chất xúc tác để tăng cường kinh tế.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ẩn danh từ hơn 4.000 địa điểm sạc ở California và 140.000 doanh nghiệp, từ đó phát hiện ra những con số đáng chú ý.
Vào năm 2019, sự xuất hiện của một trạm sạc EV mới đã làm tăng chi tiêu hàng năm tại các doanh nghiệp lân cận trung bình 1.500 USD hoặc 1,4%. Mặc dù tỷ lệ phần trăm này có vẻ nhỏ, nhưng nó chuyển thành mức tăng chi tiêu tập thể 23.000 USD trong năm đó trên tất cả các doanh nghiệp trong vòng vài trăm mét của các trạm sạc. Con số này là vô cùng ấn tượng khi chỉ cần lắp đặt một số trụ sạc.
Yunhan Zheng, tác giả chính của nghiên cứu, hy vọng rằng điều này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách trong việc phát triển các trạm sạc EV tại các khu vực bị thiệt thòi - những khu vực thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cơ hội kinh tế, và các nguồn lực khác. Vì chúng không chỉ thúc đẩy môi trường sạch hơn mà còn là chất xúc tác để tăng cường kinh tế.
Lý do thúc đẩy việc chi tiêu này rất đơn giản, đó là thời gian chờ sạc. Nếu như với xe xăng thì việc dừng lại đổ xăng chỉ mất một vài phút, thì việc sạc xe điện có thể khiến tài xế phải chờ từ 20 – 40 phút. Với thời gian chờ đợi, họ có nhiều khả năng tiêu dùng hơn – có thể mua một ly cà phê, bữa ăn, hoặc mua sắm ngẫu hứng tại các cửa hàng và nhà hàng gần đó.
Tuy mức tăng chi tiêu đã giảm phần nào trong giai đoạn 2021 – 2023 của nghiên cứu, có thể do sự bão hoà của các trạm sạc và mức chi tiêu thấp hơn sau khi đại dịch bùng phát. Nhưng việc giới thiệu một trạm sạc mới vẫn có thể giúp tăng doanh thu 400 USD hàng năm tại các doanh nghiệp xung quanh trong thời gian này, đủ để trang trải 11,2% chi phí lắp đặt cho một trạm sạc.
Điều này gợi ý về một hướng đi mới, khi các doanh nghiệp có thể chung tay hợp tác với các nhà cung cấp sạc để xây dựng các trạm sạc, thứ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. “Theo truyền thống, nhiều cây xăng sẽ liên kết với các chuỗi cửa hàng bán lẻ, điều này cho phép chủ cây xăng vừa bán nhiêu liệu vừa thu hút khách hàng để đa dạng hoá nguồn doanh thu. Các nhà cung cấp sạc xe điện có thể xem xét một cách tiếp cận tương tự để tăng cường tác động tích cực của các trạm sạc xe điện”, Zheng nói.
Chi tiết về nghiên cứu có thể xem tại LINK NÀY. Anh em khi sạc xe điện có thường ghé các hàng quán ở xung quanh không?
Techspot