Anh em nghĩ mình sẽ sống được tới năm bao nhiêu tuổi: 80 - 90 - hay 100? Trên thực tế thì số người sống tới 100 tuổi có thể sẽ không nhiều như kì vọng, vì tuổi thọ con người đang tiệm cận ngưỡng giới hạn.
Tuổi thọ từ lúc sinh là thời gian một người có thể sống kể từ khi sinh ra. Đây là chỉ số quan trọng phản ánh sức khoẻ của một quốc gia. Trên thực tế, những tiến bộ trong y tế đã tạo ra một cuộc cách mạng cho tuổi thọ con người trong thế kỉ 20. Trong 2000 năm qua, tuổi thọ trung bình chỉ tăng khoảng 1 năm mỗi 1-2 thế kỉ. Mãi đến đầu thế kỉ 20, con người trung bình chỉ có thể sống tới 40 - 50 tuổi. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ y học và công nghệ, tuổi thọ loài người tăng đáng kể với mức 3 năm mỗi thập kỉ, đạt con số 70 - 80 tuổi vào cuối thế kỉ 20 và hiện dang tiến về mức 80 - 90 tại một số quốc gia.
Chính điều này đã dẫn tới những dự đoán rằng con người có thể sống tới hơn 100 tuổi, thậm chí 150 hay 200, nhất là những trẻ em sinh sau năm 2000. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại không lạc quan như vậy.
Giáo sư Stuart Jay Olshansky từ Đại học Illinois, Chicago là một trong số đó khi ông đã mạnh dạn đưa ra dự đoán gây tranh cãi này và đợi 3 thập kỉ để chứng minh góc nhìn của mình với bài đăng trên tạp chí Nature Aging. Nghiên cứu của ông cho thấy tuổi con người đang có dấu hiệu tăng chậm lại.
Con người đạt tới ngưỡng giới hạn sinh học của mình
Để thực hiện nghiên cứu này, ông đã theo dõi và phân tích dữ liệu tử vong từ các quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Tây Ban Nha và cả US. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy từ năm 1990 đến 2019, tuổi thọ tại các quốc gia này chỉ tăng thêm 6.5 năm. Ông dự đoán rằng chỉ có 5% trẻ em gái và 2% trẻ em trai sinh trong giai đoạn này tại các nước trên đạt được 100 tuổi. Đối với trẻ em sinh sau năm 2019, tỉ lệ này chỉ tăng nhẹ lên 13% đối với trẻ gái và 5% với trẻ trai. Tại Mỹ, tỷ lệ này còn thấp hơn: chỉ có 3.1% trẻ gái và 1.3% trẻ trai được dự đoán sẽ sống tới 100 tuổi.
Kết quả này thật sự gây ngạc nhiên khi chúng ta đang sống trong một thời kì có rất nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ, y học. Giáo sư Olshansky chỉ ra rằng thời điểm cách đây một thế kỷ, con người nỗ lực nâng tuổi thọ từ mức 40-50 lên 80-90, một khoảng cách gần như gấp đôi. Khi đã đạt tới cột mốc 80 tuổi, việc tiếp tục tăng tuổi thọ trở nên khó khăn hơn nhiều và mức tăng sẽ không còn lớn được như trước dù chúng ta có đầu tư nghiên cứu y học như thế nào.
Một trong những lý do là khoa học hiện tại chưa hiểu toàn bộ quá trình gây ra sự lão hoá và cách can thiệp vào nó. Chính vì thế, các tiến bộ khoa học hiện tại chỉ có thể giúp con người kéo dài thêm vài năm thay vì tạo ra bước đột phá cho cái ngưỡng tới hạn sinh học của loài người.
Nguồn: Gizmodo
Tuổi thọ từ lúc sinh là thời gian một người có thể sống kể từ khi sinh ra. Đây là chỉ số quan trọng phản ánh sức khoẻ của một quốc gia. Trên thực tế, những tiến bộ trong y tế đã tạo ra một cuộc cách mạng cho tuổi thọ con người trong thế kỉ 20. Trong 2000 năm qua, tuổi thọ trung bình chỉ tăng khoảng 1 năm mỗi 1-2 thế kỉ. Mãi đến đầu thế kỉ 20, con người trung bình chỉ có thể sống tới 40 - 50 tuổi. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ y học và công nghệ, tuổi thọ loài người tăng đáng kể với mức 3 năm mỗi thập kỉ, đạt con số 70 - 80 tuổi vào cuối thế kỉ 20 và hiện dang tiến về mức 80 - 90 tại một số quốc gia.
Chính điều này đã dẫn tới những dự đoán rằng con người có thể sống tới hơn 100 tuổi, thậm chí 150 hay 200, nhất là những trẻ em sinh sau năm 2000. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại không lạc quan như vậy.
Giáo sư Stuart Jay Olshansky từ Đại học Illinois, Chicago là một trong số đó khi ông đã mạnh dạn đưa ra dự đoán gây tranh cãi này và đợi 3 thập kỉ để chứng minh góc nhìn của mình với bài đăng trên tạp chí Nature Aging. Nghiên cứu của ông cho thấy tuổi con người đang có dấu hiệu tăng chậm lại.
Con người đạt tới ngưỡng giới hạn sinh học của mình
Để thực hiện nghiên cứu này, ông đã theo dõi và phân tích dữ liệu tử vong từ các quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Tây Ban Nha và cả US. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy từ năm 1990 đến 2019, tuổi thọ tại các quốc gia này chỉ tăng thêm 6.5 năm. Ông dự đoán rằng chỉ có 5% trẻ em gái và 2% trẻ em trai sinh trong giai đoạn này tại các nước trên đạt được 100 tuổi. Đối với trẻ em sinh sau năm 2019, tỉ lệ này chỉ tăng nhẹ lên 13% đối với trẻ gái và 5% với trẻ trai. Tại Mỹ, tỷ lệ này còn thấp hơn: chỉ có 3.1% trẻ gái và 1.3% trẻ trai được dự đoán sẽ sống tới 100 tuổi.
Kết quả này thật sự gây ngạc nhiên khi chúng ta đang sống trong một thời kì có rất nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ, y học. Giáo sư Olshansky chỉ ra rằng thời điểm cách đây một thế kỷ, con người nỗ lực nâng tuổi thọ từ mức 40-50 lên 80-90, một khoảng cách gần như gấp đôi. Khi đã đạt tới cột mốc 80 tuổi, việc tiếp tục tăng tuổi thọ trở nên khó khăn hơn nhiều và mức tăng sẽ không còn lớn được như trước dù chúng ta có đầu tư nghiên cứu y học như thế nào.
Một trong những lý do là khoa học hiện tại chưa hiểu toàn bộ quá trình gây ra sự lão hoá và cách can thiệp vào nó. Chính vì thế, các tiến bộ khoa học hiện tại chỉ có thể giúp con người kéo dài thêm vài năm thay vì tạo ra bước đột phá cho cái ngưỡng tới hạn sinh học của loài người.
Nguồn: Gizmodo