Tàu vận tải đường biển trong tương lai có thể đi xa hơn, nhanh hơn, rẻ hơn nhờ năng lượng hạt nhân

bk9sw
3/11/2024 8:50Phản hồi: 50
Tàu vận tải đường biển trong tương lai có thể đi xa hơn, nhanh hơn, rẻ hơn nhờ năng lượng hạt nhân
Công ty tư vấn và phát triển năng lượng hạt nhân Hà Lan - ULC-Energy cùng công ty kỹ thuật và thiết kế tàu biển C-Job Naval Architects đã thực hiện một nghiên cứu đối với tàu Newcastlemax - phân loại tàu chở hàng rời có chiều rộng tối đa 50 m, chiều dài tổng thể tối đa 300 m và là loại tàu biển lớn nhất có thể cập cảng Newcastle, Úc với tổng trọng tải 185.000 tấn. Họ đã so sánh một tàu Newcastlemax chạy bằng năng lượng hạt nhân với 2 con tàu cùng loại, một chiếc chạy dầu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp (VLSFO) và chiếc còn lại dùng nhiên liệu amoniac xanh. Kết quả cho thấy:

Việc thay đổi về cấu trúc và gia cố an toàn cần thiết để tích hợp lò phản ứng hạt nhân không ảnh hưởng nhiều đến sức chứa hàng hóa của tàu chở hàng rời Newcastlemax.

Ngoài ra, hệ thống đẩy chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng mang lại chi phí vận hành/mỗi tấn hàng hóa thấp nhất, thấp hơn đáng kể so với tàu dùng nhiên liệu VLSFO hay amoniac xanh. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cho một con tàu dùng năng lượng hạt nhân cao hơn nhưng đổi lại là chi phí nhiên liệu thấp, có thể thực hiện các hành trình dài hơn, nhanh hơn, rẻ hơn và đặc biệt là giảm khí thải nhà kính.

Nghiên cứu cũng cho thấy tàu Newcastlemax chạy bằng hạt nhân phát thải khí nhà kính gần như bằng 0, thấp hơn cả tàu chạy bằng khí amoniac xanh và điều này chứng minh tiềm năng hệ thống đẩy chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể hỗ trợ cho các mục tiêu giảm phát thải carbon trong tương lai của ngành công nghiệp vận tải tàu biển.

Nuclear Cargo Ship.jpg

Một thiết kế hệ thống đẩy dùng năng lượng hạt nhân cho tàu container.

Dù vậy, hệ thống đẩy dùng năng lượng hạt nhân sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như giấy phép, vận hành và nhiều vấn đề khác trước khi có thể được thương mại hóa. ULC-Energy cho biết hầu hết các thiết kế lò phản ứng hạt nhân dành cho tàu biển đều đang trong giai đoạn ý tưởng nên không dễ để ước tính chi phí đầu tư ban đầu cho một con tàu như vậy. Tuy nhiên mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn một khi các dự án lò phản ứng hoàn thành.

C-Job cho biết chi phí lắp đặt lò phản ứng hạt nhân có thể sẽ khiến các công ty khai thác tàu biển phải suy nghĩ. Tuy nhiên điều này có thể được bù đắp bởi chi phí vận hành về sau sẽ thấp hơn đáng kể so với các hệ thống đẩy truyền thống và thực tế là lò phản ứng có thể được sử dụng trong suốt thời gian vận hành tàu, có thể kéo dài thời gian sử dụng của một con tàu hoặc tái sử dụng trên con tàu tiếp theo.

Ngành vận tải biển tiêu thụ khoảng 350 triệu tấn nhiên liệu hóa thạch mỗi năm và chiếm khoảng 3% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu. Vào tháng 7 năm ngoái, thông qua Tổ chức hàng hải quốc tế, ngành vận tải biển đã phê duyệt các mục tiêu mới về giảm phát thải khí nhà kính nhằm đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào khoảng năm 2050.

ULC-Energy là công ty vừa thành lập vào năm 2021 tại Hà Lan với chuyên môn tư vấn và phát triển năng lượng hạt nhân. ULC-Energy tin rằng năng lượng hạt nhân có thể mang lại những lợi ích mà không một loại năng lượng nào có thể so sánh khi nói về độ tin cậy, tính kinh tế và tác động môi trường trong quá trình sản xuất năng lượng.

Song song với nghiên cứu nói trên, hồi tháng 2 ULC-Energy cũng đã hoàn thành một nghiên cứu do công ty khai thác mỏ BHP ủy quyền nhằm xác định khả năng sử dụng công nghệ hạt nhân dân dụng để cấp năng lượng cho các tàu biển thương mại. Nghiên cứu này đã so sánh đặc điểm chính của nhiều thiết kế lò phản ứng hạt nhân dân dụng khác nhau trước các yêu cầu cần thỏa mãn để có thể sử dụng trong vận tải hàng hải thương mại. Nghiên cứu cũng đánh giá một loạt các vấn đề về quy định, vận hành và thách thức thương mại chẳng hạn như khả năng cập cảng, giấy phép, phân loại tàu, chi phí vốn, đào tạo và chứng nhận thủy thủ.

C-Job Naval Architest là một công ty thiết kế tàu biển chuyên về kiến trúc hàng hải, tích hợp hệ thống và công nghệ nhiên liệu thay thế. C-Job hướng đến mục tiêu thúc đẩy tính bền vững và hiệu quả trong ngành hàng hải bằng việc ứng dụng các thiết kế và công nghệ tiên tiến.

C-Job nuclear research.jpg
Vào năm 2022, C-Job đã công bố một nghiên cứu cho thấy các tàu biển trọng tải lớn có tiềm năng lớn nhất đối với hệ thống đẩy chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trong nghiên cứu này, C-Job đã khảo sát 4 tình huống sử dụng lò phản ứng hạt nhân gồm tàu gồm tàu chở hàng rời, tàu container, tàu chuyên chở chất lỏng và các công trình ngoài khơi. Các hạng mục chính đã được phân tích bao gồm khối lượng và thể tích của hệ thống lưu trữ năng lượng và hệ thống sản sinh năng lượng. Kết quả cho thấy là dù lớp bảo vệ chắn xung quanh lò phản ứng chiếm một phần đáng kể về khối lượng và thể tích của lò phản ứng hạt nhân nhưng trong hầu hết các trường hợp, lò phản ứng hạt nhân vẫn nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn so với hệ thống chạy bằng diesel thông thường.

Quảng cáo



Cũng qua nghiên cứu này, C-Job đã xác định được lò phản ứng muối nóng chảy (MSR) có tiềm năng sử dụng cao nhất về lâu dài. Sự kết hợp giữa đặc tính an toàn bị động do không phân hạch, phản ứng đốt cháy cao và chu kỳ bán rã của thorium khiến nó phù hợp nhất đối với các ứng dụng hàng hải. Với thorium thì thời gian tồn tại của chất thải hạt nhân cũng ngắn hơn rất nhiều so với uranium, 300 năm so với 10 ngàn năm. So với các hệ thống dùng nhiên liệu truyền thống thì lò phản ứng hạt nhân dùng thorium cắt giảm đến 98% khí thải CO2 và các loại khí thải khác như Sox, PM và NOx cũng bị triệt tiêu hoàn toàn. Nghiên cứu của C-Job cũng nhận định mặc dù chi phí vốn cao nhưng lò phản ứng hạt nhân mang lại hiệu quả về mặt chi phí trong vòng từ 5 đến 15 năm tùy thuộc vào chi phí nhiên liệu và đặc điểm hoạt động của tàu.

Offshore Energy; ULC Energy; C-Job Naval Architects

Xem thêm:

[Video] Hạt nhân: tương lai của năng lượng tái tạo

Chúng ta ngày càng dùng điện hơn cho máy lạnh, máy tính, máy rửa chén, robot hút bụi lau nhà… một trong những nguồn năng lượng mà con người vẫn phụ thuộc vào đó là nhiệt năng, đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc trái đất nóng lên.
tinhte.vn
50 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cần 1 tỷ $ để làm ra con tàu này và cũng cần tới 180 tỷ $ để tháo dỡ nó và cần tới > 100 năm để chất thải hạt nhân nó phân hủy .
@minhthuvc Cái gì mà tháo 180 tỷ. Bác ném lụ đạn hơi xa rồi đó.
@mandiesel tháo đồ hạt nhân đấy, xứ lý phóng xạ này nọ nữa chứ không đơn giản là đập đồng nát như mấy cái tàu khác
@Tè tường Chi phí tháo dỡ tàu sân bay hạt nhân cũng chỉ tới 1.5 tỷ $ thôi, nghĩ sao mà tàu hàng này mà 180 tỷ được.
Chất thải phóng xạ thì tháo xuống đem chôn thôi chứ có cái gì cao siêu đâu, y như quy trình xử lý chất thải nhà máy hạt nhân thôi.
Quăng bom hơi bị to đấy
@minhthuvc nhân viên quèn của MS bắt đầu cmt bị đần hả?
@Tè tường Chứ cả thế giới người ta tháo bao nhiêu năm nay rồi. Tàu sân bay, tàu ngầm nguyên tử, nhà máy điện. Chủ yếu vận chuyển các thanh nhiên liệu đem đến nghĩa trang chôn thôi và xử lý nước làm mát.
Nói chung đi tàu khổ lắm 😆 Chi phí ngày càng cao lương thì ngày càng thấp 😔(
image.jpg
@leducquang99hp So với nghề khác chắc cũng ấm chứ.
@leducquang99hp bác đi dòng cẩu này thì hơi mệt, bảo quản bảo dưỡng dây cáp liên tục, chuyển lên đi tàu 2-3vạn cho nhàn 😁
@yourdalink Ấm nhưng mệt 😆 Nhiều khi tiền thưởng dọn vệ sinh vs lấy hàng hơn tiền lương
@Hejk Đi dòng k cẩu, dùng cẩu cảng là nhàn nhất 😆
Làm giàu Uranium chắc cũng phát thải nhà kính nhiều. 😌
tốn rất nhiều năng lượng để làm ra Urani ,chẳng qua cũng là 1 dạng tích năng lượng và giải phóng năng lượng hạt nhân ra từ từ ,cũng chẳng rẻ gì như quảng cáo
@anhcom67 nhưng để cung cấp lượng lớn điện thì nó là rẻ nhất rồi, mấy năng lượng khác ko đủ cấp. Điện HN kết hợp với pin lithium là hoàn hảo
@anhcom67 Mặc dù sản xuất nhiên liệu hạt nhân đòi hỏi một lượng năng lượng lớn, nhưng khi so sánh với năng suất điện mà nó cung cấp, hiệu suất tổng thể vẫn rất cao.
Một viên nhiên liệu uranium-235 có thể sản sinh ra năng lượng tương đương với hàng trăm tấn than hoặc hàng triệu lít dầu, cho thấy rằng mặc dù chi phí ban đầu cao, nhưng lợi ích lâu dài về năng lượng là rất lớn.
Nó ko rẻ là vì chi phí sx lẫn xử lý chất thải, nhưng khi đã hoạt động rồi, có nhiên liệu rồi thì hiệu suất nó cao, và đặc biệt năng lượng sạch (zero carbon) hơn các loại khác, chỉ việc chôn chất thải đúng cách để ko đưa ra môi trường là được.
@magez đúng mà bạn ,nó hiệu suất rất cao vì nguồn năng lượng được giải phóng kín và nước hấp thụ hết
Hiện tại có ít tàu ngầm hạt nhân và nó cũng được bảo vệ cẩn thận còn đỡ, chứ thương mại hóa để các nhà máy hạt nhân nhỏ này ngày ngày chạy không ngừng nghỉ thì quá nguy hiểm, các tai nạn tàu lớn là vấn đề hàng năm đều có.
@Hoàng Dũngk Ý tưởng thôi. Tàu quân sự thì người ta còn đủ tiền đầu tư, cho phép lắp lò phản ứng lên. Chứ tàu thương mại thì tiền đầu tư đã khó, rồi mang 1 thứ nguy hiểm để tư nhân lênh đênh khắp nơi là quá rủi ro.
Các hãng nên cân nhắc làm động cơ Hybrid. Tận dụng nhiệt năng của động cơ và lắp thêm pin mặt trời để sạc pin. Lắp thêm cánh buồm để tận dụng gió khi xuôi chiều. Vậy bảo vệ môi trường hơn.
Biết là sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ rất có lợi về mặt kinh tế, môi trường. Nhưng đạo cao 1 thước thì ma cao 1 trượng. Điều gì sẽ sảy ra nếu phần từ khủng bố, cướp có thể sở hữu con tàu năng lượng này biến nó thành nguy cơ đe doạ
@18K Thorium yếu hơn ura mà không được làm giàu đến cấp độ vũ khí thì làm gì được bác, nếu nó chìm xuống biển thì nước muối trung hòa hết rồi đâu thể làm được gì. Bác nghĩ lò phản ứng nó nổ được hình nấm sao.
@namnguyen1011 Mình không rành về năng lượng hạt nhân lắm có gì bạn chỉ thêm nhưng theo mình nghĩ thì mọi năng lượng hạt nhân đều có phóng xạ. Và phóng xạ thì không có tốt cho sức khoẻ con người chút nào. Nó có thể không nổ được như bom nhưng kiểu cúm tàu chẳng hạn? có thể không nếu bị lợi dụng
@18K Nó ko nổ được vì ko phải là vũ khí.
Các nguyên liệu & chất thải phóng xạ trên tàu nếu có lỡ rơi xuống biển thì cũng chỉ như bạn bỏ 1 muỗng muối vào cái hồ bơi oplympic vậy, nó sẽ bị hoà tan & trung hoà ko để lại dấu vết gì, bạn chẳng thể cảm nhận được vị mặn của muỗng muối trong cái hồ đâu & cũng chả gây hại được cho ai, vì số lượng rất ít.
Còn có 1 cách là bọn khủng bố chế thành bom bẩn, tức bỏ các chất thải phóng xạ vào bom mìn rồi cho nổ ở khu vực nào đó, tuy nhiên cách này ko phải ai cũng làm được, vả lại bọn nó cũng có cách khác kiếm chất thải hạt nhân còn dễ hơn từ tàu này.
@magez nói vậy là chưa chính xác, trung hoà hay gì thì cũng sẽ ảnh hưởng vùng nước tàu gặp nạn, không phải tự nhiên mà dân Nhật phản đối khi Nhật xả nước thải phóng xạ (đã qua xử lý) xuống biển, còn Trung Quốc giận ra mặt và cấm nhập toàn bộ hải sản của Nhật.
@Working Title Cái đề cập ở đây là SỐ LƯỢNG và LOẠI PHÓNG XẠ.
- Lượng phóng xạ trên tàu rất thấp, ko thể so với số chất phóng xạ của cái nhà máy hạt nhân to đùng được, và Nhật họ phải chia ra từng đợt xả ra biển để pha loãng đó.
Cái tàu chìm thì cùng lắm 1km quanh đó bị ảnh hưởng là cao, và chắc chắn nước biển sẽ trung hoà hết.
Và cho bạn chưa biết thì đại dương luôn có các chất phóng xạ, đồng thời các nhà máy hạt nhân trên thế giới họ cũng xả ra đó để pha loãng thôi, lý do nhà máy hạt nhân hay đặt gần biển là vậy.
Nên mới nói cái tàu này chả có vấn đề gì
- Ở đây tàu họ dùng loại muối nóng chảy (MSR), nó tương đối sạch hơn, an toàn hơn & chu kỳ phân rã của nó cũng thấp hơn so với các chất phóng xạ khác.
Bọn khủng bố, chiến tranh nó nhắm tăm vào mấy tàu hạt nhân này thì căng à.
@TUẤN.N.Đ Thì nó chìm và nước biển trung hòa phóng xạ thôi, nó đâu có thể nổ được.
@TUẤN.N.Đ Hạt nhân này chưa đủ giàu để làm boom đâu
@TUẤN.N.Đ không phải cái nào hạt nhân cũng phát nổ đâu
Trên đất liền còn xảy ra sự cố còn đây chong chanh cô độc trên biển nữa
Tàu vận tải biển chạy bằng dầu >>> gây ô nhiễm dầu. Tàu vận tải chạy bằng hột nhân thì gây ô nhiểm hạt nhân... Thế giớ đến hồi cuối rồi, các bác lo tiêu sài đi. Hậu tận thế, có vàng nhiều là án tử.
@vietthuongtinhte hột thì to hơn hạt nha
Cười vô mặt
cứ hình dung mỗi 1 con tàu mang trong mình 1 quả bom hạt nhân là các bác đủ hiểu
@congtusitinh1996 ông điên à thanh nhiên liệu làm giàu dưới 10% thì cấp độ vũ khí kiểu gì mà nổ, trường hợp xấu nhất tan chảy lõi lò do quá nhiệt thì nó chìm tàu các thanh nhiên liệu được nước biển hấp thụ trung hòa hạt nhân thôi, đó giờ đâu có thiếu tàu ngầm hạt nhân chìm.
Cái này mà xảy ra va chạm thì cũng căng
@1 step closer Hạt nhân cỡ nhỏ, loại dùng muối nóng chảy thôi, có chìm thì nước biển cũng trung hoà hết, ko đủ gây ra vấn đề gì.
Chìm tàu dầu hậu quả còn căng hơn nhiều.
Năng lượng hạt nhân thì không nên đi qua mấy chỗ thổ phỉ như Houthi, hay Chí phèo Bắc Hàn
chả may có tai nạn thì thôi rồi
Hình như không mấy ai đọc nội dung bài báo mà đã vội vàng còm ngay ra ý kiến riêng của mình. Lò phản ứng hạt nhân muối nóng chảy thorium mà vũ khí hạt nhân gì ở đây. Mà ngay cả là Uranium chăng nữa thì khủng bố tạo ra bom bẩn là hết kớt chứ có làm giàu được tới mức chế được bom nguyên tử đâu.
Tàu chở hàng lớn nhất hiện tại kích thước cũng ngang ngang tàu sân bay rồi, nếu ứng dụng thêm động cơ hạt nhân khả năng còn to hơn nữa, không biết giới hạn cuối cùng của tàu biển sẽ là gì 😁
Nó cướp lấy cái máy hột nhãn ngay, sau đó bù cho máy chạy dầu
Hải tặc kiểu: thơm bơ quá!

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019