Quá trình phục dựng nhà thờ Đức Bà Paris: Hồi sinh từ đống tro tàn

nhatminhngo
10/12/2024 1:47Phản hồi: 61
Quá trình phục dựng nhà thờ Đức Bà Paris: Hồi sinh từ đống tro tàn
Mình đọc được một bài viết về quá trình phục dựng Notre Dame trên National Geographic nên chia sẻ với anh em nội dung bài viết này.

Vào khoảng 6h tối ngày 15 tháng 4 năm 2019 – ngày thứ hai của Tuần Thánh và sáu ngày trước lễ Phục Sinh, vụ hỏa hoạn suýt phá hủy Nhà thờ Đức Bà Paris bắt đầu xảy ra ở gác mái gỗ cổ xưa, gần chân tháp nhọn. Nhìn từ cửa sổ taxi trên cầu Pont Saint-Michel, lửa ban đầu chỉ là một mảng ánh sáng cam nhấp nháy trên mái nhà, sau đó bùng lên ở ngọn tháp nhọn bằng gỗ và bắt đầu lan ra.

Notre Dame với hơn 800 năm kiên định qua thế sự

Notre Dame là một ngôi thánh đường không chỉ quan trọng với nước Pháp mà cả thế giới. Trong hơn 800 năm, Nhà thờ Đức Bà đã đứng ở đó, nằm ở trung tâm đời sống văn hoá của đất nước hình lục lăng và chừng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử lẫn tôn giáo. Năm 1239, vua Louis IX, còn được gọi là Thánh Louis, đã mang Vương miện Gai của Chúa Giêsu để đặt tại nhà thờ này. Năm 1944, khi những làn đạn của chiến tranh thế giới thứ II vẫn còn đang được bắn hết hoả lực, Tướng Charles de Gaulle đã tham dự một buổi lễ để chào mừng giải phóng Paris. Qua bao thăng trầm thế cuộc, Nhà thờ Đức Bà vẫn thoát khỏi bom đạn và hỏa hoạn để trở thành một biểu tượng “kiên định” trong một thế giới đầy biến động, nó trở thành một trong những di tích được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Ai tới Paris cũng sẽ một lần đến thăm Nhà Thờ Đức Bà và check-in tại point zero.


nha-tho-duc-ba-bieu-tuong.jpeg
Nhà thờ Đức Bà, biểu tượng kiên định của nước Pháp và thế giới


Sau hơn năm năm rưỡi, Nhà Thờ Đức Bà được hồi sinh. Thứ bảy vừa rồi, Tổng Giám Mục Paris đã tổ chức một thánh lễ long trọng để mở cửa lại nhà thờ. Cũng trong tuần này, cánh cửa vào ngôi thánh đường này sẽ mở lại cho công chúng, biểu trưng cho sự chữa lành sau hơn 5 năm Notre Dame bị phá huỷ và sau đó là quá trình làm việc của các kiến trúc sư, nghệ nhân để dẫn tới thời điểm này. Đó là một quá trình dài với nỗ lực to lớn từ hàng ngàn con người, không chỉ để bảo tồn một di tích phong cách thời trung cổ tuyệt đẹp, mà còn để hồi sinh nó, mang lại thông điệp tích cực cho thế giới đầy rẫy biến động như hiện tại.

Quá trình phục dựng Nhà thờ Đức Bà


Quyết định phục hồi và tranh cãi ban đầu


duc-khuon-barthelemy-art-rohne.jpeg
Tận dụng quy trình truyền thống, một công nhân đang đổ đồng vào khuôn tại Barthélémy Art, xưởng đúng tại thung lũng Rhône

Sau khi vụ cháy xảy ra, tổng thống Macron đã đặt mục tái thiết và khôi phục ngôi thánh đường này, thậm chí làm nó trở nên lộng lẫy hơn trước. Mục tiêu đầy tham vọng này được ông kì vọng hoàn thành vào năm 2024 với khoản tài trợ 846 triệu euro từ các khoản quyên góp kể từ sau thảm họa. Về mặt thiết kế, Macron muốn thêm vào sự mới mẻ, hiện đại thay vì giữ nguyên các kiến trúc như trước đây. Có rất nhiều ý tưởng được đưa ra như gác mái làm bằng kính, tháp pha lê. Tuy nhiên, những ý tưởng này có vẻ không thực tiễn và vấp phải sự phản đối của nhóm các nhà nghiên cứu, sử gia và kiến trúc sư có mong muốn bảo tồn bản sắc, bao gồm Philippe Villeneuve—kiến trúc sư trưởng bảo tồn các di tích lịch sử—người lúc đó đang thực hiện việc cải tạo một số phần của Nhà thờ Đức Bà trước vụ cháy. Theo ông, thêm vào kiến trúc hiện đại trên nền kiến trúc thời Trung Cổ chẳng khác nào cấy thêm một cái mũi thứ hai cho Mona Lisa. Trong khi đó, nhà sử học kiến trúc Jean-Michel Leniaud cho rằng việc khôi phục Nhà thờ Đức Bà như nguyên bản bằng đá vôi, gỗ sồi và chì có thể được xem là một hành động thanh tẩy—một cách để xóa đi ký ức đau buồn, đầy tiếc thương và sự mất mát mà vụ hoả hoạn gây nên.

notre-dame-hoi)sinh.jpg

thap-chuong-notre-dame.jpeg
Hai tháp chuông của Nhà thờ Đức Bà có 10 quả chuông bằng đồng, trong đó quả lớn nhất được gọi là Emmanuel và treo ở tháp phía nam, vốn không bị hư hại bởi vụ cháy. Quả chuông này được đúc vào những năm 1680 dưới thời vua Louis XIV, nặng 14 tấn này có đường kính gần 2,7 mét ở phần đáy. Theo truyền thống, nó được rung vào dịp Giáng Sinh hoặc các sự kiện đặc biệt khác, phát ra âm thanh ở nốt Fa thăng trầm.

chuong-nho-phia-bac.jpeg

Quảng cáo


Tám quả chuông nhỏ hơn ở tháp phía bắc đã phải được tháo xuống và làm sạch bụi chì; hai quả bị hư hại và cần được phục hồi tại xưởng đúc Cornille Havard ở Normandy.

Cuối cùng, nhóm khuynh hướng bảo tồn Nhà Thờ Đức Bà đã chiến thắng khi ngôi thánh đường này được xây dựng lại chính xác như trước đây, như cách nó được phục dựng lại vào thế kỷ 19 bởi Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc—một người tiên phong trong lĩnh vực phục hồi di tích thời đó.

Công việc phục dựng


Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi thứ sẽ giống hệt trước đây. Những ai đã từng tham quan Nhà Thờ Đức Bà sẽ cảm thấy hoàn toàn khác biệt khi nó sáng hơn. Nguyên nhân là vì đây là lần đầu tiên kể từ thế kỷ 19, những bức tường, kính màu, tranh vẽ và tượng điêu khắc được làm sạch. Điều này sẽ khiến du khách ngạc nhiên và choáng ngợp trước nội thất của thánh đường.

tao-mau-va-danh-bong.jpeg
Pauline Desfaudais làm việc với các quả chuông của Nhà thờ Đức Bà

Ngoài ra, nội thất của nhà thờ cũng đã được làm mới theo một cách khác. Về cơ bản, toà thánh đường này thuộc sở hữu và được quản lý bởi nước Pháp như một di tích lịch sử. Tuy nhiên, các đồ nội thất bên trong, vốn bị hư hại phần lớn do vụ cháy, không phải là đồ cổ và thuộc về giáo phận Công giáo La Mã Paris. Các quan chức giáo hội đã đề xuất trang trí lại toàn bộ, với phần chi phí rất nhỏ trong chi phí toàn bộ của dự án. Cách làm này sẽ có tác dụng lớn đến cách mà du khách trải nghiệm nhà thờ.

Quảng cáo


Vào mùa hè năm 2023 tại Thung lũng Rhône, một số đồ nội thất mới của nhà thờ: bàn thờ, nhà tạm, bồn rửa tội và các vật dụng phụng vụ được thực hiện bởi Guillaume Bardet - một nhà điêu khắc và thiết kế - và nhóm của ông. Theo Guillaume, trong quá trình thực hiện những đồ nội thất này, ông đã cố gắng tìm kiếm những hình dáng đơn giản nhưng “trường tồn” qua thời gian. Bàn thờ bằng đồng rất lớn và trông như bám rễ tại chỗ, nhưng các cạnh cong của nó gợi lên hình ảnh đôi tay nâng lên cao, như cách dâng hiến hay tín đồ công giáo đọc kinh và cầu nguyện. Ông hy vọng rằng những thiết kế như vậy không chỉ nói lên ý nghĩa đối với người có đức tin mà còn giúp những du khách không quen thuộc với Công giáo hay Kitô giáo cảm nhận được sự thiêng liêng.

guillaume-bardet-noi-that.jpeg
Giáo phận Công giáo Paris đã thuê nhà thiết kế Guillaume Bardet để tạo ra các đồ nội thất phụng vụ cho nhà thờ, bao gồm bục giảng ở bên phải và bàn thờ phía sau ông. Tất cả các tác phẩm đều được làm từ đồng và có hình dáng tối giản nhằm gợi lên một cảm giác vượt thời gian.

Cũng tại thời điểm đó, bên trong nhà thờ là một công trường hỗn độn, bận rộn với việc trùng tu và vệ sinh ngôi thánh đường với hơn 250 công ty khác nhau và 2000 nhân công tham gia vào quá trình này. Các công nhân đang tháo dỡ giàn giáo, kéo dây cáp điện và đánh bóng sàn đá cẩm thạch. Các khu vực sâu hơn bên trong nhà thờ với các mái vòm cũng được dọn dẹp. Ngoài ra, những bức tranh tường đang được làm mới lại từ lần phục hồi cuối cùng ở thế kỷ 19. Bên ngoài nhà thờ, các nhân viên phục chế đang tập trung thực hiện việc sơn màu với các cột trụ với hoa văn ba lá.

Gác mái nhà thờ tại đỉnh phía Bắc dẫn tới vòm trần nhà – vốn là khu vực bị tàn phá nặng nề nhất và là nơi tập trung phần lớn công việc trong năm năm qua. Tại thời điểm tham quan, các khung đỡ bằng gỗ chưa được phủ chì. Khi đi qua các lối đi chật hẹp đến giao điểm hai cánh ngang, gặp gian giữa và khu hợp xướng, phần chân tháp sụp đổ đã đâm qua các vòm đá tại đây rồi nghiền nát bàn thờ chính bên dưới. Các thợ đá chỉ mới đóng kín lỗ hổng lởm chởm trên các vòm. Mùi gỗ sồi mới phảng phất từ phần khung đỡ bằng gỗ và cầu thang xoắn ốc của tháp nhọn mới.

tren-dinh-tran-nha-hinh-vom-thien-than-ma-vang.jpeg
Thiên thần mạ vàng trang trí cho phần Oculus tại đỉnh của mái vòm. Trong trận hỏa hoạn, ngọn tháp rơi xuống và xuyên qua trần nhà gây ra thiệt hại lớn. Nhìn từ giàn giáo trong hình, các công nhân đã đóng kín lỗ hổng kể trên và phục hồi lại oculus.

Ở khu vực gác mái của gian giữa là một khu vực mới với phần khung đỡ mái hình tam giác làm bằng gỗ sồi. Để tái tạo mái nhà theo phong cách trung cổ nguyên bản, các công nhân xây dựng đã phải sử dụng các kỹ thuật ngày xưa. Họ đẽo thủ công những thanh gỗ lớn bằng rìu tay truyền thống, vốn cũng được rèn thủ công. Các phần của khung đỡ sau đó được ghép lại bằng việc sử dụng một miếng ghép chốt gỗ cấu trúc phức tạp nhưng rất chắc chắn. Một trong những người thợ mộc, Hank Silver — người Mỹ chuyển đến Pháp để tham gia dự án này — đã nắm lấy một chốt gỗ nhô ra và treo toàn bộ trọng lượng cơ thể mình để chứng minh độ chắc chắn của nó.

tranh-tuong-phuc-dung-ve-sinh.jpeg
Các bức tranh tôn giáo trên tường từ thế kỷ 19 vẫn được bảo tồn và đã được làm sạch và phục hồi cẩn thận

Hướng mắt dọc theo gian giữa là một đường trung tâm “hơi cong” của phần khung đỡ mới. Sự biến dạng này đã tồn tại trong thiết kế trung cổ ban đầu, và các kiến trúc sư quyết định tái tạo lại nó. Chính điều này đã khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn rất nhiều trong quá trình phục dựng lại ngôi thánh đường.

Một điều đặc biệt là khung kết cấu mới sẽ bao gồm một thay đổi mang tính “nhượng bộ” nhưng cấp thiết sau sự cố: khả năng chống cháy. Các khung đỡ chống cháy có khả năng cô lập tháp nhọn và hai cánh ngang khỏi gian giữa và khu hợp xướng. Điều này đảm bảo ngọn lửa không thể lan ra toàn bộ gác mái nữa. Nếu ngọn lửa bùng phát trong không gian này, hệ thống phun sương được lắp đặt khắp gác mái sẽ giúp dập tắt nó cho đến khi lính cứu hỏa có thể leo lên hàng trăm bậc thang và thực hiện nhiệm vụ của mình.

phong-chay-chua-chay.jpg

Rời khỏi gác mái ở phía trước nhà thờ, đi qua một cầu thang đá hẹp của tháp Nam, với ban công mà Viollet-le-Duc đã trang trí bằng những sinh vật kỳ quái để lên đỉnh tháp. Từ đây, người tham quan có thể đi vòng và quan sát sông Seine từ phía xa. Ở khu hợp xướng ở đầu xa của nhà thờ, các thợ lợp mái đang đóng các tấm chì vào vị trí. Quyết định tiếp tục sử dụng chì của kiến trúc sư trưởng đã gây ra nhiều tranh cãi từ công chúng, nhất là sau khi vụ cháy đã khiến chất độc hại này lan ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhóm chủ trương bảo tồn cho rằng việc sử dụng chì bền hơn, không thấm nước và việc tái tạo các chi tiết công phu khó có thể thực hiện được mà không có nó.

maria-magdalene-va-chua-jesus.jpeg
Bức hoạ Thánh Maria Magdalene và Chúa Giêsu sau khi Người Phục Sinh cũng được phục hồi

Tại thời điểm này, cả bên trong lẫn bên ngoài ngọn tháp nhọn mới đều đã được tái tạo trung thành theo thiết kế tinh xảo ban đầu của Viollet-le-Duc thông qua các bản vẽ từ thế kỷ 19 của ông. Điểm khác biệt duy nhất là con gà trống bằng đồng mạ vàng trên đỉnh lấp lánh dưới ánh mặt trời là thiết kế của chính Villeneuve.

tuong-ga-trong-goloa.jpeg
Tượng gà trống, biểu trưng cho nước Pháp đã được làm lại

phuc-dung-phan-tren.jpg

Con gà trống thay thế này được đặt vào ngọn tháp mới vào tháng 12 năm 2023. Bên trong nó chứa di vật của hai vị thánh người Paris, cùng một cuộn giấy ghi tên tất cả 2.000 công nhân phục dựng lại ngọn tháp này. Không chỉ thế, con gà trống này vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho bản sắc Pháp, vừa mang niềm tin của hi vọng và sự phục sinh. Trong quá trình thiết kế, Villeneuve đã tạo một đôi cánh hình ngọn lửa cho nó nhằm truyền tải ẩn dụ về việc nhà thờ hồi sinh từ đống tro tàn. Ngoài ra, chú gà trống nguyên bản đã bị hư hỏng nặng trong vụ cháy. Tuy nhiên, nó đã được thu thập và sẽ được trưng bày như một hiện vật về sự kiện đêm đó.

do-trang-tri-sot-lai.jpeg
Cây thánh giá từ gỗ và phủ bằng lá vàng còn sót lại sau vụ cháy, được lắp đặt vào năm 1994. Trong hình, cây thánh giá vẫn được bọc trong một lớp bảo vệ khi giàn giáo bắt đầu được tháo gỡ vào cuối tháng 06 năm 2024.

Trên ban công trong bức tường phía trước ngọn tháp là chiếc đại phong cầm, một nhạc cụ vĩ đại và lớn nhất của nước Pháp. Đàn organ này có khoảng 8.000 ống, được chia thành 115 hàng âm (stops), và đã trở thành một đặc điểm trung tâm của nhà thờ từ thế kỷ 18. Các ống này tạo ra âm thanh bằng cách dẫn luồng không khí qua chúng, mỗi ống tương ứng với một nốt nhạc hoặc âm sắc cụ thể. Chiếc đại phong cầm này đã may mắn sống sót qua vụ cháy nhưng phải được tháo rời hoàn toàn để làm sạch. Trong nhiều tháng, những người chỉnh âm đã phải điều từng chiếc trong 8000 ống âm thanh kể trên.
Lần phục dựng này đã làm cho lớp kính màu ở trên cao trở nên sáng láng, mịn màng hơn trước đây khi bụi bẩn, bồ hóng từ vụ cháy tích tụ qua thời gian đã được làm sạch. Các viên đá đỉnh vòm được mạ vàng lá, các đường vân được viền bằng màu đỏ sẫm đầy tinh tế khiến mái vòm trông thật sự hoàn hảo. Villeneuve chia sẻ rằng bạn phải tận mắt chứng kiến những mái vòm này sụp đổ để rồi được phục dựng lại mới hiểu được sự thoả mãn cả về thể chất lẫn tinh thần không chỉ của ông mà còn của những người tham gia vào dự án này.

garyole-bi-hu-sua-chua.jpeg
Các con quái vật bị hư hại cũng đã bị tháo dỡ để sửa chữa.

Những thay đổi trong thiết kế nội thất, ánh sáng


Việc phục dựng lại toà thánh đường này nhận được nhiều phản hồi tích cực từ công chúng và các nhà sử học. Tuy nhiên, việc “thanh tẩy” quá mạnh bạo các bức tường đã khiến những viên đá trở nên trắng sáng đến mức một số người cảm thấy nhà thờ đã mất đi lớp áo thiêng liêng của nó. Theo các nhà sử học về kiến trúc, để người dân thấy lại được lớp áo màu xám yêu thích này, họ sẽ phải đợi 40 năm để lớp bụi bẩn và hơi nước ngưng tụ lại.

tuong-ki-di-dinh-thap-chuong.jpeg
Trên đỉnh các tháp chuông là những hình quái thú do Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc thêm, với góc nhìn hướng ra thành phố, vào thế kỷ 19. Quái thú trong hình được gọi là Le Stryge. Nhà thờ Đức Bà có cả hình quái thú, mang tính trang trí, và các con quái vật (gargoyles), vừa có chức năng như máng nước mưa.

Đối với các quan chức nhà thờ, sự thiêng liêng của ngôi thánh đường này không xuất phát từ bản thân tòa nhà mà từ những gì diễn ra bên trong nó. Theo linh mục Olivier Ribadeau Dumas, hiện đang là quản nhiệm chính của nhà thờ thì Notre Dame trên hết là nơi thờ phượng, là nơi để tôn vinh Thiên Chúa. Ông dự đoán sẽ có 15 triệu người đến viếng thăm Nhà thờ Đức Bà vào năm 2025, vốn là một con số kỉ lục. Ngoài ra, ông không thích gọi họ là khách du lịch; thay vào đó, ông nghĩ rằng việc coi họ là “khách thăm nhà” sẽ phù hợp hơn với những gì mà họ sẽ được trải nghiệm ở ngôi thánh đường phiên bản mới này. Khi vào bên trong, ông mong rằng cảm niệm thiêng liêng mà nơi này tạo ra sẽ khiến họ trở thành người hành hương, trở thành một phần của ngôi thánh đường này.

xay-mai-doi-can-cau-gan-100m.jpeg
Giàn giáo cao gần 100 mét để phục dựng mái của thánh đường

han-manh-chi-nho.jpeg
Việc hàn các mảnh chì nhỏ lên các khu vực phía trên khu hợp xướng cũng đã được thực hiện.

Để thực hiện điều này, việc trang trí lại được dành sự tập trung rất lớn. Ngoài đồ nội thất phụng vụ của nhà điêu khắc Bardet, 1.500 ghế ngồi mới làm bằng gỗ sồi rắn chắc, với lưng ghế thấp và cong nhẹ ở phía trên sẽ được trang bị. Theo nhà thiết kế Ionna Vautrin thì những chiếc ghế này sẽ mang lại cảm giác ngồi trước một mặt biển tĩnh lặng nhưng nổi bật ở xa là những mái vòm cao vút như các cột sóng. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng mới sẽ làm được nhiều việc hơn là chỉ mang lại ánh sáng cho các kiến trúc trong toà thánh đường. Patrick Rimoux, nhà điêu khắc ánh sáng chính của dự án, đã triển khai một hệ thống gồm 1.550 đèn LED có thể được lập trình để thay đổi cường độ, sắc thái của mỗi đèn tùy theo mùa và buổi lễ được tổ chức trong nhà thờ. Ví dụ, bầu không khí mờ tối như ánh nến vào đêm vọng Phục Sinh có thể nhường chỗ cho ánh sáng rực rỡ vui tươi vào buổi sáng Phục Sinh.

Những điểm nổi bật sau phục dựng


Sau vụ cháy, giới tu sĩ đã tranh luận về việc tạo ra một không gian nhỏ trong khu hợp xướng để người Công giáo có thể tránh xa khách tham quan và tham dự Thánh lễ trong yên bình. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng lại đi ngược lại mong muốn này khi tất cả các Thánh lễ sẽ được cử hành tại bàn thờ chính ở gian giữa. Điều này có nghĩa là không có bất kì rào chắn để ngăn khách du lịch đi vào khu vực giáo đoàn. Cha Ribadeau Dumas nói rằng việc ưu tiên thể hiện đức tiên hơn sự yên tĩnh để cầu nguyện là yếu tố quyết định cho vấn đề này.

gian-giua-nha-tho-duc-ba.jpeg
Gian giữa của Nhà thờ Đức Bà, được nhìn từ ban công của đàn organ ở mặt tiền phía tây, giờ đây sạch sẽ và sáng sủa hơn trước đây rất nhiều, sau loại bỏ bụi bẩn và lớp chì.

Các nhà nguyện bên cạnh trước đây là mọt nơi lộn xộn, đã được tái định nghĩa lại để trở thành một “hành trình hành hương” mang đến một dòng chảy mạch lạc thông qua tranh vẽ, các tác phẩm điêu khắc về đức tin Công Giáo. Từ lối vào ở trung tâm mặt tiền phía tây với 3 cổng lớn, một trong số đó là Cổng Phán Xét Cuối Cùng (Portal of the Last Judgment), du khách sẽ đi dọc theo lối đi phía bắc, nằm ở bên trái gian giữa. Lối đi này sẽ gồm những nhà nguyện nhỏ dành riêng để vinh danh mỗi tiên tri trong Cựu Ước như Isaiah, Jeremiah, Ezekiel, và Daniel. Sau khi đi qua khu vực này, du khách sẽ đến khu hợp xướng, là nơi kể về cuộc đời, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Cuối cùng là dọc theo các nhà nguyện của gian giữa với mỗi nhà nguyện giới thiệu về một vị thánh đại diện cho một giá trị cụ thể của Giáo hội Công giáo. Khách hành hương có thể sử dụng điện thoại thông minh cùng ứng dụng tương ứng để cập nhật thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Tại nơi tụng niệm, ở phía đông xa nhất của nhà thờ, du khách sẽ đi qua một trong những thánh tích được trân quý nhất trong Kitô giáo: Vương miện Gai được cho là đã đặt trên đầu Chúa Giêsu trước khi Ngài chịu đóng đinh. Thánh tích này là một vòng hoa khô héo được kết từ cây sậy mà gai nhọn từ lâu đã bị loại bỏ. Trước đây, Nhà thờ Đức Bà chưa bao giờ quảng bá nhiều về sự hiện diện của nó. Nhưng trong lần tái thiết này, kiến trúc sư Sylvain Dubuisson đã được giao nhiệm vụ thiết kế một nơi tôn nghiêm để trưng bày vương miện, qua đó thể hiện hành trình khiêm nhường mà chúa Giêsu phải đi qua. Giải pháp mà ông thực hiện là một bàn thờ cao 3,6 mét, rộng 2,6 mét làm bằng gỗ tuyết tùng. Ở trung tâm là một bán cầu kính với bề mặt cong phía sau được sơn màu xanh đậm nhưng được chiếu sáng theo cách khiến bề mặt này không rõ ràng. Nhìn vào đó giống như nhìn vào bầu trời vô tận với Vương miện sẽ treo bên trong đó như ánh sáng trên trời cao.

Notre Dame: Biểu tượng ánh sáng từ đống tro tàn

Vào đêm xảy ra vụ cháy, đám đông dọc theo sông Seine không biết chuyện gì đang xảy ra bên trong nhà thờ. Họ không thể nhìn thấy được lính cứu hỏa đang chạy lên tháp chuông phía bắc đúng lúc để cứu ngọn tháp khỏi sụp đổ và nếu xảy ra, chắc chắn sẽ làm sụp đổ toàn bộ toà Thánh Đường này. Mọi người cũng không thể nhìn thấy lính cứu hỏa và các quan chức nhà thờ đang tiến vào khu vực đang bị cháy để cứu Vương miện Gai và các di vật vô giá khác—những thứ trong vài năm qua đã được giữ an toàn tại bảo tàng Louvre. Và tới lúc này, khách du lịch hay anh em sẽ có thể đến ngôi thánh đường này để tham quan, để chiêm ngưỡng mọi thứ dưới một ánh sáng mới, ánh sáng của sự Phục Sinh từ tro tàn.


Nguồn: National Geographic
61 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cũng là mộ đạo nhưng bọn Tây nó ko bị cuồng tín theo kiểu dân mình... Những người theo đạo toàn bị bon thầy tu dắt mũi trục lợi (nhất là phat giao & 1 số tôn giáo linh tinh #)
@alibaba12341 Phát ngôn thì nên tìm hiểu. Đạo nào mà ko có người cuồn tín. Nhưng cái bạn nói nó ko liên quan đến cuồng tín. Mình theo đạo khi cưới vợ đây. Việc cưới làm lễ trong nhà thờ là việc tự nguyện hoặc nguyện vọng của gia đình. Chứ ai cấm ko làm lễ học đạo ko được cưới ? Mình vào các Cha nói rõ, học thì tự nguyện chứ k ép. Nó chỉ đơn giản là rule của họ, Muốn làm lễ cưới tại Nhà thờ thì học cho hiểu Đạo , chứ k phải thấy người ta làm đẹp đẹp vui vui rồi vào nó sai mục đích. Còn việc con cái đẻ ra đi học giáo lý là chuyện của ba mẹ muốn hướng con theo đạo chứ nhà thờ nào bắt 😆) Thời Trung cổ con nít có phải đi học méo đâu. Về sau nhu cầu của giáo dân phát sinh thì nhà thờ làm, mà xác nhận là nhà thờ không thu bất cứ tiền gì. Đóng góp là tự nguyện và free cả sách vở phát cho.
Còn Đạo Phật cũng có làm lễ cưới trong chùa nhé 😃) nói cho biết , chứ sống thiển cận quá người ta cười 😃)
@Tiến Minh Đỗ -vâng "Còn việc con cái đẻ ra đi học giáo lý là chuyện của ba mẹ muốn hướng con theo đạo chứ nhà thờ nào bắt " chả có ai theo đạo phật mà bắt con theo đạo phật cả. Mình sống và làm việc và ngành nghề mìn cũng tiếp xúc rất nhiều người rất nhiều tôn giáo nên con cái theo đạo của cha mẹ thì chỉ có công giáo là có phải nói là chắc chắn thôi bạn, đẻ ra là đi rửa tội, lớn tí thì đưa nhà thờ. tuần nào cũng đi lễ bảo sao không bị tẩy não.
-Vâng "Mình theo đạo khi cưới vợ đây. Việc cưới làm lễ trong nhà thờ là việc tự nguyện hoặc nguyện vọng của gia đình" lại phải cưới ở trong nhà thờ mới được cơ
-Vâng "Về sau nhu cầu của giáo dân phát sinh thì nhà thờ làm, mà xác nhận là nhà thờ không thu bất cứ tiền gì. Đóng góp là tự nguyện và free cả sách vở phát cho" đạo bạn là nhất ạ chỉ đạo bạn làm cái này tất cả các tôn giáo khác ở việt nam không có nên khỏi dẫn chứng
-Vâng "Còn Đạo Phật cũng có làm lễ cưới trong chùa nhé 😃) nói cho biết , chứ sống thiển cận quá người ta cười 😃)" so lễ cưới trong chùa với lễ cưới trong nhà thờ như so tỉ lệ giọt nước với đại dương.
@alibaba12341 Việc muốn cưới ở đâu là chuyên ng ta, bạn có quyền gi phán xét 😆 Bạn không thích thì bạn không làm. Còn bạn nếu muốn phê phán chỉ trích thì tìm hiểu đạo và đưa ra luận điểm, chứ còn nói như bạn chỉ là do bạn không thích
Đạo Phật làm lễ cưới trong chùa, ở Thái gần như 90%, Còn ở VN đang ngày càng nhiều. Nên bạn không biết là bạn chưa thấy chứ ko phải nó ít
- Còn ý cuối. Đó là bạn chưa thấy nhiều gia đình đạo Phật không cho con cái theo đạo khác đó thôi 😃) Vì đạo Phật k có luật bắt đi chùa hay như những nghi thức như rửa tội không có nghĩa là người theo đạo không bắt con theo đạo. Như nhiều người bạn mình , khi còn nhỏ chưa biết thích cái gì thì mặc định là đạo Phật, còn chưa học hiểu nó ra sao.
- Công giáo tẩy não hay không minh chưa thấy, nhưng riêng ở VN , xàm tăng dâm dê ( thiền am bền bờ ) , Các sư thầy bào tiền, các sư thầy chém gió bằng Tiến Sĩ như Thích Chân Quang đang đầy ra 😃)) Còn không phủ nhận Công Giáo có những Linh mục ấu dâm ( báo đăng , đức Giáo Hoàng công khai sinh lỗi ). Vậy thì chả chứng minh ai tẩy não ai đâu, chứ pha Thích Chân Quang là bao tẩy rồi đó bạn. Nên đừng phán xét khi bạn chả có 1 tí gì kiến thức về Tôn giáo, tất cả chỉ là nhận định phiến diện của bạn.
Quá đã, quá nhiều thứ bằng đồng.
Công nhận ngành luyện kim và đúc vật dụng bằng kim loại bên đó phát triển thật
@Communism Tôi nghĩ bọn tây lông về công nghệ đúc thì thua xa bọn tàu khựa
@tongkien Khựa có đúc cái gì nổi tiếng hả fen?
mấy khứa khóc hết nước mắt
@Tên đăng nhập 02 hahah. toàn bọn khóc thuê cho tây lông
Thật tuyệt vời!
Mình tới đây 1 lần rồi, nhưng k hiểu lắm nên cũng chỉ thấy đẹp thoo. Ra sân sau có khu vườn ngồi khá dễ chịu, ở xung quanh hay có quầy bán vang nóng với bánh crepe. Tụi sẻ ở đây cũng thân thiện, cầm mẩu bánh mì nó bâu đầy lên tay 😆
@yourdalink Mình tới đây vài lần, mỗi lần đều vào bên trong nhà thờ nên khi đọc đoạn nó mất đi cái cảm giác linh thiêng của bụi bặm thì cảm nhận rõ được. Lên trên cao thì đường thang lên hơi nhỏ, và cũng khá đông khách du lịch. Nhưng mỗi lần vô trong thật sự thấy một cảm giác thiêng liêng thật
Làm nhớ cái phim Thằng gù nhà thờ Đức Bà
Phục dựng lúc nào cũng công phu hơn xây mới. Tây có nhiều tiền nên mới có khả năng làm việc này. Ở ta cái cầu chùa hội an quét vôi 1 cái là xong.
@hakuruno Rồi cái bằng chứng đâu mà kêu công trình trên chỉ quét vôi? Đưa ra đây coi ?
@GhostRiley Ngta khịa mà đòi bằng chứng? Đầu óc có bình thường ko vậy?
@hakuruno Hành văn thế mà kêu khịa thì bố cũng chịu mày. Đi học lại tiếng Việt đi rồi hẵng lên đây comment.
@GhostRiley Đứa nên đi học lại là mày.
Đang chờ nhà thờ đức bà trùng tu xong đây
Hình như nhanh hơn Nhà thờ Đức bà SG nữa :|
@Vỹ Spirit Thực ra số tiền chính phủ Pháp chi ra chỉ hơn 100tr Euro thôi, còn đâu là của các mạnh thường quân khắp thế giới. Những người hâm mộ, đam mê, và dành tình yêu cho nhà thờ Đức Bà. À, mà biết đâu kha khá ngôi sao, nghệ sĩ VN sau những giọt nước mắt khóc thương cũng chuyển khoản ủng hộ trùng tu nhà thờ Đức Bà đấy.
Kể ra nhà thờ lớn ở tpHCM mà cũng có 20.000 tỷ để trùng tu nhỉ. Chắc chả tới 5 năm là xong rồi.
@Vỹ Spirit Làm gì đến 800 triệu eu để sửa
@firework1805 Cần hơn 700 triệu euro nhưng người ta quyên góp hơn 800 triệu euro đó bạn.
Screenshot 2024-12-11 at 09.45.27.png
@Vỹ Spirit Khủng khiếp nhỉ. Tiền này, nếu để Trung Quốc làm chắc được 10 cái nhà thờ như thế này
Và nhà thờ Đức Bà SG tới giờ vẫn chưa xây xong
@macinPhone nta có 800 triệu euro và 2000 công nhân
@tuan195199099 Muốn là có thôi bạn hiểu k
Đợt cháy nhà thờ mình khóc hết nước mắt ae ạ
@Sói Ca! lũ nước nhà bao người ra đi không khóc, cái nhà thờ thực dân thì khóc, từ thiện thì đớp, ông tổ khai sinh ra món từ thiện lũ, may tý nữa bọn nó bầu làm thủ tướng
bài viết rất tâm huyết, nhưng thỉnh thoảng lại sai lỗi chính tả
Mình tìm đọc ngay “Nhà thờ Đức Bà Paris” của Victor Hugo sau khi nghe tin nhà thờ bị cháy.
Rất kỳ công
Định cmt gì đó nhưng nghẹn lại...
Đây là niềm tự hào của nước Pháp nên những người tham gia khôi phục làm rất tâm huyết và không màng lợi nhuận. Đây đúng nghĩa là làm bằng nưefm tin này.
@Thanglong_vn 800 triệu euro là có lời chưa ta 😆
Tinh tế có nhiều nười khóc ko ?

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019