Nvidia trở thành tập đoàn 3 nghìn tỷ Đô hầu hết nhờ vào cơn sốt đổ xô mua hàng triệu con chip của một mảng sản phẩm duy nhất: GPU vận hành máy chủ đám mây phát triển và xử lý những mô hình AI. Nhưng theo Doug Lefever, CEO của Advantest, tập đoàn Nhật Bản cung cấp cho Nvidia những thiết bị đo đạc và đánh giá thiết kế chip bán dẫn, rồi cơn sốt này cũng sẽ qua đi, vì giờ mới chỉ là khoảng thời gian các tập đoàn lớn đổ hàng tỷ USD để đầu tư chip xử lý cũng như máy móc, xây dựng và mở rộng quy mô data center vận hành những ứng dụng AI cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Đổi lại, khi quá trình mở rộng quy mô data center của Amazon, của Google hay Microsoft hoàn tất, sẽ tới một cơn sốt khác để Nvidia tiếp tục tăng trưởng doanh thu, làm yên lòng các nhà đầu tư. Đấy chính là mảng chip xử lý AI dành cho smartphone hay những thiết bị công nghệ tiêu dùng.
Advantest Corporation, tập đoàn đến từ Nhật Bản hiện tại đang chuyên biệt trong ngành sản xuất những thiết bị đo đạc dùng trong quá trình thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng những thiết bị công nghệ, cáp quang và thiết bị viễn thông, cũng như thiết bị kiểm tra tự động (ATE) cho ngành bán dẫn.
Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, ông Lefever đưa ra dự đoán như thế này: "Tình hình sụt giảm doanh thu do nhu cầu mở rộng quy mô data center có thể sẽ không kéo dài quá lâu, và doanh thu các tập đoàn trong ngành bán dẫn sẽ phục hồi nhanh. Tuy nhiên vì hiện tại trong ngành data center, đặc biệt là những tập đoàn ở tầm hyperscaler với quy mô máy chủ rất lớn, sụt giảm doanh thu sẽ tạo ra hậu quả rất nghiêm trọng, không chỉ đối với một vài doanh nghiệp, mà tác động sẽ trải dài trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Đổi lại, khi quá trình mở rộng quy mô data center của Amazon, của Google hay Microsoft hoàn tất, sẽ tới một cơn sốt khác để Nvidia tiếp tục tăng trưởng doanh thu, làm yên lòng các nhà đầu tư. Đấy chính là mảng chip xử lý AI dành cho smartphone hay những thiết bị công nghệ tiêu dùng.
Advantest Corporation, tập đoàn đến từ Nhật Bản hiện tại đang chuyên biệt trong ngành sản xuất những thiết bị đo đạc dùng trong quá trình thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng những thiết bị công nghệ, cáp quang và thiết bị viễn thông, cũng như thiết bị kiểm tra tự động (ATE) cho ngành bán dẫn.
Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, ông Lefever đưa ra dự đoán như thế này: "Tình hình sụt giảm doanh thu do nhu cầu mở rộng quy mô data center có thể sẽ không kéo dài quá lâu, và doanh thu các tập đoàn trong ngành bán dẫn sẽ phục hồi nhanh. Tuy nhiên vì hiện tại trong ngành data center, đặc biệt là những tập đoàn ở tầm hyperscaler với quy mô máy chủ rất lớn, sụt giảm doanh thu sẽ tạo ra hậu quả rất nghiêm trọng, không chỉ đối với một vài doanh nghiệp, mà tác động sẽ trải dài trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Tôi không muốn sử dụng cụm từ bong bóng, vì bong bóng ám chỉ một thứ sẽ biến mất trong tương lai sau khi nó vỡ. Xu hướng AI sẽ ở lại, nhưng sẽ phát triển theo từng chu kỳ với những xu hướng khác nhau. Khi chu kỳ mới đến, và các tập đoàn không kịp trở tay, hậu quả sẽ rất lớn đối với họ."
Dự đoán kế tiếp của ông Lefever, đó là dù rằng hiện tại nhu cầu smartphone với khả năng xử lý AI ngay trên thiết bị vẫn còn chưa được như kỳ vọng của các hãng, nhưng nó sẽ sớm bùng nổ, nếu có hãng tìm ra được “killer app” để kích thích mọi người bỏ tiền mua điện thoại mới về dùng các tính năng AI: “Ai cũng đang nín thở chờ đợi ứng dụng nổi bật nhất trên những chiếc điện thoại AI. Nếu điều đó trở thành hiện thực và ai cũng đổi smartphone mới, cả ngành sẽ bùng nổ.”
Advantest được coi là một trong những đối tác lớn của Nvidia. Họ nắm giữ hơn một nửa thị phần thiết bị thử nghiệm chip bán dẫn toàn cầu. Nhờ đó, khi ai cũng chạy đua phát triển chip tăng tốc xử lý mô hình AI, Advantest được hưởng lợi lớn từ cơn sốt này. Trong năm qua, giá cổ phiếu Advantest đã tăng tới 80%, và trong 5 năm qua, tăng trưởng về giá trị vốn hóa là 500%.
Dù rằng Nhật Bản đã để tuột khỏi tay vị thế dẫn đầu thị trường gia công bán dẫn, thứ mà họ nắm giữ vào thập niên 1980, Advantest vẫn đang là một trong số những cái tên hiếm hoi vẫn còn nắm được vị thế độc quyền ở một mảng thị trường ngách nhưng lại không thể thiếu trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Theo CEO Lefever, một con chip bán dẫn cao cấp trong quá trình hoàn thiện sẽ được những cỗ máy của Advantest thử nghiệm vận hành từ 10 đến 20 lần, từ bước cắt gọt wafer cho tới bước đóng gói die silicon lên substrate.
Tiến trình gia công bán dẫn càng hiện đại thì quá trình thử nghiệm chip lại càng phức tạp và tốn nhiều thời gian. Gần đây có những thông tin nói rằng chip AI mới nhất của Nvidia, kiến trúc Blackwell phải tốn thêm thời gian thử nghiệm từ 3 đến 4 lần so với thế hệ chip kiến trúc Hopper. Điều này đã khiến Advantest tự tin đẩy dự báo doanh thu của họ trong năm tài khóa 2024 lên 16%, tương đương 792 triệu USD.
Quảng cáo
Xu hướng nhu cầu những cỗ máy test chip bán dẫn của Advantest chắc chắn sẽ không suy giảm trong thời gian ngắn tới đây. Mỗi cỗ máy thử nghiệm bán dẫn của tập đoàn này tạo ra có mức giá lên tới cả triệu USD, nhiều chi tiết hơn cả một chiếc máy bay thương mại. Advantest trong thời gian qua cũng đã tập trung vào việc tạo ra những cỗ máy cho phép các tập đoàn công nghệ test những chip xử lý được gia công trên những tiến trình mới và hiện đại nhất hiện tại. Chính nhờ điều đó, theo vài nhà phân tích thị trường, Advantest giờ đang nắm 60% thị phần toàn cầu.
Nhưng giống như mọi tập đoàn trong ngành bán dẫn, doanh thu từ Trung Quốc của Advantest, với tỷ trọng từ 20 đến 25%, có thể bị đe dọa. Con số này trong thời gian qua đã giảm, nhưng CEO Lefever cho biết ông cảm thấy ổn với việc đó. Advantest không bị đưa vào danh sách đen của bộ thương mại Mỹ, không phải tuân thủ những quy định bán thiết bị thử nghiệm chip bán dẫn, vì những quy định cấm vận này chỉ nhắm vào mảng thiết bị gia công.
Ngay cả khi thị trường Trung Quốc bị cắt hoàn toàn khỏi quá trình kinh doanh, nhu cầu thiết bị thử nghiệm bán dẫn của phần còn lại trên toàn cầu vẫn đủ để Advantest phát triển. Theo ông Lefever, khi một công ty lớn tại Trung Quốc bị cấm vận, nguồn thu ngay lập tức đến từ một khách hàng khác, chứ không phải đợi vài tháng, vài năm để tìm ra nguồn mới.
Theo FT