Cho đến nay, nhân loại đã tồn tại qua 200.000 năm, mỗi thế kỉ đều có nguy cơ tuyệt chủng do tác động tự nhiên như thiên thạch, siêu núi lửa phun trào,... Đánh giá rủi ro tuyệt chủng là một công việc vốn không chắc chắn bởi vì thông thường chúng ta thường kiểm tra tần suất nó xảy ra trước đây. Nhưng sự hủy diệt hoàn toàn của nhân loại chưa từng xảy ra trước đây. Dù không có phương pháp hoàn hảo để xác định rủi ro trước các mối đe dọa tự nhiên, các chuyên gia ước tính tỷ lệ này là khoảng 1/10000 mỗi thế kỷ.
Nhưng con số 1/10000 là đối với hiểm họa tự nhiên, còn các mối đe dọa nhân tạo thì sao? Một số chuyên gia ước tính nguy cơ tồn tại do thảm họa nhân tạo cao hơn 100 lần so với tỉ lệ thảm họa tự nhiên.
Với sự ra đời của bom nguyên tử, lần đầu tiên trong lịch sử loài người có được sức mạnh tự hủy diệt. Từ đó, rủi ro về sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại dần trở nên khả thi.
Nhưng con số 1/10000 là đối với hiểm họa tự nhiên, còn các mối đe dọa nhân tạo thì sao? Một số chuyên gia ước tính nguy cơ tồn tại do thảm họa nhân tạo cao hơn 100 lần so với tỉ lệ thảm họa tự nhiên.
Chiến tranh hạt nhân
Với sự ra đời của bom nguyên tử, lần đầu tiên trong lịch sử loài người có được sức mạnh tự hủy diệt. Từ đó, rủi ro về sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại dần trở nên khả thi.
Vào tháng 1 năm 1995, nước Nga phát hiện một tên lửa hạt nhân đang trên đường lao đến. Cảnh báo được gửi đến tận tay tổng thống, ông đang cân nhắc liệu có nên đánh trả lại hay không thì thật may là một thông báo khác đến kịp lúc. Thứ họ tưởng là tên lửa tấn công thực chất chỉ là một tên lửa nghiên cứu Bắc cực quang. Sự việc xảy ra sau khi Chiến Tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng vẫn là một trong những hồi chuông báo động sớm nhất về nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu sẽ dẫn đến đến một mùa đông hạt nhân, khi khói đen từ các thành phố cháy rụi che mất mặt trời trong nhiều năm, khiến cho mùa màng bị tàn phá, không có lương thực, loài người sẽ chết.
Biến đổi khí hậu
Nhân tố tiếp theo góp phần vào rủi ro tồn tại của con người là biến đổi khí hậu. Tương tự chiến tranh hạt nhân, biến đổi khí hẩu có thể dẫn đến nhiều viễn cảnh trầm trọng mà chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận. Các nhà khoa học chỉ dự kiến nhiệt độ có thể ấm lên vài độ C, nhưng điều đó chỉ là dự đoán. Không ai biết được nếu Trái Đất nóng lên vài độ thì sau đó có thể kích hoạt một chuỗi phản ứng gì nữa hay không và có thể sau chuỗi phản ứng đó thì có khả năng sẽ tăng thêm 5-6 độ, thậm chí 10 độ, điều này có thể gây ra thảm họa với hậu quả chưa từng có.
Trường hợp xấu nhất, vẫn không thể chắc chắn việc ấm lên toàn cầu sẽ càn quét hết sự tồn tại của con người trên Trái Đất. Nhưng một điều chắc chắn là nó sẽ gây ra tác động nghiêm trọng, khiến thế lực của nhân loại yếu đi rất nhiều và có thể gặp nguy hiểm trước một số mối đe dọa khác.
Dịch bệnh
Rủi ro lớn nhất có lẽ đến từ công nghệ vẫn đang trên đà phát triển, ví dụ như một đại dịch nhân tạo. Những thảm họa lớn nhất trong lịch sử loài người đều bắt nguồn đại dịch bệnh. Và công nghệ sinh học đang cho phép ta chỉnh sửa và tạo ra các mầm bệnh thậm chí còn chết chóc hơn các mầm bệnh bắt nguồn từ tự nhiên. Mầm bệnh trở thành đại dịch qua chiến tranh sinh học hoặc tai nạn nghiên cứu.
Quảng cáo
Khi mà công nghệ sinh học, giải mã chỉnh sửa gen này càng phát triển và phổ biến hơn, cùng với các thông tin kiến thức được chia sẻ rất nhanh, vậy nếu một bộ gen của virus chết chóc nào đó bị lộ, điều này góp phần gia tăng số cá nhân và nhóm người có thể tạo ra các dịch bệnh từ virus đó. Và nếu cá nhân hay nhóm người đó phạm sai lầm, để virus đó thoát ra ngoài, thì thật sự là một thảm họa.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Các nhà nghiên cứu AI đang chạy đua nhau phát triển trí tuệ nhân tạo vượt trội, thậm chí hơn cả khả năng con người trong mọi lĩnh vực. Nếu chúng ta từ bỏ lợi thế là loài động vật có trí tuệ phát triển nhất trên Trái Đất và đặt tương lai của chính mình vào tay các hệ thống do chính chúng ta tạo nên. Ngay cả khi được tạo ra chỉ vì lợi ích tốt nhất của con người, AI siêu trí tuệ vẫn có thể trở thành mối đe dọa cực lớn nếu một ngày nó mẫu thuẫn với chúng ta. Đây thật sự là bài toán khó đang chờ các nhà khoa học giải đáp.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, do đây đều là hiểm họa nhân tạo nên việc ngăn chặn những nguy cơ này hoàn toàn nằm trong khả năng của con người. Hầu hết các mối đe dọa nhân tạo hiện tại vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta xem việc bảo vệ tương lai của nhân loại là vấn đề quan trọng ngay tại chính thời đại này, chúng ta có thể cùng nhau có những biện pháp khắc phục. Liệu con người có đủ thời gian phát huy hết tiềm năng của mình hay không thì đều phụ thuộc vào chính con người mà thôi.
Nguồn: TED-Ed
Quảng cáo