Khi xem phim The Circle thấy nhân vật Stenton được giới thiệu là COO của công ty, bạn ngồi gần ghế mình thì thắc mắc là CEO chứ tại sao lại là COO vì nghĩ rằng phụ đề dịch sai. Thực ra COO là viết tắt của chief operations officer còn CEO là chief executive officer, vậy thì CEO và COO khác nhau như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi.
CEO vs COO
CEO và COO đều có thể dịch ra tiếng Việt là "giám đốc điều hành", ở VN thì CEO quen thuộc hơn với từ "tổng giám đốc". Trong những công ty qui mô tập đoàn ở phương tây, CEO có vai trò quan trọng nhất của công ty, ông có nhiệm vụ điều hành cũng như ra quyết định tất cả mọi hoạt động của công ty đó. Như vậy CEO được ví như "thủ lĩnh tối cao" của công ty, hoặc ở VN hay gọi là "thủ trưởng", công ty thành công là nhờ sự lèo lái của CEO, làm ăn thất bại là do CEO dở.
COO dưới vai trò của CEO, tức là chức vụ của COO sẽ nhỏ hơn CEO. COO làm việc với các cán bộ cao cấp khác của công ty vd như CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và có nhiệm vụ báo cáo công việc trực tiếp cho CEO, có thể hiểu nôm na CEO là "tổng giám đốc" thì COO tương đương với "phó tổng", như vậy CEO là "cái đầu" thì COO sẽ là "cánh tay đắc lực" của ông ta. Nếu trong công ty CEO kiêm luôn vai trò chủ tịch (president) thì COO sẽ kiêm nhiệm vai phó chủ tịch (vice president). Không phải công ty nào cũng có chức danh COO, tùy do tổ chức đó có qui định hay không mà thôi, thường thì các công ty qui mô vừa và nhỏ không cần COO, những công ty cực lớn mới cần COO để san sẻ bớt công việc cho CEO.
CEO vs COO
CEO và COO đều có thể dịch ra tiếng Việt là "giám đốc điều hành", ở VN thì CEO quen thuộc hơn với từ "tổng giám đốc". Trong những công ty qui mô tập đoàn ở phương tây, CEO có vai trò quan trọng nhất của công ty, ông có nhiệm vụ điều hành cũng như ra quyết định tất cả mọi hoạt động của công ty đó. Như vậy CEO được ví như "thủ lĩnh tối cao" của công ty, hoặc ở VN hay gọi là "thủ trưởng", công ty thành công là nhờ sự lèo lái của CEO, làm ăn thất bại là do CEO dở.
COO dưới vai trò của CEO, tức là chức vụ của COO sẽ nhỏ hơn CEO. COO làm việc với các cán bộ cao cấp khác của công ty vd như CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và có nhiệm vụ báo cáo công việc trực tiếp cho CEO, có thể hiểu nôm na CEO là "tổng giám đốc" thì COO tương đương với "phó tổng", như vậy CEO là "cái đầu" thì COO sẽ là "cánh tay đắc lực" của ông ta. Nếu trong công ty CEO kiêm luôn vai trò chủ tịch (president) thì COO sẽ kiêm nhiệm vai phó chủ tịch (vice president). Không phải công ty nào cũng có chức danh COO, tùy do tổ chức đó có qui định hay không mà thôi, thường thì các công ty qui mô vừa và nhỏ không cần COO, những công ty cực lớn mới cần COO để san sẻ bớt công việc cho CEO.
CEO vs Chairman
Cũng trong các tập đoàn lớn ngoài CEO ra sẽ còn có President và Chairman. President là chủ tịch tập đoàn còn Chairman là chủ tịch hội đồng quản trị. Vì đứng đầu hội đồng quản trị (board of directors - BOD) nên Chairman là người đại diện cho cổ đông (những người đầu tư tiền vô công ty đó bằng hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu). Trong khi đó, thông thường CEO sẽ là người được BOD thuê về để điều hành công ty (Yahoo! là một ví dụ). Chính điều này sẽ có thể khiến cách làm việc của 2 người khác nhau, CEO thì tập trung cho hiệu quả của công ty còn Chairman sẽ ưu tiên về lợi nhuận để có lợi cho cổ đông hơn.
vd: Hội đồng quản trị của Apple có 8 thành viên, trong đó Tim Cook là CEO được bổ nhiệm, còn Arthur D. Levinson là Chairman.
Ở những công ty lớn mà người sáng lập còn trực tiếp điều hành thì CEO sẽ kiêm luôn vị trí Chairman, ví dụ Mark Zuckerberg là CEO kiêm Chairman của Facebook, Larry Page là CEO kiêm Chairman của Alphabet, Elon Musk là CEO kiêm Chairman của Tesla.
Vice vs Deputy
Cả 2 từ này đều là danh từ để chỉ phó, ví dụ phó giám đốc, phó chủ tịch, nhưng khi sử dụng tùy theo trường hợp mà khác nhau. Deputy dùng chỉ người "phó" nắm những chức vụ nhỏ trong tổ chức, ví dụ phó phòng, phó ban (deputy manager). Trong khi đó, Vice dùng chỉ người giữ chức vụ "phó" ở những vị trí lớn hơn, ví dụ phó giám đốc, phó chủ tịch (vice director, vice president).
Corp vs Inc.
Corp viết tắt của từ Corporation còn Inc. là viết tắt của Incorporated. Đây đều là hậu tố để chỉ các công ty đa quốc gia có quy mô tập đoàn. Về cơ bản, Corp và Inc. giống nhau về hình thức, tính pháp lý, nghĩa vụ thuế, tư cách pháp nhân v.v..., nếu có khác nhau thì chỉ khác cái từ này khi công ty được thành lập, và nếu đã chọn tên công ty là A Corp thì không được ghi trên giấy tờ là A Inc. và ngược lại. Những công ty là Corp và Inc. đều có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn, nếu lỡ xui bị phá sản thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm trả nợ trong vốn điều lệ chứ các cổ đông không bị truy thu tài sản cá nhân để trả nợ.
Corp được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, ví dụ Sony Corporation, Samsung Corp, riêng ở Mỹ Mỹ vừa sử dụng Inc. vừa có Corp, ví dụ tên đầy đủ của Apple là Apple Inc.
Quảng cáo
PS: Ở VN đa số tập đoàn thích gọi là Group hơn là Corp.
Cám ơn bạn rất nhiều, mình xin cập nhật bài viết của bạn lên đầu để nhiều người theo dõi được nhé
Theo Diffen