Công ty khởi nghiệp có tên Paleo đến từ nước Bỉ cho biết họ đã thêm DNA của voi ma mút lông cừu (woolly mammoth) vào trong chiếc burger có thịt làm từ thực vật, tạo ra 1 chiếc bánh có hương vị đậm đà và ngon miệng hơn. Paleo đã sử dụng công nghệ lên men để phát triển ra các loại protein heme hoặc myoglobin động vật khác nhau như bò, gà, heo, cừu, cá ngừ và thậm chí là cả voi ma mút. Sau đó, các protein heme hoặc myoglobin sẽ được cấy vào bất kỳ loại thịt nào, kể cả thịt nuôi cấy để tạo ra hương vị như thịt thật.
Myoglobin là protein liên kết sắt và oxy được tìm thấy trong mô cơ của động vật có xương sống nói chung và ở hầu hết các động vật có vú. Myoglobin cũng có liên quan đến hemoglobin, một dạng protein liên kết sắt và oxy trong máu, đặc biệt là ở các tế bào hồng cầu. Vì myoglobin lưu trữ oxy trong cơ bắp, nên đó cũng là protein tạo nên màu đỏ cho thịt và cả nước tiết ra từ miếng bít tết cũng là do myoglobin.
Được biết, Paleo đã sử dụng phương pháp lên men chính xác cùng với nấm men, để tạo ra myoglobin mà không hề dùng đến bất kỳ tế bào động vật nào. Với trường hợp của voi ma mút lông xù đã tuyệt chủng từ khoảng 10.000 năm trước, paleo đã tạo ra myoglobin của loài này bằng cách sử dụng các chuỗi DNA ngắn lấy từ mẫu hoá thạch 1,2 triệu năm tuổi tại trung tâm Cổ sinh vật học ở Stockholm, Thuỵ Điển.
Myoglobin là protein liên kết sắt và oxy được tìm thấy trong mô cơ của động vật có xương sống nói chung và ở hầu hết các động vật có vú. Myoglobin cũng có liên quan đến hemoglobin, một dạng protein liên kết sắt và oxy trong máu, đặc biệt là ở các tế bào hồng cầu. Vì myoglobin lưu trữ oxy trong cơ bắp, nên đó cũng là protein tạo nên màu đỏ cho thịt và cả nước tiết ra từ miếng bít tết cũng là do myoglobin.
Được biết, Paleo đã sử dụng phương pháp lên men chính xác cùng với nấm men, để tạo ra myoglobin mà không hề dùng đến bất kỳ tế bào động vật nào. Với trường hợp của voi ma mút lông xù đã tuyệt chủng từ khoảng 10.000 năm trước, paleo đã tạo ra myoglobin của loài này bằng cách sử dụng các chuỗi DNA ngắn lấy từ mẫu hoá thạch 1,2 triệu năm tuổi tại trung tâm Cổ sinh vật học ở Stockholm, Thuỵ Điển.
“DNA cũ đã bị phân mảnh, vì thế quá trình này diễn ra giống như đang lắp ráp 1 câu đố. Gen myoglobin từ voi châu Á và châu Phi đã được dùng để so sánh và sắp xếp với các đoạn DNA nhỏ của voi ma mút, để tái tạo lại một chuỗi đầy đủ." - CEO của Paleo, Hermes Sanctorum chia sẻ.
Paleo đã thử nghiệm protein voi ma mút trên nhiều phiên bản khác nhau của thịt nuôi cấy và cho thấy kết quả đáng kinh ngạc. Khi myoglobin của bò được thêm vào thịt nuôi cấy sẽ tạo ra hương vị và mùi thơm giống như thịt với màu đỏ thịt đẹp mắt. Nhưng khi thay bằng myoglobin của voi ma mút, hương vị còn đậm và tạo ra nhiều sớ đỏ hấp dẫn hơn nữa.
Ngoài Paleo, một công ty khác gần đây có tên là Vow đến từ Úc, cũng đã cho ra mắt sản phẩm thịt viên voi ma mút. Vow đã trích xuất 1 chuỗi DNA chưa hoàn chỉnh của voi ma mút và lấp đầy nó bằng những đoạn DNA của voi châu Phi để tạo ra gen myoglobin voi ma mút hoàn chỉnh. Sau đó tiêm vào tế bào cừu được nuôi trong phòng thí nghiệm.
Khác với Paleo, Vow lưu ý rằng thịt viên voi ma mút có thể gây ra dị ứng bởi con người đã không ăn thịt voi trong hàng nghìn năm. Trong khi đó, Paleo lại cam kết sản phẩm của họ an toàn với con người. Công ty đã phát triển myoglobin voi ma mút 2 năm trước và đang chờ cấp bằng sáng chế trước khi bày bán với công chúng.
Thịt gấu được bày bán tại máy bán hàng tự động ở Nhật Bản.
Theo BI
Quảng cáo