TTBC2024

TTBC2024


Bạn đã hiểu về tranh trừu tượng? Từ hiện thực tới trừu tượng qua tranh của Piet Mondrian

blueJune
24/8/2022 4:51Phản hồi: 27
Bạn đã hiểu về tranh trừu tượng? Từ hiện thực tới trừu tượng qua tranh của Piet Mondrian
Piet Mondrian, họa sĩ người Hà Lan vào thế kỷ 20, nổi tiếng với các bức tranh trừu tượng cấu thành bởi những ô vuông và chữ nhật vàng, đỏ và xanh lam. Không phải ai cũng biết rằng những bức tranh trừu tượng của ông được phát triển từ hiện thực và không hề khó hiểu. Hãy cùng truy tìm quá trình thay đổi trong tranh của Mondrian qua hành trình triết học và nghệ thuật cá nhân của ông. Họa sĩ đã tìm cách hiểu về bản chất phổ quát của nhân loại và thể hiện nó qua nghệ thuật trừu tượng.

Thời trẻ

Như nhiều họa sĩ trừu tượng khác, Piet Mondrian bắt đầu quá trình luyện tập của mình bằng cách học sao chép chính xác thế giới tự nhiên. Ông cũng học sao chép tranh của các bậc thầy. Khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Amsterdam, ông đã trở thành chuyên gia về kĩ thuật vẽ và phát triển các kĩ năng phân tích cần thiết dể sao chép một cách hoàn hảo các khung cảnh đời thực.

Sau tốt nghiệp, ông tiếp xúc với phong trào Hậu Ấn tượng và tầm nhìn về những gì muốn đạt được của ông bắt đầu phát triển. Ông được khơi gợi cảm hứng bởi những cách thức mà các nghệ sĩ mong muốn diễn tả gì đó thực hơn, chẳng hạn như tăng cường sử dụng ánh sáng hay cách sử dụng màu sắc hơn là sao chép trực tiếp.

Suy ngẫm về những điều thiết yếu

Để bắt đầu, Mondrian loại bỏ nhu cầu vẽ bằng màu sắc thực tế và từ bỏ nhu cầu sao chép một cách hoàn hảo. Ông có xu hướng vẽ theo series, cùng một hình ảnh nhưng theo nhiều cách khác nhau.

Trong quá trình làm việc theo series, Mondrian có thể đã áp dụng kĩ năng phân tích để vẽ tranh. Ông trở nên thành thạo khi hiểu về các cách mà sự trừu tượng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cảm xúc và thẩm mỹ trong tranh của mình. Ông cũng ý thức hơn về các mô hình cơ bản, phổ quát tồn tại trong thế giới tự nhiên và cách con người diễn giải chúng như một vẻ đẹp thẩm mỹ.


Tinh thần và nơi chốn

Mondrian sau này trở thành thành viên của Hội Thuyết Thần Trí, tìm cách kết nối và hiểu được trí tuệ tâm linh cổ xưa của vũ trụ. Mondrian tin rằng nghệ thuật được kết nối trực tiếp với những câu hỏi cao hơn của cuộc sống và thông qua nghệ thuật, bản chất hài hòa của sự tồn tại có thể được truyền đạt. Đây là yếu tố đã ảnh hưởng tới cách Mondrian điều chỉnh cách tiếp cận của mình, để trở nên đơn giản hơn, đưa mọi thứ trở về bản chất cơ bản của chúng. Điều này thể hiện trong nghệ thuật của ông theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như hình thức nhẹ nhàng hơn, sử dụng màu sắc thuần túy hơn.

Chúng ta có thể thấy điều này rõ ràng khi xem những bức tranh ông vẽ cây táo, từ một cây táo chi tiết và ngày càng giản lược (3 ảnh bên dưới). Từ hiện thực tới trừu tượng.

piet-mondrian.jpg
Piet Mondrian - Evening: Red Tree, 1908-1910. 99 x 70cm.

piet-mondrian2.jpg
Piet Mondrian - The Grey Tree, 1911. Sơn dầu trên toan. 78.50 cm × 107.5 cm
piet-mondrian1.jpg
Piet Mondrian -The Flowering Apple Tree, 1912

Năm 1912 là bước ngoặt đối với Mondrian, khi ông chuyển tới Paris và ảnh hưởng bởi những ý tưởng của Chủ nghĩa Lập thể Phân tích. Cách xử lý bề mặt và mặt phẳng cũng như cách chủ nghĩa này giới hạn bảng màu đã khuyến khích Mondrian hoàn toàn đầu tư việc vẽ của mình vào tranh trừu tượng.

Hồi hương

Năm 1914, Mondrian về thăm nhà nhưng do Chiến tranh thế giới I đã giữ ông ở lại Hà Lan trong 5 năm tiếp theo. Ở quê nhà, nghệ sĩ Bart van der Leck đã thuyết phục Mondrian rằng việc sử dụng màu sắc của ông vẫn mang tính đại diện và khuyên ông nên hướng đến những màu cơ bản, thuần khiết.

Quảng cáo



Một nghệ sĩ khác là Theo van Doesburg, đã ảnh hưởng Mondrian trong cách ông làm phẳng hình ảnh để loại bỏ khối lượng và tất cả mọi thứ trừ đường nét và màu sắc.

piet-mondrian3.jpg
Piet Mondrian, Ocean 5, 1914, than và bột màu trên giấy, 87.6 x 120.3 cm

Phát triển hướng tới sự hài hòa

Mondrian đã phát triển thành công phong cách cá nhân của mình. Họ gọi cách tiếp cận này là De Stijl, tiếng Hà Lan cho Phong cách. Nó đã đạt được thành công trong sự trừu tượng thuần túy, không có tất cả các tham chiếu tượng hình. Mondrian thậm chí còn loại bỏ việc sử dụng các tiêu đề đặt tên tranh của mình.

Trong các tác phẩm De Stijl đời đầu của mình, Mondrian sử dụng các trường màu với nhiều sắc độ, rồi các đường ngang, dọc và chéo. Mặc dù ông đã nhanh chóng loại bỏ các đường chéo và chỉ sử dụng các đường ngang, dọc mà ông coi là đại diện cho các lực cân bằng của tự nhiên, chẳng hạn như hành động và không hành động, hoặc chuyển động và tĩnh lặng.

Tuy nhiên, Van Doesburg vẫn sử dụng các đường chéo, coi cách tiếp cận của Mondrian quá hạn chế và mang tính giáo điều. Sự khác biệt nhỏ đã đã khiến hai nghệ sĩ kết thúc mối quan hệ của họ và dẫn đến sự kết thúc của De Stijl.

Quảng cáo


piet-mondrian4.jpg
Piet Mondrian, Composition with Red, Blue, and Yellow, 1930, sơn dầu trên toan, 46 x 46 cm

Thể hiện cái chung

Sau thời gian trên, hai nghệ sĩ đều đổi tên cách diễn giải của họ về De Stijl. Van Doesburg gọi phong cách mới của mình là Elementarism (tạm dịch: Chủ nghĩa sơ bộ) còn Mondrian gọi phong cách của ông là Neo-Plasticism. Ngoài việc chỉ sử dụng các đường ngang, dọc, neo-Plasticism chỉ bao gồm các màu cơ bản là đỏ, xanh lam và vàng cùng các giá trị cơ bản là đen, trắng và xám. Mondrian tin rằng phong cách trừu tượng hoàn toàn của mình miêu tả theo cách đơn giản và trực tiếp nhất những gì thiết yếu, thực tế và phổ quát. Ông cho rằng việc giảm thiểu là điều cần thiết để con người đạt được trạng thái tồn tại cao nhất. Điều này giống như việc người nghệ sĩ loại bỏ đi cái tôi trong tác phẩm của mfnh để tất cả những người xem tranh có thể kết nối với nhau một cách sâu sắc.

piet-mondrian5.jpg
Piet Mondrian, Broadway Boogie-Woogie, 1942 - một trong những bức tranh họa sĩ vẽ trước khi mất. Khoảng thời gian này ông sống ở New York và đối với ông, New York là hình ảnh thu nhỏ của thành phố hiện đại. Ông bị lay động bởi năng lượng của nhạc jazz và nhịp sống dường như vô tận di chuyển qua các con phố. Nó không giống như bất kì thành phố nào ông từng sống, Paris hay London.

Tham khảo ideelart
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhìn giống như sơ phác vi khuẩn hình que nhểy
HemakA
TÍCH CỰC
2 years
Sáng tác tranh trừu tượng nó cũng tương tự như thiết kế logo, biểu trưng khi mô tả 1 sự vật, hiện tượng, cơ bản là cô đọng, gợi ý ít để tưởng tượng nhiều.
@HemakA Mấy búc tranh này mà treo ngược thì sao nhỉ 🙄 , có khi lại có giá trị hơn 😁
HemakA
TÍCH CỰC
2 years
@Hoàng Dương Liệt Về mặt ý nghĩa thì mình ko chắc chứ về bố cục sẽ khác nhiều đấy, liên quan đến nặng nhẹ của bố cục và màu sắc.
mình thuộc dạng tưởng tượng khá nên nhìn mấy cái tranh này toàn suy nghĩ bậy bạ 😆
mấy ông chơi ma túy vào rồi tâm hồn bay bổng, tưởng tượng này nọ rồi gạch vài đường nghệch ngoạc, để mấy ông hút cần sa xem rồi nhìn gà hóa cuốc. sau đó tự khen nhau cao siêu, bức này triệu đô, bức nọ tỷ đô. cho mấy cha đó lên 1 hòn đảo sống với nhau, rồi dùng tiền Venezuela. hàng ngày ăn khoai, ăn sắn, hút cần rồi tha hồ sáng tác, tự trao đổi siêu phẩm tỉ đô với nhau.
@Bạch Vân Đạo Nhân chủ yếu để rửa tiền là chính bác nhỉ
@toilachi9 nói thật là mấy thứ rác rưởi đó cho không cũng chẳng ai lấy.
@Nhân 1512 Toàn giới sưu tập với bảo tàng đem mấy rác rưởi mỹ thuật thời đại mới ra mkt rồi lùa gà thôi, như mấy tác phẩm trái chuối dán keo với phủ bạt công trình cũng tính là nghệ thuật ... Bó tay.
@namnguyen1011 thiếu tài năng nhưng thừa lươn lẹo, bôi quẹt vớ vẩn lại mượn danh "thể hiện cái tôi" bla bla.
Cho con chó, con voi vẽ nguệch ngoạc vài cái cũng thành tranh trừu tượng. Haha
@tuan 95 Không được , phải có cái mác Họa sĩ mới được
Mỹ thuật là hình thức lùa gà đầu tiên của giới sưu tập và bảo tàng, seeder là mấy nhà phân tích và phê bình ... Mấy bức vẽ ko thể hiểu nổi của mấy ông polock, picaso, bacquiat từ khi mấy ổng chết nâng tầm lên ngay 😆) chắc mình gu bình dân nên thấy van gogh với monet là đẹp, coi mấy tranh trừu tượng ko cảm nổi, nhiều khi chỉ thấy màu sắc nhìn vui vui.
Trừu tượng là bạn muốn nhìn ra gì là... kệ thây bạn. Như kiểu phản ánh tinh thần của bạn vậy.... Có khó giề chớ.
Như bức Ocean 5, 1914: Đơn giản nó là tiết triết học bù giờ, góc nhìn từ giảng viên.
Còn bức Composition with Red, Blue, and Yellow, 1930: ối, đó là khung cửa sổ của nhà hotgirl hàng xóm mỗi khi bạn tì mặt vào nhìn trộm.
Cuối cùng, bức Broadway Boogie-Woogie, 1942: Đây chẳng phải thành phố niu-ót gì sất, chỉ là cái panel tivi led LG xa xưa bị rớt vài cái thấu kính mà thôi.
Mày vui tính vãi
@Jask bàn nhìn ra được ý tác giả rồi đó, chứng tỏ tác giả đã vẽ và bạn hiểu được ý tác giả rồi đó, bậc thầy luôn.
Trừu tượng cũng là 1 phạm trù của triết học. Biến cái đơn giản thành phức tạp hoặc ngược lại.
@demax lùa gà thì có haha
Đề nghị bắt tác giả sống dậy tự phân tích tranh của mình
Các bố cứ chém nó ra cái gì thì nó ra cái đó, bảo nó ý nghĩa như thế nào thì nó thế đó. Ai mà hiểu nổi đâu.

Mà sản phẩm tranh thường có giá khi họa sĩ đã qua đời rồi! Cuối cùng cũng một thân lăn lóc, thành quả ngươi khác hưởng!
_-_-_-_-_-_-_-_-_-_-_
Góp vui với bức tranh vẽ đã rất lâu, chất liệu màu pentel trên giấy canson 😁
20220825_205649.jpg
@dhphucs dừng lại nhanh còn kịp, bạn ạ. mấy thứ nhảm nhí đó không ích lợi gì đâu.
Cá nhân mình ko cảm được mấy thể loại này. Mình thấy thích tranh dơn thuỷ của TQ hơn. Nhìn nó có hồn hơn.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019