Bàn về thiết kế 'nút cổ chai' trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

lxhungdp
19/2/2024 16:17Phản hồi: 435
Bàn về thiết kế 'nút cổ chai' trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Mới đầu năm đầu tháng đã có vài vụ tai nạn trên cao tốc, trong đó có tai nạn ở nút thắt cổ chai ở cao tốc Cam Lộ - La Sơn gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đã được nhiều người tranh luận hòng tìm ra nguyên nhân gây tai nạn. Đây cũng là điều rất nên làm, khi cả xã hội vào cuộc, các chuyên gia và những người có trọng trách vào cuộc, thì nguyên nhân sẽ được làm rõ hơn, từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục để giảm thiểu tai nạn trong tương lai.

Nói sơ qua đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đây là cao tốc phân kỳ đầu tư, hay nói dễ hiểu là cao tốc này sẽ có nhiều làn xe, nhưng vì chưa có nhiều kinh phí nên tạm thời làm 2 làn xe và có thiết kế những đoạn ngắn 4 làn xe để xe vượt nhau. Ở Mỹ mấy chục năm trước người ta cũng đã nghiên cứu giải pháp này - giải pháp dùng những đoạn ngắn cho vượt xe trên cao tốc 2 làn xe [1]. Tuy nhiên ở đây tôi không bàn sâu về chiến lược và giải pháp cho vượt xe, vì đây là một vấn đề lớn, phụ thuộc vào chiến lược đầu tư, nguồn vốn, lưu lượng xe, thu phí, … mà chỉ bàn về vị trí gây tai nạn : nút thắt cổ xe khi chuyển từ 2 làn về 1 làn trên cao tốc.

Tai nạn ở nút thắt cổ chai này được nhiều người đưa ra nguyên nhân như sau

1. Do lái xe ẩu.

Đây là phán xét về hành vi của tài xế. Sau khi xem xét video trích từ xe cont, tôi nhận thấy chưa đủ để nhận định người lái xe ẩu. Chúng ta chỉ thấy lái xe bỗng vọt lên và chen vào đầu xe cont, nếu chỉ xem vội thì có thể nghĩ rằng lái xe vượt ẩu, chưa vượt lên hết đã bẻ lái, nhưng nếu xem kỹ lại đoạn đường lúc đó, tôi tin sẽ có nhiều người nghĩ khác. Khi chúng ta đang có mục tiêu vượt xe cont giống như nhiều xe phía trước đã vượt, chúng ta đang cố, khi đến đầu xe cont thì bỗng dưng đường phía trước hẹp lại, tôi tin trong một thời gian tích tắc xử lý tính bằng phần 10 giây, cũng sẽ có nhiều người cố nhấn chân ga để vượt qua xe cont.


Tôi đã từng đọc một status chia sẽ của anh Đức Giang [2], anh ấy cũng một kỹ sư cầu đường lâu năm, và một người chạy xe cẩn thận. Nhưng có 1 lần anh ấy vượt xe khác bên trái, xui rủi sao đoạn vượt lại hơi dốc lên 1 xíu, thế là mặc dù anh ấy nhấn mạnh chân ga nhưng xe cứ è è, vòng tua động cơ tăng lên, nhưng xe lại tăng tốc không đủ mạnh để vượt được xe cùng chiều, trong lúc đó chiếc xe đối diện đã tới gần kề, trong giây phút quyết định ấy, gần như không còn đường lùi, anh ấy nhấn lút chân ga và cầu xin động cơ hãy phản hồi, may mắn xe tăng tốc vừa đủ vượt khi xe đối diện chưa kịp đến. Anh ấy được một bài học nhớ đời. Sau khi đọc xong tôi cũng nhớ luôn, xem như 1 bài học khi chạy trên cao tốc.

Tôi nghĩ rằng trong quá trình chạy xe, ít nhiều anh em cũng sẽ gặp những tình huống và quyết định giống như vậy. Nếu chậm lại 1 giây, mọi chuyện có thể tồi tệ hơn rất nhiều.
Nên chỉ xem video đấy mà phán xét về hành vi chạy xe của anh ấy, rằng anh ấy chạy ẩu thì tôi cho rằng chưa đủ.

Hành vi (chạy ẩu tả) là thứ mà cộng đồng mạng dùng để “buộc tội” tài xế, tuy nhiên như tôi đã nói chỉ với 1 trường hợp không đủ để phán xét về hành vi của lái xe.

2. Do lái xe chạy không đúng quy định.

Chạy không đúng quy định tức là tốc độ lớn hơn tốc độ cho phép, hoặc vượt ở khúc đường không cho vượt. Cái này phải chờ cảnh sát giao thông điều tra về thời điểm anh ấy bắt đầu vượt, về tốc độ của 2 xe thì mới biết rõ ràng. Nhưng theo video thì lái xe đã cố vượt xe cont ở đoạn cuối của đường 4 làn - vị trí này chắc chắn đã là vị trí không cho phép vượt.
Theo tôi nhận định, lái xe đã vi phạm quy định này, còn vi phạm quy định nào khác hay không, xe cont có chạy đúng quy định hay không … cũng chờ cơ quan chức năng điều tra.


3. Do đường thiết kế chưa đúng với tiêu chuẩn (?)

Khi có 1 tai nạn nào đó, đa số tâm lý mọi người đầu tiên là “do thiết kế chưa đúng tiêu chuẩn quy định” Nhưng tiêu chuẩn nào cũng do người tạo ra, lấy mục tiêu tối thượng là sự an toàn và thỏa mái của người sử dụng, và tiêu chuẩn nào cũng phải bắt đầu hình thành từ lúc sơ khai và phải từ từ thay đổi, nâng cấp, cho phù hợp với sự thay đổi của người dùng, của xã hội.


Tiêu chuẩn về đường cao tốc ở Việt Nam cũng thế, không thể so sánh với 1 đường cao tốc cấp cao hoàn thiện ở nước ngoài, có dải phân cách cứng, có làn khẩn cấp, …. để nói rằng chưa đúng tiêu chuẩn được. Tiêu chuẩn đường cao tốc Việt Nam phải theo tiêu chuẩn ở Việt Nam. Đường cao tốc ở Việt nam có rất nhiều cấp, thiết kế cho nhiều tốc độ từ 60-120km/h, nếu cứ nghĩ “cao tốc” là chạy vèo vèo như nước ngoài thì không đúng. Có lẽ các nhà có chức trách nên tìm từ khác để mô tả cái đường chưa đủ chuẩn cao tốc cao nhất, để thay thế cho từ “cao tốc” - từ mà dễ gây ngộ nhận cho người lái xe, khi vào cao tốc là được phóng vèo vèo.

Quảng cáo


Thế nên các bạn đừng thắc mắc, cao tốc mà không có làn khẩn cấp, cao tốc mà không có giải phân cách cứng, cao tốc mà chỉ có 2 làn, …. vì đây nó vẫn chưa thực sự là “cao tốc” ở Việt Nam nữa, vì chiến lược đầu tư, vì nguồn vốn, lưu lượng xe, sự phát triển của xã hội muốn có “cao tốc” nhanh chóng, mà phải làm chắp vá, phân kỳ đầu tư, …. nên mới có những cao tốc mà có thắt cổ chai như thế này.

Quay trở lại, chỗ nút thắt cổ chai đã được thiết kế đúng tiêu chuẩn hay chưa.
Về tiêu chuẩn quy định chiều dài những đoạn vuốt để nhập làn, các bạn có thể xem 1 báo cáo tổng kết [3] tóm tắt các quy định ở TCVN 5729:2012 và TCVN 4054:2005, mình tóm tắt như sau

Capture1.PNG

Capture2.PNG
Capture3.PNG

Theo tiêu chuẩn, chiều dài đoạn chuyển làn hình nêm được quy định tối thiểu là Ln = 50m (cho tốc độ 80km/h). Nếu áp dụng tiêu chuẩn này cho đoạn hình nêm chuyển làn từ 2 nhập vào 1 chỗ vị trí bị tai nạn, thì đoạn này chắc chắn đã được thiết kế đúng tiêu chuẩn, thực tế chiều dài đoạn hình nêm chỗ vị trí này lớn hơn 50m.
1.PNG

Quảng cáo


Hình từ google Maps, đo ra chiều dài đoạn nêm gần 80m

Tuy nhiên đây là tiêu chuẩn của đoạn hình nêm để nhập làn từ 1 đường nhánh nhập vào, khi mà vận tốc đường nhánh rất thấp, có thể chờ để nhập làn, bản chất hoàn toàn khác so với 2 làn đang chạy tốc độ cao nhập thành 1. Có thể nói rằng tiêu chuẩn tối thiểu 50m kia là để áp dụng cho đoạn chuyển làn hình nêm màu đỏ, không thể áp dụng cho đoạn màu xanh. Tôi chưa tìm thấy các tiêu chuẩn quy định về chiều dài đoạn hình nêm áp dụng cho đoạn màu xanh (?)

a1.png

Hình từ Google Maps

Như vậy phần này, cũng có thể nói rằng đã “thiết kế đúng tiêu chuẩn” nếu như muốn tìm cách nói cho đúng, bởi vì tiêu chuẩn quy định chưa rõ ràng, hoặc là chưa cập nhập.

Ngoài ra, vị trí kết thúc đoạn cao tốc 4 làn lại được bố trí ngay chỗ nút giao, nơi có đoạn đường nhánh nhập vào. Đây cũng là 1 thiết kế khó hiểu, vì đã cho nhập 1 làn rẽ nhánh vào ngay vị trí 2 làn chính nhập thành 1, khiến cho vị trí này có 3 làn nhập 1, làm xung đột càng cao, khả năng xe bị ùn ứ, giảm tốc đột ngột và xảy ra tai nạn càng lớn.

4. Thiết kế đoạn nhập làn ở nước ngoài.


Bản chất của đoạn đường hình nêm không phải để xe tăng tốc rồi vượt như nhiều bạn tính toàn thời gian bằng cách lấy chiều dài chia cho vận tốc. Vượt là phải vượt ở đoạn đường phía trước, đoạn cho vượt, còn đoạn hình nêm chiều rộng đường sẽ hẹp dần để từ từ cưỡng bức lái xe lỡ không chú ý phía trước chạy vào đoạn này sẽ có đủ điều kiện xử lý một cách an toàn.

  • Mỹ

Cục quảng lý cao tốc liên bang (Federal Highway Administration) Mỹ cũng quy định về chiều dài đoạn đường này [4]. Chiều dài đoạn L = 50 mph x 12ft = 600ft (182m), khoảng cách đặt biển báo mình tra ra d = 260m cho 80km/h.

Capture.PNG

Hoặc ở một báo cáo khác của NCHRP [5], họ đã khảo sát gần cả ngàn tai nạn trên đoạn nhập làn, đoạn mà chiếm chưa đến 1% đoạn đường cao tốc, nhưng nó lại là đoạn gây ra tai nạn nhiều nhất trên cao tốc. Họ và đã kết luận chiều dài đoạn hình nêm tối thiểu phải 500ft (152m) cho tốc độ 55mph (88km/h)

  • Canada, Đức
Tiêu cuẩn của Canada và Đức có thể được tham khảo ở [6]

z5175326824860-e1eef926661a7b2dbd7db17e9ee7da37.jpg
Quy định về chiều dài đoạn nêm (Merge) và dải phân cách cứng từ anh Dat Nguyen, chiều dài phần Merge = 200m

  • Hà Lan
Chiều dài phần nêm để nhập làn tầm 200m, có thể tham khảo ở bài báo này [7]

Tóm lại, chiều dài đoạn nêm ở các nước cũng tương đồng, tầm 200m, đây chắc chắn là những thông tin hữu ích cho các tư vấn thiết kế khi thiết kế kích thước hình học đoạn đường này.

Ngoài kích thước hình học chọn cho đúng, thì những đoạn mà có thể xảy ra nguy hiểm lớn như đoạn này, nhất là bố trí sau một đoạn cho vượt - tốc độ xe rất cao thì không nên chỉ dựa vào quy trình đặt đúng 1 biển báo đường hẹp cho xong nhiệm vụ, bởi quy trình chỉ quy định những cái tối thiểu, mà cũng cần phải có thêm rất nhiều biển báo đường hẹp khi đến gần (như cách 500m, 200m, 100m), vạch sơn mũi tên chuyển làn lớn liên tục ở khoảng cách xa (như hình bên trên vòng tròn đỏ, mũi tên vẫn chỉ đi thẳng khi đã gần đến chỗ nhập làn), khi vào đoạn hình nêm phải có vạch sơn xương cá, vạch sơn giảm tốc, phía trước có đèn phản quang ép phải chuyển làn ... để bắt buộc người lái phải có ý thức bắt buộc chuyển làn.

Mình từng chạy cao tốc rất nhiều ở Hàn Quốc, những chỗ mà có khả năng xảy ra nguy hiểm họ bố trí tín hiệu rất kỹ, đủ loại tín hiệu, để ép người lái xe dù có sao nhãng trong phút giây trước đó vẫn ý thức được những gì có ở phía trước. Mình từng thầm cảm ơn những người đã thiết kế (quy trình thiết kế) rất tỉ mì và chu đáo như thế - cảm giác như họ đã từng đi qua, hiểu được cảm giác người lái xe, và cố gắng làm sao để an toàn nhất có thể.

5. Tổng kết.


Mình tin là nhìu người đi qua khúc này, hoặc xem lại video đoạn này cũng thấy sự bất hợp lý, nhưng lại "không dám bàn" vì e ngại việc "không có chuyên môn". Nhưng một thiết kế phải tạo được sự thỏa mái cho những người "không có chuyên môn" sử dụng. Nếu chính họ không cảm thấy thỏa mái, phải giật mình khi đi qua chỗ này, cảm thấy nguy hiểm, hú hồn khi đi qua khúc này, thì đó là một thiết kế không hợp lý, và những người "có chuyên môn cao" cần phải xem xét lại.

Cũng như khi thiết kế 1 cây cầu dây, mà nó dao động lắc lư khiến người ta "say sóng", hoặc khiến 1 em bé ngồi trên xe phải thức giấc khi đang ngủ, mặc dù nó an toàn nhưng vẫn phải thiết kế lại, vì không đảm bảo sự thỏa mái cho người dùng.

Theo như tìm hiểu của tôi ở trên, tiêu chuẩn thiết kế ở Việt Nam chưa có đủ chỉ dẫn cho việc thiết kế đoạn đường này. Việc xác định chiều dài đoạn đường này cần phải có những nghiên cứu sâu hơn, tham khảo nhiều tài liệu hơn, để tính toán cụ thể, phù hợp với điều kiện đường cao tốc ở Việt Nam, trong khuôn khổ 1 bài viết ngắn, những thông tin ngắn ở trên chỉ mục đích tham khảo sơ bộ.

Mặc dù vậy, trong lúc chờ tiêu chuẩn được cập nhập, tôi nghĩ rằng kỹ sư, những người trực tiếp thiết kế có thể tự tham khảo và tìm hiểu thêm những tiêu chuẩn ở nước ngoài để áp dụng. Quy trình thiết kế chỉ quy định những gì tối thiểu phải làm, nhưng những người trực tiếp thiết kế, có thể làm hơn thế nữa, nếu cảm thấy thiết kế đó vẫn còn chút gì đó chưa thực sự an toàn.

Ngoài ra, mong rằng sau lần tai nạn này, các công ty tư vấn TK, các cấp các bộ có thẩm quyền ngồi lại với nhau để rà soát, đánh giá lại sự an toàn lưu thông của việc phân kỳ đầu tư đường cao tốc để phải bỏ qua các tiêu chuẩn an toàn, cũng như bổ sung những quy định về an toàn khi thiết kế, đặt biệt chỗ nút thắt cổ chai như vị trí tai nạn này.

P/s. Bài viết không nhằm đi tìm thử nguyên nhân tai nạn là do bên nào. Việc này không phải mục tiêu của bài viết, việc truy tìm nguyên nhân do đâu đã có cơ quan có thẩm quyền.
Bài viết này đứng dưới góc độ 1 kỹ sư thiết kế nhằm phân tích những hạn chế trong thiết kế đoạn cao tốc hình nêm, có đưa ra những thông tin dẫn chứng về kích thước đoạn này ở các quốc gia phát triển, nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm, cũng như gióp phần thúc đẩy việc xem xét, bổ sung lại toàn quy trình thiết kế.

[1] https://onlinepubs.trb.org/Onlinepubs/trr/1988/1195/1195-008.pdf
[2]

[3] https://jst.iuh.edu.vn/index.php/jst-iuh/article/download/366/163
[4] https://mutcd.fhwa.dot.gov/htm/2009/part3/part3b.htm
Chapter 3B - MUTCD 2009 Edition - FHWA
mutcd.fhwa.dot.gov

[5] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0925753513002658
[6] https://onlinepubs.trb.org/onlinepubs/circulars/ec003/ch34.pdf
[7] https://www.diva-portal.org/smash/get/diva2:1204008/FULLTEXT01.pdf
435 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bạn phân tích cũng khá chi tiết; trong TCVN có 1 chữ "tối thiểu" đúng là chưa rõ ràng lắm.
@NamTh08 Lớp mấy bỏ học vậy . Tối thiểu là không được thấp hơn số đó. Chưa rõ như nào
@NamTh08 Cũng theo TCVN 5729:2012:
"5.3.1/ Số làn xe cần thiết của mỗi chiều đường cao tốc được xác định tùy thuộc lưu lượng xe tính toán mỗi chiều xe chạy Nk ở giờ cao điểm thứ k của năm tính toán (xe/h) và năng lực thông hành thiết kế Ntk của một làn xe (xe/h.làn), theo công thức sau:
n = Nk/Ntk
Cả Nk, Ntk đều được tính bằng số xe con quy đổi.
Số làn xe cần thiết cho mỗi chiều xe chạy của đường cao tốc là một số nguyên KHÔNG NHỎ HƠN 2."

TCVN ghi rõ số làn tối thiểu cho mỗi chiều là 2 cơ mà đường trong bài không phải cho mỗi làn mà cho cả đường là 2 😃
@micheal90 @micheal90 Tối thiểu 2 làn mỗi chiều là khi hoàn thiện, còn giai đoạn phân kỳ đầu tư, bác phải xem tiêu chuẩn cơ sở TCCS 42 : 2022/TCĐBVN - ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC - THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN PHÂN KỲ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
@NamTh08 này đã dễ hiểu chưa
IMG-20240221-125831.jpg
Theo hình chụp đoạn này ngoài thực tế thì có biển tốc độ tối đa trước nút thắt là 80. Tại sao lại không cắm biển hạn chế trước khi vào nút thắt chỉ cho tối đa 40 ? Nếu tất cả đều đi theo biển 40 trước khi vào nút thắt thì dù có tai nạn thì sẽ không nghiêm trọng như vụ vừa rồi. Khó hiểu vãi.
@cheetah_fast Có nhé bạn, trước 2km, 1km, 500m đều có biển báo đầy đủ
@Still Alove anh em trẻ nhạy bén chạy để ý hết, nhưng đường dài hoặc không quen đường sẽ có lúc bỏ sót biển
@Still Alove @Still Alove Biển 60 này là áp dụng đối với xe rẽ ra đường nhánh bác ah. Còn tuyến chính đoạn này vẫn là 80.
Đoạn này thiết kế bất hợp lý vì để đoạn kết thúc vượt và kết thúc đoạn nhập làn gần trùng nhau. Lẽ ra phải kéo dài đoạn kết thúc vượt thêm 200-500m nữa.
@chxhcnvn2010 Sau này mở rộng thành 4 làn đường là hết bất hợp lý, giờ chỉ còn cách gắn biển, vẽ vạch cảnh báo cho nhiều vô!
Lỗi cơ bản đầu tiên là thuộc về nghiên cứu, thiết kế, xây dựng rồi mới xét tới người lái ẩu, chạy sai ...
vì xây cái đường cao tốc lên thì trước tiên phải có những phương án dự phòng, xử lý cho những trường hợp tai nạn giao thông này kia khác nọ.
@nquangthanh ný nuận
@vietkam Không hiểu cái lọ cái chai thì liên quan gì ở đây nhỉ
@bomduc Nếu có đoạn dự phòng đó, e rằng sẽ có người nghĩ rằng đó là đường đi, và đâm vào đó rồi phải lùi ra
Cười vô mặt
@ntdieu Mình cũng nghĩ thế; ở ngoài ghi cái biển, "Đường dành cho xe cố vượt" cuối đường là 1 đoạn siêu xấu toàn gờ giảm tốc, cho sóc long còng cọc lên là nhớ đời;
Chốt: "ngu, lì thì chết!"
@chuthoong610 Xe gì chạy dữ vậy 1110km !!!!!?
@chuthoong610 Bám sát xe trước, tạt đầu khi chuyển làn giờ nó thành văn hoá lái xe trên cao tốc ở VN rồi, lần nào lái xe cũng gặp hết.
@cdang văn hóa gì, đó là thói quen xấu và phải trả giá bằng tính mạng.
@cheetah_fast Thói quen nhiều quá mức, nó thành văn hoá tồi tệ luôn rồi. Trước đây bọn xe khách mới chạy kiểu cướp đường chuyển làn md như vậy, giờ nó lây lan cho đủ mọi thành phần khác rồi. Không lần nao đi cao tốc ko phải thắng chúi nhủi tránh bọn đi ẩu khôn lõi này.
3 làn nhập thành 1. Chắc chỉ Đông Lào mới có.
@NgoHongMinh9981 Tài với người bố chắc chắn ngồi đằng trc và có thắt dây an toàn còn 3 mẹ con ngồi sau và ko thắt dây an toàn là cái chắc
@dinhmanhht86 Dây an toàn chỉ ý nghĩa tai nạn mà xe tạn nạn chưa đủ bị biến dạng thôi. Bị 2 chiếc xe công ép dẹp lép như bánh mì kẹp thịt cái xe bi vo lại dây an toàn lỏng ra thì người văng ra bình thường... Bạn chắc là không thắt an toàn không ?
Nhìn vậy mà chỉ ra được không thắt dây an toàn?
hien-truong-tai-na-1708341161470.jpeg
@NgoHongMinh9981 Vị trí tài xế luôn là vị trí an toàn nhất. Đơn giản, tài xế là người lái nên tai nạn xảy ra cũng là người biết trước nhất và phản ứng trước nhất, có cơ hội sống sót cao nhất. Ngay cả xe cũng thiết kế cho tài xế an toàn nhất vì vị trí này chắc chắn có người ngồi. Thử xem các vụ tai nạn chết người thì thường tài xế là người sống sót. Ngay cả NCAP nó cũng luôn test vị trí tài xế riêng và chấm điểm riêng.
@maicasio Mấy con bò nó bênh bố chúng nó lắm, nói làm mẹ cho mệt
Chuẩn bị từ một bài viết từ ATGT, sẽ chuyển sang một bài viết về sự ưu việt của các thể chế chính trị.
Có một nguyên tắc mà người viết ko nhắc tới, mà Luật GTĐB cũng nói, là ko đc vượt xe kiểu nhập làn trái. Logic khi lái xe đường thẳng là gặp vật cản sẽ giảm tốc độ, quan sát. Còn cái này đáng tiếc là văn hoá tham gia giao thông từ xưa, thấy vật cản sẽ giữ tốc độ và chạy vòng qua, nên tỷ lệ va chạm hai làn song song luôn có.
Cái này hạn chế hạ tầng một phần, nhưng lỗi hoàn toàn là người lái thôi. Biết là mất người thân nhưng cũng mạnh dạn truy tố nặng, để dần dần người dân có tư duy về Crossing Lane và Cruising Lane trong lái xe
@vung_levan Chê tụi làm đường chứ ai chê chế độ, gắp lửa bỏ tay người à.
@lafitte chuẩn chỉnh. Cái đám tài quen thoái chèn ép lấn làn.
@alancabata Đúng cái đường Nguyễn Đình Chiều em kể luôn đấy bác, mới cắm biển cấm ô tô 1 chiều. Mấy th tài ngu toàn đi nhu đường 1 chiều luôn.
@lafitte Chuẩn mẹ rồi chưa bàn tới đường có đủ an toàn không nhưng gặp chướng ngại vật thì phải giảm tốc còn ở cái đất nước này đa phần toàn tăng tốc và lách cmn sang trái hoặc phải để tránh 😆)) đi đường gặp mấy thể loại kiểu thế chỉ muốn chửi chết cmnl
Quá nhiều bài phân tích thế này, từ kỹ thuật cho đến ý thức an toàn, nhưng bộ GTVT đã kết luận rồi nhé: đường đúng kỹ thuật, đi sai/ẩu/bất cẩn thì tự chịu hậu quả nhé
@lhdtt đường đúng kỹ thuật của VN, với nền tảng là một nước đang phát triển và cơ sở hạ tầng hạn chế.
Sau việc này thì nên bố trí dải phân cách cứng chũng như thêm nhiều đèn báo nguy hiểm đoạn đường này
@dktran01 đang phét triển thì đúng đấy, NHƯNG mà bao lâu nữa thì bỏ cái từ "đang" để khỏi đổ thừa nhỉ kkk
@Hdepchai khi tổ chức thế giới không còn gán VN là một trong các nước đang phát triển và hạ tầng giao thông yếu.
@dktran01 Lý do nào VN từ một nước có thể đứng ngang hàng với bất cứ nước nào trên TG đã trở thành một nước "đang phát triển " ??
@Huylyvn NGANG CÁI GÌ, NGANG CÁI VỖ NGỰC PHÀNH PHẠCH KỂ VỀ THẮNG MẼO THẮNG PHÁP ĐÓ HẢ
Bài viết của anh đã chi tiết đi vào kỹ thuật thiết kế, tiêu chuẩn, so sánh TK với TC hiện hành xem đã đủ chưa, rồi TC hiện nay còn có bấp cập so với thông lệ, kinh nghiệm trên TG,... Tuy nhiên, còn 1 vấn đề lớn mà chúng ta cần bàn đến ở đây như sau:
Việc quyết định áp dụng quyết định 5109/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2014 (nay là TCCS 42:2022) về việc phân kỳ đầu tư cho dự án Cam Lộ - La Sơn đã đúng chưa? Tại mục 7 của QĐ 5109 có nêu rằng, chỉ áp dụng mặt cắt ngang đường 1 làn xe mỗi chiều khi mà lưu lượng trung bình (ADT) <= 6000 xe/ngày đêm (đối với địa hình đồng bằng) và ADT <= 5000 xe/ngày đêm (đối với địa hình đồi núi có độ dốc thiết kế không quá 4%). Khảo sát tính toán lưu lượng xe ADT của tuyến CL-LS đang là bao nhiêu? Có nằm trong quy định trên để thiết kế 1 làn mỗi chiều không? Nếu lưu lượng vượt quá mà vẫn TK 1 làn mỗi chiều thì việc ra quyết định chủ trương cho đầu tư phân kỳ 1 làn/chiều là không đúng.
Hay là do Chỉnh phủ đã trình QH phê duyệt chủ trương đầu tư 1 làn đường/mỗi chiều rồi nên cả Chủ đầu tư và TVTK không cần quan tâm đến ADT nữa??? Nếu như QH đã phê duyệt chủ trương đầu tư là 1 làn/mỗi chiều mà ko cần quan tâm đến ADT thì lỗi khi đó thuộc về QH, CP.
Screenshot 2024-02-20 at 10.47.41.png
@bomduc nghĩ ban ơn như vậy mà tụi nó chê thì mình xuống đi cho ngta làm, ví dụ Sơn Hải đang làm đó, ko phải mình ko làm thì ng khác cũng vậy, làm để phát triển, làm để có lời chứ ban ơn cqq mà thì thôi tao không thích tao không làm nữa
@Hdepchai Ông có 1000 tỷ ông đòi đường 2000 tỷ, hay là đi vay làm nhá; hay là không làm nữa, đợi có đủ 2000 tỷ rồi làm nhá; Ông không thích đi thì ông đi đường cũ; ai cần thì đi đường mới; Mà ai ban ơn cho ai thế ? Cái đường xong ban ơn cho ông ah ?
@bomduc thag nào làm mà ko vay vốn để làm, nó thu phí bao nhiêu năm bù lại. còn năng lực thag thầu ko đủ để làm được con đường tối thiểu 2 lane mỗi bên thì dẹp mie đi đu đeo xin làm đường làm gì. thời giờ xây 2 lane còn lỗi thời mà cứ kêu ca là tiền ít, bỏ ra cho thag khác làm xem. con đường đi 5 năm bỏ đi hay gì mà xây 1 lane. "ko thích thì đi đường cũ" mấy ng nói câu này thì ko nhìn lại làm đường để làm gì à, ko ấy dẹp mie đi chứ đừng làm kiểu thích làm sao tao làm, đi hay ko kệ tụi m
@Hdepchai Thế đường 1000 tỷ có 500 tỷ vay vốn làm 1000 tỷ mà ông đòi làm đường 2000 tỷ thì lấy đâu ra; Nó làm phải có giai đoạn; ông xây nhà không có tiền ông làm móng chắc, lên tầng sau; chuyện này là bình thường; ông build Pc ông ráp VGA sau cũng là chuyện bình thường; xây nhà nợ nội thất, nợ sơn cũng là bình thường; làm đường đòi phát ngon ngay lấy đâu ra tiền ?
Xe Ford chứ không phải Ferrari mà đòi vượt kiểu đấy, xe ít mã lực lao kiểu đấy thì chịu thôi
@canon30 Ít ra nó biết xe mình đắt 😆 Với cả đề pa ferrari vs tesla hơn nhau có nửa giây là cùng thôi. 120km/h tầm hà nội hải phóng ấn nhẹ 1 cái là qua hết r
@leducquang99hp tôi chắc rằng bác tài lái xe số tự động, máy không về số thấp, trong trường hợp này phải chuyển bán tự động thì ổn.
@pikupi Everest đời mới thì đúng tự động r
@vuquan2008 Đấy gọi là tính "logic" của tiếng Việt 😁 làm gì có cái xe nào trừ xe tự lái mà lái được vậy nên nói xe mất lái là cách nói ngớ ngẩn (tiếc là số đông nghe quen và hiểu nên chấp nhận) đúng phải là tài xế mất lái hoặc như kiểu quen miệng nói xe điên 😆 làm gì có cái xe nào bị điên? chỉ có người lái không kiểm soát hoặc bị "điên" thôi. Hiếm lắm mới gặp một người có comment để ý đến điều này như bạn ^^
Thay vì làm 2 cao tốc chưa đủ tiêu chuẩn, hãy dồn tiền làm 1 cáo tốc theo đủ tiêu chuẩn. Cái này giống kiểu chạy đua thành tích, báo cáo cả VN có bao nhiêu km cao tốc cho đủ chỉ tiêu đã đề ra chứ đâu có báo bao nhiu km đủ tiêu chuẩn gọi là cao tốc.
Quá sợ mấy ông VN
@qvalentino Anh nghĩ trình độ ku không thích hợp để bàn chuyện này đâu, đường không làm bằng bê tông trải nhựa thì làm bằng gì mà ku ngu thế? Thế ku đi đường đọc thấy ghi đường cao tốc là cứ đè ga phóng thôi ah???hay không biết đọc biển báo chỉ dẫn???
Đi sai , đi ẩu lại đổ tại thiết kế. Đúng là trẻ ranh ỵ đùn đổ tại mưt
@calvin68 Trên mxh thì thằng ngu cũng thành kỹ sư, chuyên gia được. Đời mà, nói thì hay, cào phím lại càng hay, khoe khoang trình độ lại càng dễ. Chắc t quan tâm m đang cào cái gì? Bye nhé chuyên gia cào phím
@qvalentino Hâhhaha, không có trình độ té vội hả ku, trau dồi thêm kiến thức đi nhé
@qvalentino Ngu dễ sợ. Đúng tư duy trẻ ranh gom đủ tiền mua xe đạp khoe các bạn, lúc đủ tiền mua thì các bạn đi đi oto hết rồi. Thế là lại gom tiếp.hahhaha. Đần
Làm đường cho mà đi rồi còn dám kêu à? Đứa nào kêu tao cấm đi nhé 😁
@unwrittlaw hạ tầng mà tưởng ban ơn à. làm ko được xuống cho người khác làm,
Dù nó ko đúng tiêu chuẩn hay thiết kế dở hơi thì cũng ko thể đổ hết nguyên nhân cho nó được. Lái xe thì phải cẩn thận, vượt ẩu như ông lái xe kia thì đền tiền và đi tù là đúng rồi !
@dualshoсk ông lái xe ford đu theo ông fortuner đó mà, nhìn là biết cái thói chạy ngu của mấy tài xế già.

thấy fortuner vượt mượt nên đu theo ko thấy phía trước hẹp, con fortuner thoát ra tới ông lái ford mới hoảng quá đánh lái trái bị cont nó húc,

thần kinh vững đạp lút ga thì ford thoát luôn rồi, vẫn chưa cạ vào taluy phải
@barrettroyal chả biết ông tài xế này có quen thuộc với đường này ko. nhưng cái cách đi thấy sai rồi. cố đấm ăn xôi nó mới thế. vượt ko quan sát kĩ. cứ nhấn cố ga.
@dualshoсk k đổ hết nhưng thiết kế ngu thì nhận là ngu đi, cứ kiểu đường có đẹp lái ngu cũng chết nói huề cả xóm à
@Hdepchai Nó thiết kế ngu thì cứ chửi.
Nhưng cũng đường thiết kế ngu đó sao người khác đưa gia đình về nhà, mà tay kia lại đưa gia đình ra nghĩa địa ? Lái ngu thì nhận là ngu đi.
Đoạn mở rộng và thu hẹp: Có chiều dài 1km, có tác dụng là đoạn đường để xuất/ nhập làn, vượt làn
Trước khi tới đoạn mở rộng: Có biển giới hạn 60, có biển báo giảm tốc, biển báo nhập làn
Trong đoạn mở rộng: Có giờ giảm tốc, biển báo nhập làn
Cuối đoạn mở rộng: có biển báo đường hẹp, có biển giới hạn 80
==> Tài xế xe trắng sai
Screen Shot 2024-02-20 at 11.49.17.png
Screen Shot 2024-02-20 at 11.48.45.png
Screen Shot 2024-02-20 at 12.26.25.png
@Still Alove Chỗ này có cái rất khó hiểu là đoạn mở thêm làn vượt thì lại hạn chế tốc độ còn 60, mà với tốc độ này thì rất khó vượt được trong khoảng cách chưa tới 1km (trừ đoạn đầu mở ra với đoạn bóp hẹp lại). Trong khi xe tải đi thì hay có xu hướng giữ tốc độ đều 60.
@Still Alove Tài xế sai là chuyện đương nhiên rồi. Cái vấn đề là thiết kế có quá bất cập không thôi.
@Still Alove Tài xế thì chắc chắn sai rồi.
Người bố đang lái xe trên đường về, ghé đón ông chú. Ông chú chắc máu lái xe nên nhảy lên lái. trong khi thiếu kinh nghiệm lái xe thực tế và xử lý tình huống.
Hầu hết các vụ lái xe tạt đầu xe lớn là do lái mới.
Cộng thêm hạn chế về hạ tầng giao thông thì đúng ra sự kết hợp thảm họa.
@bomrangchuot Lúc trước ở đường này, mấy xe tải cứ bò 30-40, cho nên người ta mở rộng ra, cắm biển 60 để xe khác được vượt đó b.
@dktran01 Vượt xe mà không an toàn thì không được vượt. Cách lái xe của rất nhiều tài xế hiện nay là rất kém, lấn làn, vượt ẩu, đi chậm trên làn tốc độ cao, điền vào chỗ trống, đi ngược chiều, ... các kiểu. Nhiều lúc đi toàn phải chửi thề trong xe.
Mình thi bằng trượt lý thuyết 1 lần do học vẹt, sau đó chịu khó học - hiểu - thi thì đạt tuyệt đối.
Nên đi ra đường, nhìn rất kỹ biển báo, đôi lúc maps còn chưa cập nhật bằng tự thân. Lái xe lúc nào cũng đặt an toàn lên trên.
Về lâu dài chưa biết nhưng chắc chắn chịu học hành bài bản sẽ hạn chế được rất nhiều so với học qua loa hay mua bằng.
(Ở đây ko nâng bản thân, mà mình muốn nói nếu chịu học luật bài bản thì hầu như các tính huống ngoài đời đều hiểu ý nghĩa và chấp hành biển báo. Tất nhiên là ko tính mấy cái trap của các anh giăng ra để kiếm lúa).
@crazyfox Kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm cũng đúng trong tình huống này, mình đi cao tốc hải phòng hà nội to quen rồi, vượt nó dễ, đi mấy cao tốc ít làn bên cạnh toàn xe to đi cũng rén phết, phải đi nhiều mới quen. Chứ đi kiểu ăn thua vs xe khác lên mấy cao tốc này dễ như vụ kia lắm
@crazyfox E cũng luôn tự nhủ trong đầu lúc lái xe rằng lúc mình thấy tự tin nhất là lúc dễ mắc sai lầm nhất, dựa trên trải nghiệm 35 năm trên đời, lái xe thực sự là lúc e thấy mình tập trung cao nhất
@flower_cutter Mình có xem video cam hành trình xe cont, xe trắng vượt sai. Nhưng chuyện qua rồi thì xem như đó là kinh nghiệm.

Thêm nữa luật pháp phải nghiêm hơn, đi cao tốc mà quá nhiêù người ngáo ngơ, ko rành luật, vượt ẩu, nhập lane lung tung. Hôm rồi đi Phan Thiết Dầu Giây 2 xe dừng lane khẩn cấp nhập lane cái một lúc trời nhá nhem. May mà vợ mình đánh lái kịp ko thì ăn cám cả lũ! Bọn đó đi rất ẩu!
@leducquang99hp chuẩn luôn bạn, đi ra đường cứ máu ăn thua với xe khác thì tai nạn sớm thôi. chả cần phải cao tốc đâu.
Nhìn cái đoạn nhập lane này thấy nguy hiểm nhưng mà nói thật là mình chạy kha khá cao tốc ở phía Bắc, mặc dù đường thiết rất chuẩn như cao tốc 5B mà cái thái độ lái xe nó ảnh hưởng phần lớn tới tai nạn ấy. Mấy chỗ nhập lane đi qua chỗ Hải Dương lần nào cũng phải giảm tốc dù mình đã tạt ra lane trái. Đó là bởi vì các anh zai đi từ trong đó đi ra tới chỗ nhập làn, các anh xi nhan và chuyển một phát ra 3 lane luôn. Gặp không biết bao nhiêu lần rồi 😆
@vicktorbui Mấy anh còn đè luôn cả xương cá để nhập làn, vô ý thức lắm.
vuquan2008
ĐẠI BÀNG
9 tháng
@vicktorbui Ko bao giờ các anh thèm quan tâm đến làn tăng tốc.
@vicktorbui Chuyển làn kiểu tạt đầu xe khác giờ nó thành văn hoá luôn rồi...
Vậy cái làn ngoài chạy đến đó phải luôn trong tâm lý là phải chậm lại cho xe làn trong nó vượt kịp hay sao, mục đích là để nhập làn thì tới đó phải giới hạn tốc độ chậm lại để tất cả có thể từ từ nhập lại, đằng này làm ngược lại cho tốc cao lên để dễ vượt nhau, nhức nhức cái đầu, người đi qua nhiều lần thì biết cái đoạn đấy như nào, còn người nào chạy lần đầu thì nhiều khả năng sẽ là lần cuối luôn
@NgoHongMinh9981 Trả lời thẳng vào câu hỏi đi bạn, đừng đánh lạc hướng
@ntdieu Đánh lạc hướng cái gì? Mày nói câu nào kém kiến thức câu đó. Trả lời mày giải quyết được vấn đề gì nói tao xem.? Một bầy DLV quen thói tra khảo dân thường. Chưa nói là mảy hỏi thằng nào kêu thằng đó trả lời. Đã trái banh qua tao làm gì hả thanh niên?

Có cái chiêu hỏi người khác bắt trả lời đám DLV chúng mày có bài áp dụng hoài. Khôn như tụi mày quê tao trộm chó đầy,.
@NgoHongMinh9981 Đã block
@ntdieu DLV mà cũng Block ha ha, Who Care ?

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019