Mac Studio lần này cũng sử dụng SoC M1 Ultra, nhưng dung lượng RAM của nó bây giờ là 128GB, 64 nhân GPU, SSD 2TB là đây là cấu hình cao nhất mà anh em có thể mua được với Mac Studio hiện tại, dĩ nhiên trừ SSD ra. 128GB unified memory với một con SoC có 20 nhân CPU và 64 nhân GPU sẽ thể hiện ra sao thì mời anh em theo dõi các kết quả mà Tinh tế đã làm dưới đây. Chiếc máy này tính theo giá đô la Mỹ là 6200 USD, tính ra theo giá Việt Nam là xấp xỉ 160 triệu, nếu sử dụng chung với Studio Display 40 triệu thì chắn 200.
Điểm đơn nhân của M1 Ultra là 1534 và đa nhân là 24221 điểm. Nếu so với M1 Ultra 48 nhân GPU thì phiên bản M1 Ultra này cao hơn, nhưng rất ít nên có thể xem là bằng nhau.
Cinebench R23
Điểm đơn nhân của M1 Ultra là 1534 và đa nhân là 24221 điểm. Nếu so với M1 Ultra 48 nhân GPU thì phiên bản M1 Ultra này cao hơn, nhưng rất ít nên có thể xem là bằng nhau.
Geekbench 5
Với bài test Geekbench thì M1 Ultra 64 nhân GPU cho điểm đơn nhân là 1787 và đa nhân là 23858, nhìn qua M1 Ultra 48 nhân GPU thì nó cũng tương đương nhau, gần như không có sự khác biệt.
GFXBench Metal
Ở bài test 1440p Aztec Ruins (off screen) M1 Ultra 64 nhân GPU đạt ~484fps, lúc này sự khác biệt giữa 64 nhân GPU và 48 nhân GPU mới thể hiện rõ, khi M1 Ultra lần trước Tinh tế chạy bench chỉ đạt ~414fps mà thôi. Còn so với M1 Max hay M1 thì khoảng cách này còn xa tít tắp nữa.
Handbrake
Tinh tế tiếp tục thực hiện encode bộ phim Big Buck Bunny từ 4K@60fps sang 1080p@30fps ở preset VeryFast, tổng thời gian mà M1 Ultra 160 triệu này thực hiện xong chỉ là 182 giây mà thôi. Chiếc Mac Studio M1 Ultra 48 nhân trước đó cũng cho thời gian tương tự, không có sự khác biệt.
Premiere Pro
Quảng cáo
Bài test cuối cùng cũng là bài test có thể nói thực tế nhất, gần với những gì mà chiếc Mac Studio sinh ra để làm, đó là render video.
Trong bài test này mình test render Premiere Pro trên file Nikon Z6 4K30p với độ dài 12 phút 45 giây, bao gồm một số edit như animation từ After Effect, chống rung, chỉnh màu...
Kết quả cho ra M1 Ultra 64 nhân GPU có thời gian render nhanh hơn chiếc M1 Ultra 48 nhân GPU, 415 giây so với 437 giây. Tỉ lệ drop khung hình của chiếc máy này cũng không có sự khác biệt so với Mac Studio M1 Ultra 48 nhân GPU, xấp xỉ khoảng 100 frame, những khung hình có liên quan đến việc sử dụng After Effect. Còn về nhiệt độ của M1 Ultra tỏa ra trên Mac Studio thì không phải vấn đề quá quan trọng, nhìn chung thì mình rất hiếm khi nghe quạt gió của máy để mình có thể nghe được, cho dù là mình đang render. Thông thường thì nếu nhiệt độ tỏa ra quá nhiều, vượt quá khả năng tản nhiệt của hệ thống tản thì hiệu năng sẽ bị bóp lại và throttling sẽ xảy ra nhưng mình hoàn toàn không hề thấy chuyện này.
Có thể những bài benchmark trên đây có thể vẫn chưa khai thác hết sức mạnh đặc biệt là bộ nhớ RAM 128GB của Chiếc Mac Studio này, nhưng từ đó cũng có thể thấy để tận dụng triệt để sức mạnh phần cứng này thì đòi hỏi những công việc đặc thù hơn, nặng nề hơn những bài benchmark này rất nhiều. Vì vậy trong thử nghiệm lần tới, mình sẽ cố gắng chạy những bài thật nặng, những tác vụ làm sao để chiếc Mac Studio 128GB RAM này crash thì thôi, anh em cùng hóng nhé 😁.