Các nhà khoa học phát hiện rằng loài cá phổi Nam Mỹ, tên khoa học Lepidosiren paradoxa, là loài động vật có kích thước bộ gen lớn nhất trong thế giới động vật. Nếu kéo dài chuỗi DNA của cá phổi Lepidosiren paradoxa ra, nó sẽ dài gần 60 mét, trong khi đó DNA của loài người chỉ dài 2 mét, tức là bằng 1/30 cá phổi Nam Mỹ.
Lepidosiren paradoxa được coi là hóa thạch sống, nó xuất hiện từ kỉ Devon, cách đây 400 triệu năm. Cá phổi Nam Mỹ khi trưởng thành dài khoảng 1.2 mét, chúng phân bổ ở các nước vùng Amazon như Brazil, Argentina, Venezuela, Paraguay, Guiana, Peru, Colombia.
Không chỉ có DNA dài gấp 30 lần con người mà bộ nhiễm sắc thể của cá phổi Nam Mỹ cũng cực kì “đồ sộ”. 18 trên tổng số 19 nhiễm sắc thể của chúng có kích thước lớn hơn toàn bộ bộ gen của con người. Tuy có bộ gen khổng lồ nhưng thông tin di truyền của chúng đa số lặp lại, lên tới 90%.
Trong thế giới thực vật, các nhà khoa học từng tìm thấy một loài dương xỉ có tên khoa học là Tmesipteris oblanceolata, mọc trên đảo New Caledonia (vùng lãnh thổ của Pháp ở Thái Bình Dương), sở hữu bộ gen lớn nhất 50 lần con người. Chuỗi DNA của nó dài tới 106 mét.
Theo Reuters
Lepidosiren paradoxa được coi là hóa thạch sống, nó xuất hiện từ kỉ Devon, cách đây 400 triệu năm. Cá phổi Nam Mỹ khi trưởng thành dài khoảng 1.2 mét, chúng phân bổ ở các nước vùng Amazon như Brazil, Argentina, Venezuela, Paraguay, Guiana, Peru, Colombia.
Không chỉ có DNA dài gấp 30 lần con người mà bộ nhiễm sắc thể của cá phổi Nam Mỹ cũng cực kì “đồ sộ”. 18 trên tổng số 19 nhiễm sắc thể của chúng có kích thước lớn hơn toàn bộ bộ gen của con người. Tuy có bộ gen khổng lồ nhưng thông tin di truyền của chúng đa số lặp lại, lên tới 90%.
Trong thế giới thực vật, các nhà khoa học từng tìm thấy một loài dương xỉ có tên khoa học là Tmesipteris oblanceolata, mọc trên đảo New Caledonia (vùng lãnh thổ của Pháp ở Thái Bình Dương), sở hữu bộ gen lớn nhất 50 lần con người. Chuỗi DNA của nó dài tới 106 mét.
Theo Reuters