Dưới đây là một số thủ thuật có thể giúp xua đi những ý nghĩ tiêu cực trong tâm trí của anh em.
Đôi lúc trong đầu anh em sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, kiểu như: sao bụng mình to vậy, mình mập quá, mình là kẻ thất bại, sao thằng đó nó ng… hơn mình mà lại thăng tiến nhanh hơn,… Những suy nghĩ này có thể làm giảm năng suất của anh em, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần; trong khi thứ mình cần làm là lên kế hoạch để thay đổi, nếu anh em thấy cần thiết.
Tác giả Sam Akbar, Ph.D., một nhà tâm lý học, viết trên mindbodygreen một số thủ thuật giúp chúng ta xua đi các câu tự chửi rủa bản thân. Các thủ thuật này nằm trong một quyển sách do cô xuất bản.
Đây là thủ thuật mà mình cũng đọc được khá nhiều. Tức là anh em tách mình ra khỏi những suy nghĩ của bản thân. Nghĩa là, thay vì tự khẳng định: “Mình mập quá”, thì có thể nói: “Mình nghĩ là mình mập quá” - “Mình đang có ý nghĩ là mình mập quá”. Với cách này, anh em không khẳng định bản thân mình mập hay ốm, mà anh em nói rằng ý nghĩ mập/ốm đang diễn ra trong đầu mình.
Đôi lúc trong đầu anh em sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, kiểu như: sao bụng mình to vậy, mình mập quá, mình là kẻ thất bại, sao thằng đó nó ng… hơn mình mà lại thăng tiến nhanh hơn,… Những suy nghĩ này có thể làm giảm năng suất của anh em, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần; trong khi thứ mình cần làm là lên kế hoạch để thay đổi, nếu anh em thấy cần thiết.
Tác giả Sam Akbar, Ph.D., một nhà tâm lý học, viết trên mindbodygreen một số thủ thuật giúp chúng ta xua đi các câu tự chửi rủa bản thân. Các thủ thuật này nằm trong một quyển sách do cô xuất bản.
Thay vì nói “Tôi thất bại”, hãy nói: “Ý nghĩ “tôi thất bại” xuất hiện trong đầu tôi”
Đây là thủ thuật mà mình cũng đọc được khá nhiều. Tức là anh em tách mình ra khỏi những suy nghĩ của bản thân. Nghĩa là, thay vì tự khẳng định: “Mình mập quá”, thì có thể nói: “Mình nghĩ là mình mập quá” - “Mình đang có ý nghĩ là mình mập quá”. Với cách này, anh em không khẳng định bản thân mình mập hay ốm, mà anh em nói rằng ý nghĩ mập/ốm đang diễn ra trong đầu mình.
Anh em có thể tiến hành từng bước như sau:
- “Tôi là thằng thất bại” là một ý nghĩ xuất hiện trong đầu.
- Khoảng 30 giây - 1 phút sau, anh em có thể thêm vào trước đó một câu khác: “Tôi đang nghĩ rằng tôi là thằng thất bại”.
- Sâu hơn một chút, khó hơn một chút: “Tôi nhận ra rằng trong đầu mình đang có một suy nghĩ tôi là thằng thất bại”.
Đến cuối cùng, làm sao anh em biến suy nghĩ ban đầu của mình từ: “Tôi là thằng thất bại”, thành một câu đại loại như “Tôi nhận ra mình đang có một suy nghĩ là tôi thất bại”.
Bản chất của việc này là: anh em đang suy nghĩ là mình thất bại, chứ trong đời thực có thể không phải như thế. Anh em đang gán 1 suy nghĩ thoáng qua vào cuộc đời của mình, con người của mình. Rõ ràng một sai sót nhỏ không định nghĩa con người của mình, mình có thể thừa nhận mình sai trong một sự việc cụ thể, chứ không thể nói mình là kẻ thất bại được.
Hát hoặc đọc to suy nghĩ của bạn ra một cách hài hước
Đây là một cách để giảm đi sức nặng, sự nguy hại của ý nghĩ độc hại.
Nhà tâm lý cho rằng, anh em có thể gán các suy nghĩ tiêu cực của anh em với giai điệu một bài nào đó quen thuộc (ví dụ: Cháu lên ba, Happy Birthday,…) rồi hát lên. Hát với các tốc độ khác nhau để xem câu nói đó có giảm bớt đi mức độ tiêu cực hay không.
Đoạn này là ý kiến riêng của mình: anh em chú ý, việc lặp đi lặp lại câu nói tiêu cực có khi lại đẩy mình xuống hố sâu suy nghĩ độc hại. Nên áp dụng hình thức này một cách tỉnh táo nhé.
Mình thích một đề xuất thứ hai: Nói lên câu suy nghĩ tiêu cực kia một cách hài hước. Ví dụ trường hợp của mình: “Bị hói buồn quá”. Mình có thể nhái giọng của ai đó để nói lên câu này, ví dụ một danh hài nào đó.
Tuy nhiên anh em lưu ý, nhà tâm lý cho rằng đây là một cách để chúng ta nhận ra những thứ đó chỉ là suy nghĩ của chúng ta, nó có thể không hẳn là sự thật. Đừng biến việc này thành chế giễu bản thân. Do đó hãy cẩn trọng khi dùng cách này.
Quảng cáo
Giảm bớt sức nặng câu nói bằng cách lặp lại nó
Nhà tâm lý cho rằng, khi chúng ta nói một chữ nhiều lần thì chữ đó dần giảm đi sức nặng. Ví dụ, anh em lặp đi lặp lại chữ “chanh” (Lemon) khoảng 40 lần, thì càng về sau, chữ “chanh” trở nên một loạt chữ vô nghĩa. Khi đó, chữ này sẽ mất đi ý nghĩa cảm xúc mà nó mang lại.
Theo cách này, tác giả cho rằng anh em có thể lấy ra chữ mà anh em hay gán cho mình, như: “thất bại”, “kẻ xấu”, “thằng mập”,… rồi đọc lên ít nhất 40 lần. Khi đó, ở những lần đọc thứ 30 trở lên chẳng hạn, chữ đó sẽ mất đi ý nghĩa của nó.
Nếu cách này hợp với bạn, bạn có thể áp dụng nó vài lần trong tuần.
Mang những câu nói đó theo bạn hàng ngày
Bác sĩ tâm lý khuyên bạn viết suy nghĩ tiêu cực của mình ra giấy, và mang nó theo người. Theo giải thích của cô, câu nói này có thể sẽ khiến bạn buồn bã và đau đớn, nhưng bạn nên tự hỏi rằng liệu bạn có sẵn sàng mang theo nó hàng ngày, và nhận ra rằng nó chỉ là một suy nghĩ, chứ nó không định nghĩa được khả năng của bạn, con người của bạn.
Ví dụ, cô bác sĩ có một câu mà cô viết ra, mang theo người: “Mình là nhà trị liệu tệ hại”. Theo cô, câu nói này có thể đúng hoặc sai, nhưng nó vẫn đi theo cô mỗi ngày trong hành trình cô điều trị cho bệnh nhân. Mỗi lần suy nghĩ đó xuất hiện, cô lại nghĩ tới mảnh giấy trong ví của mình, biết rằng có một tờ giấy như vậy, và vẫn tiếp tục những công việc quan trọng cần làm hơn. Cuối cùng, những thứ đó cũng chỉ là một suy nghĩ mà thôi.
Quảng cáo
Tóm lại
Những cách trong bài này giúp bạn nhận ra rằng, cuối cùng những suy nghĩ trong đầu cũng chỉ là suy nghĩ. Nó có thể đúng hoặc sai, nhưng nó không định nghĩa con người của bạn. Bàn sâu hơn, nó không phản ánh tương lai của bạn.