Cảnh báo công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR có thể gây tổn thương di truyền nghiêm trọng

BaroTo
29/7/2018 12:55Phản hồi: 28
Cảnh báo công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR có thể gây tổn thương di truyền nghiêm trọng
CRISPR-Cas9 là công nghệ chỉnh sửa gen đang dành được sự quan tâm rất lớn trong ngành công nghệ sinh học và nhiều lĩnh vực khác, nhưng nó có thể không hoàn toàn kỳ diệu như những thử nghiệm trước mắt. Thông qua một nghiên cứu mới đây, rất có thể công nghệ này sẽ trở thành một con dao 2 lưỡi với hậu quả nghiêm trọng gấp nhiều lần so với những lợi ích nghiên cứu đạt được.

Hậu quả của kỹ thuật CRISPR không phải là một câu chuyện bịa đặt, tuy trước mắt công nghệ chỉnh sửa gen này vẫn có vẻ an toàn nhưng đó là vì những thiệt hại lâm sàng vẫn chưa được khai thác. Vì còn nhiều giới hạn nên e rằng việc sử dụng nó sẽ trở nên hạn chế trong tương lai gần.

Công nghệ CRISPR về cơ bản sẽ có một đoạn phân tử ADN bình thường, sau đó được cắt ra 1 mẫu đơn dòng từ đoạn ADN này để kết hợp với một phân tử ADN đơn dòng tương xứng khác. Chúng ghép nối với nhau và hoạt động như một một đoạn gen bình thường trong tế bào.

Crispr.png

Ví dụ trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, ý tưởng để khắc phục căn bệnh trên là cắt ra một số ít các bazơ trong một chuỗi gen sản xuất, từ đó ta có thể vô hiệu hóa đoạn gen trên hoàn toàn. Điều này đã được thực hiện trong nhiều nghiên cứu, mặc dù khi quan sát việc chèn và xóa bất ngờ một số cặp bazơ không phát hiện có sự phá hủy nghiêm trọng nào trên đoạn gen này - mãi cho đến tận bây giờ. Vì khi thí nghiệm người ta chỉ quan sát trên quy mô nhỏ, còn trên thực tế thì không, những đoạn gen chỉnh sửa có thể bị lặp lại hàng nghìn lần và điều này thì đã đủ để ảnh hưởng đến các gen lân cận hoặc can thiệp tới hoạt động di truyền.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature được viết bởi Michael Kosicki, Kart Tomberg và Allan Bradley thuộc Viện nghiên cứu Wellcome Sanger, họ giải thích rằng những nghiên cứu trước đây chưa từng gặp phải những thiệt hại cơ bản như thế vì đơn giản những thiệt hại này không được phép xảy ra.

Vấn đề không phải là CRISPR tự gây ra những thiệt hại này mà chính là do việc tự sửa chữa một cách cẩu thả của chính tế bào. Allan Bradley giải thích rằng ”Sau khi thực hiện kỹ thuật CRISPR trên một đoạn gen, tế bào sẽ cố gắng ghép mọi thứ lại với nhau. Nhưng nó thực sự không biết những đoạn ADN nằm liền kề khác nhau như thế nào.” Trong quá trình ghép nối các đoạn gen sau khi được chỉnh sửa thì các tế bào có thể vô tình thay thế hàng trăm hoặc hàng ngàn cặp bazơ cơ sở không có ở đó.

Bởi vì các nghiên cứu trước đây thường sử dụng bản sao của các cặp gen hoặc những cặp gen ở gần nhau nên khả năng xảy ra rủi ro hầu như không có. Chỉ khi sử dụng nhiều sợi ADN dài hơn và đa dạng hơn thì việc chèn và xóa các cặp bazơ mới gặp phải những nguy cơ nghiêm trọng.

Nhưng may thay, thiệt hại nghiêm trọng này dường như chỉ xảy ra đối với công việc phức tạp nhất trong kỹ thuật CRISPR là cắt một đoạn ADN ra khỏi chuỗi hay mở đoạn gen để sửa chữa. Và cũng giống như nhiều vấn đề trong nền khoa học sinh học thực tại, chúng ta không nên lo lắng và sợ hãi nó - mà cần phải nghiên cứu và tìm ra giải pháp. Không tránh khỏi những nguy cơ về di truyền nghiêm trọng trong công cuộc cách mạng chỉnh sửa gen, điều quan trọng bây giờ cần làm là thúc đẩy các biện pháp đối phó, ngay cả khi nó có thể ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu một số liệu pháp chữa bệnh hay lợi nhuận của các công ty mà kỹ thuật CRISPR mang lại.

Nguồn: techcrunch.com
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó nhỉ! Hy vọng các nhà khoa học nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng rộng rãi!
ngày xưa các Celestial cũng đến Trái Đất và tạo ra X men như vầy 😁
Cơ thể người thật vi dịu! Khoa học tiến bộ khủng khiếp thế mà vẫn ko làm chủ được cái ADN bé tẹo!;)
@warmboy24 Chính vì quá bé tẹo nên mình mới k làm chủ đc ấy 😁
Gunny_NQT
ĐẠI BÀNG
6 năm
@warmboy24 Đến cái to đùng đoàng bằng cổ tay còn chẳng làm chủ được, đòi làm chủ cái bé tẹo, bày đặt không à :p:p:p
kienvunb
TÍCH CỰC
6 năm
Cái gì để tự nhiên cũng tốt hơn.
Muoimeo
ĐẠI BÀNG
6 năm
Sắp có X men trong phòng thí nghiệm rồi
Cái gì cũng có mặt lợi và hại...
Vừa xem xong phim siêu thú cuồng nộ xong.có khi nào có người khổng lồ không nhỉ ?
Thật sự mình đã nghĩ về vấn đề này khi công nghệ này được công bố rồi. Chúng ta theo mình chỉ nên tìm cách sửa chữa sai lầm của mẹ tự nhiên chứ k nên chiếm quyền của người. Mọi sự vật trên thế giới này đều có quy luật và guồng quay luân hồi của nó. Đừng tìm cách chống đối lại guồng quay đó làm gì, cái ta cần là tìm cách sống chung và hạnh phúc với nó
Nước ngoài quy định an toàn cao lắm, k như vn mình đâu
khi viết bài về gen thì thống nhất dùng ADN hoặc DNA từ đầu đến cuối. không viết chỗ thì ADN chỗ thì DNA.
tangocthien
ĐẠI BÀNG
6 năm
Công nghệ bao giờ cũng có hai mặt
nói chung, mọi thứ thật là kỳ diệu.
@vule123 Ơip96 inox ki9i
😁 Phim Sci-Fi
chuongmd91
ĐẠI BÀNG
6 năm
và đây là sự ra đời của những X-Men đầu tiên 😁:D
akb48
TÍCH CỰC
6 năm
Hóng mau chóng hoàn thiện vì con người vẫn còn quá yếu đuối, va chạm xíu là chảy máu.Muốn đc một làn da siêu bền, thuốc uống chỉnh sửa gen để hết bệnh ngay viên đầu tiên và ko tái lại suốt đời, vaccin all in 1 phòng gần như mọi loại bệnh, ...
@akb48 đến lúc đấy sớm muộn cũng bị thanh trừng 1 loạt. Thằng nào cũng khoẻ thế thì trái đất lấy đâu cho đủ chỗ sống =))
@suvival198 Lúc đó đi chinh phục vũ trụ, đâu sống trên trái đất nữa hehe
tamle_o
CAO CẤP
6 năm
tóm tắt: chỉnh sơ sơ thí ngiệm thì ko sao, chỉnh lớn thì gây hậu quả. đây là công cụ duy nhất để chữa dc các bệnh y học bó tay hiện nay, hy vọng hoàn thiện sớm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019