Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, một đội ngũ hơn 100 người gồm thợ điện, thợ máy, kĩ sư và nhiều nhân sự khác vừa làm việc ở đập Hoover Dam để vận hành và vừa quản lý dịch vụ du lịch ở nhà máy thủy điện gồm có 17 turbine này. Khi nhà máy phải đóng cửa du lịch vào ngày 17/3/2020, Mark Cook - quản lý của nhà máy điện Hoover Dam cho biết đại dịch đã thay đổi cách mà họ vận hành và bảo trì nhà máy này.
"Chúng tôi đã làm nhiều việc để đối phó với đại dịch. Chúng tôi đã thay đổi cách nhìn của đội ngũ về việc bảo trì nhà máy và cách mọi người đánh giá các tình trạng quan trọng. Đại loại là chúng tôi đã nhìn vào vấn đề và nói 'Này, giờ phải làm gì đây? Tiếp theo cần làm gì nữa, có cái nào để lại làm sau được không?"
Toàn cảnh Hoover Dam. Ảnh cuhiep chụp bằng LG V10: https://tinhte.vn/thread/panorama-doc-hoover-dam-bang-lg-v10.2541079/
"Trước đây, mỗi năm chúng tôi sẽ cho ngưng một máy phát điện để bảo trì và vệ sinh. Nếu như có một năm nào đó mà chúng tôi bỏ qua việc bảo trì máy phát điện thì chẳng ảnh hưởng gì hòa bình thế giới cả, tùy theo công việc của năm đó là gì. Chúng tôi vẫn đưa ra quyết định cụ thể rằng 'Tôi nghĩ cái máy phát này để năm sau bảo trì vẫn được'." Ở thời điểm hiện tại, đội ngũ bảo trì nhà máy điện được cắt giảm 50%, các team làm việc luân phiên nhau, tuần thì team này nghỉ ở nhà, tuần sau tới lượt team kia.
"Chúng tôi đã làm nhiều việc để đối phó với đại dịch. Chúng tôi đã thay đổi cách nhìn của đội ngũ về việc bảo trì nhà máy và cách mọi người đánh giá các tình trạng quan trọng. Đại loại là chúng tôi đã nhìn vào vấn đề và nói 'Này, giờ phải làm gì đây? Tiếp theo cần làm gì nữa, có cái nào để lại làm sau được không?"
Toàn cảnh Hoover Dam. Ảnh cuhiep chụp bằng LG V10: https://tinhte.vn/thread/panorama-doc-hoover-dam-bang-lg-v10.2541079/
"Trước đây, mỗi năm chúng tôi sẽ cho ngưng một máy phát điện để bảo trì và vệ sinh. Nếu như có một năm nào đó mà chúng tôi bỏ qua việc bảo trì máy phát điện thì chẳng ảnh hưởng gì hòa bình thế giới cả, tùy theo công việc của năm đó là gì. Chúng tôi vẫn đưa ra quyết định cụ thể rằng 'Tôi nghĩ cái máy phát này để năm sau bảo trì vẫn được'." Ở thời điểm hiện tại, đội ngũ bảo trì nhà máy điện được cắt giảm 50%, các team làm việc luân phiên nhau, tuần thì team này nghỉ ở nhà, tuần sau tới lượt team kia.
Việc cắt giảm nhân sự còn kéo dài bao lâu?
Hiện tại đội ngũ của Mark Cook đang làm việc online với nhau, các công tác họp, trao đổi, tham vấn ý kiến giữa team ở nhà và team đi làm được thực hiện qua các ứng dụng họp từ xa. Họ đã làm việc này được 5 tháng nhưng Mark không biết họ còn phải làm như vậy bao lâu nữa.
"Ở mức nhân sự 50% hiện nay, chúng tôi đang có 1 máy phát điện ngưng hoạt động, mọi người đã tháo tuabin ra và đang đại tu nó. Tôi rất hào hứng với việc bảo trì máy phát điện, tuy nhiên có nhiều công đoạn chúng tôi không thể hoàn thành với mức nhân sự hiện tại. Một số thứ có thể tiếp tục sử dụng 1 - 2 năm nữa, nhưng sẽ đến một lúc nào đó chúng bị hư, mà việc ngồi dự đoán khi nào nó bị hư lại không dễ dàng chút nào".
Bảo trì tuabin ở Hoover
Mark đã làm việc tại đập thủy điện Hoover Dam được 13 năm và từ vị trí công nhân, anh đã trở thành người quản lý của một trong những con đập thủy điện nổi tiếng nhất thế giới.
Đập Hoover Dam sẽ như thế nào?
Trong phim ảnh Mỹ, cầu Golden Gate hoặc Hoover Dam là những biểu tượng thể hiện cho sự trường tồn của thời gian. Trong phim Superman (1978), hình ảnh đập Hoover bị phá hủy tượng trưng cho mức độ hủy diệt của một thảm họa. Ngược lại, trong game Fallout: New Vegas thì con đập Hoover vẫn tiếp tục phát điện sau nhiều năm thế giới bị diệt vong vì bom hạt nhân. Tuy nhiên Mark cho rằng ý tưởng đó không khả thi.
Mark Cook nói: "Tôi đã từng nghĩ về vấn đề đó rồi chứ, và như câu trả lời cho mọi câu hỏi - hên xui. Nếu loài người đột nhiên biến mất, đập Hoover vẫn tiếp tục sản xuất điện trong vài ngày, nhưng sau đó thì chưa chắc. Có những công việc bắt buộc phải làm liên tục để giữ cho nhà máy hoạt động, ví dụ như làm sạch bộ lọc để không cho dị vật lọt vào tuabin.
Quảng cáo
Một số công đoạn bảo trì nhỏ bắt buộc phải làm 24/7 và chúng tôi luôn bố trí người túc trực ở đó. Họ phải xử lý mọi chi tiết nhỏ nhất phát sinh, lượng công việc mà họ đảm nhận rất lớn để đảm bảo nhà máy vận hành ổn định. Nếu họ không xử lý được các công việc đó, các tuabin sẽ rất nhanh bị hư hỏng.
Nếu các bộ lọc bị nghẹt, máy móc sẽ bị tắt và tuabin sẽ không phát điện được nữa. Chỉ vài ngày sau, tất cả các tổ máy sẽ ngưng hoạt động và toàn bộ nhà máy sẽ ngừng cung cấp điện. Trong lúc đó đập vẫn trữ nước nhưng không xả được, dẫn đến tràn đập."
Có thứ còn ghê hơn tận thế
Trước khi lo ngại về tận thế thì biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới đập Hoover rồi. Hạn hán hàng năm ở miền tây nước Mỹ đã khiến cho hồ Mead thiếu nước kể từ năm 1983 tới nay. Lake Mead là hồ nước nhân tạo lớn nhất ở Mỹ, được hoàn thành ngày 30/9/1935 để cung cấp nước dùng và nông nghiệp cho 20 triệu cư dân của tiểu bang Arizona, California, Nevada và Mexico.
Hồ nhân tạo Mead
Khi đạt trữ lượng tối đa, hồ Mead trải dài 180km, độ sâu tối đa lên tới 162 mét và diện tích mặt nước rộng khoảng 640 km vuông. Tổng lượng nước hồ có thể chứa lên tới 322,2 tỷ mét khối nước. Năm 2020 là năm liên tiếp thứ 21 khu vực này bị hạn hán, theo Cục Khai hoang Hoa Kỳ (USBR) thì thời điểm tháng 4/2020, hồ Mead chỉ trữ được 43% lượng nước mà thôi. Đơn vị quản lý Hoover Dam - USBR - nhiều năm qua đã làm việc với chính quyền các bang lân cận để giải quyết vấn đề thiếu nước của đập thủy điện này.
Quảng cáo
Đầu tháng 8/2020, nhiệt độ ban ngày ở phía tây bang Nevada lên tới 41 độ C, tức là nhu cầu sử dụng điện tăng cao vì người dân sử dụng máy lạnh nhiều. Một máy phát thủy điện Hoover được thiết kế công suất 130MW nhưng đang chạy ở mức 100MW vì thiếu nước. Công suất một tổ phát ở thủy điện Hoover tương đương với cả thủy điện Thác Bà (120MW) hoặc Pắc Ma (140MW) của Việt Nam. 17 máy phát điện của đập Hoover có thể sản xuất 2,071 megawatts năng lượng thủy điện.
Sử dụng công nghệ để giải quyết mọi vấn đề phát sinh
Ở thời điểm hiện tại, nhà máy đã được cải tiến để thích nghi với tình trạng hạn hán và thiếu nước của hồ Mead. Mark nói: "tất cả tuabin đã được thay mới hồi thập niên 80s, 90s. Nhưng trong 10 năm qua, chúng tôi đã thay mới thêm 5 tuabin nữa. Những tuabin mới được thiết kế lại để chạy tốt hơn ở mực nước thấp. Mọi người rất vui với hiệu quả của 5 tuabin mới này, chúng tôi đã xem xét phương án thay mới những tuabin còn lại nhưng bài toán kinh tế chưa có phép."
Lake Mead nhìn từ trên cao
Sự tiến bộ của công nghệ cũng đã đóng góp rất nhiều cho việc quản lý và bảo trì nhà máy điện này, Mark nói tiếp: "Chúng tôi có thể theo dõi và quản lý tình trạng của máy phát điện dễ hơn xưa rất nhiều, việc vận hành các tổ máy cũng rất hiệu quả vì nay chúng khởi động rất nhanh. Về mặt bảo trì, hiện nay chúng tôi được cấp thêm nhiều thiết bị xịn sò lắm. Ví dụ, chúng tôi có máy laser để đo các linh kiện và phụ tùng, kèm theo đó là 1 cái máy CNC để tiện chính xác ra những món đó. Đây không phải là công nghệ gì đột phá đâu, nhưng nó rất mới đối với chúng tôi và đây là những công cụ tuyệt vời để tạo ra những phụ tùng chuyên biệt cho đập Hoover. Bạn biết đó, đập thủy điện Hoover là duy nhất, vì vậy không thể chạy ra cửa hàng là có thể mua được phụ tùng để thay thế."
Xem thêm:
Hoover Dam: công trình vĩ đại đã và sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?
Theo power-technology