Đây là chiếc máy tính cá nhân của mình và do mình tự mua linh kiện về lắp ráp từng phần theo sở thích của bản thân. Thời gian lắp lần đầu tiên cho đến nay chắc cũng đc hơn 10 năm rồi nên các linh kiện bên trong máy cũng không phải là mới, dù thời gian trôi qua có làm bào mòn cũng như mất mát một số linh kiện và buộc phải thay thế nhưng tựu chung nó vẫn hoạt động tốt và chứa đựng nhiều kỷ niệm vui buồn đối với riêng mình.
Có thể kể sơ qua một số linh kiện trong máy như:
> Mainboard Asus Maximus VII Ranger (đã thay thế từ main cũ lắp lần đầu là Gigabyte Z97x bị chết chip cầu nam)
> Chip I7 4790K (đã thay thế nâng cấp từ chip cũ lắp lần đầu là I5 4590)
> Ram tổng cộng 32Gb với led đỏ hiếm có khó tìm dành cho loại main này (lắp lần đầu 16Gb và nâng cấp sau thêm 16Gb nữa)
Có thể kể sơ qua một số linh kiện trong máy như:
> Mainboard Asus Maximus VII Ranger (đã thay thế từ main cũ lắp lần đầu là Gigabyte Z97x bị chết chip cầu nam)
> Chip I7 4790K (đã thay thế nâng cấp từ chip cũ lắp lần đầu là I5 4590)
> Ram tổng cộng 32Gb với led đỏ hiếm có khó tìm dành cho loại main này (lắp lần đầu 16Gb và nâng cấp sau thêm 16Gb nữa)
> Nguồn 750W Antec với cáp module được lắp lần đầu và sử dụng cho đến nay khá bền bỉ và ổn định.
> Card màn hình 1660Ti 8Gb Aorus được săn sale khuyến mãi ở thời điểm đỉnh cao bitcoin giá VGA tuốt luốt tận mây xanh để nâng cấp cho chiếc card cũ có từ đời tống 550Ti.
> 2 cái ổ SSD 1 trắng 1 đen dung lượng 1 Tb mua xách tay từ Amazon về vì có đèn đóm màu mè để thay thế HDD đã lỗi thời.
> Case thì phải nói là thay biết bao lần không nhớ để mà kể hết, từ loại không có kính cường lực, cho đến loại có kính để show đc hàng họ bên trong, rồi từ loại chật cứng cho đến loại rộng thùng thình như bây giờ đang sử dụng là Cooler Master H500M mà vẫn chưa có ý định dừng lại khi đang muốn đổi sang vỏ case bể cả, có thể nói với mình là thay case như thay áo.
> Rồi những thứ linh tính khác như quạt, đèn trang trí, tản nhiệt CPU, cứ vừa rẻ, vừa có màu mè RGB là mình khoái thôi.
> Ngoài ra vì là người không thích dây điện rườm rà xấu xí nên những thứ có thể sử dụng không dây như phím, chuột, loa, mình đều lựa chọn những sản phẩm có tính năng wireless hết, kể cả bắt wifi cho máy tính cũng là từ usb wifi chuyên dụng. Cho đến hiện tại trên bàn máy tính của mình thì chỉ còn 4 cọng dây bắt buộc phải sử dụng là 2 cọng dây nguồn màn hình và PSU, 1 cọng dây Display Port và 1 cọng dây sạc type C cho phím chuột loa (vì không thể giấu những loại dây này đi thì mình lựa chọn sử dụng các loại cáp bọc lưới xịn sò cho những cọng dây này rồi trưng ra luôn cho đẹp, khỏi tìm cách giấu giếm làm gì nữa)
Ở thời điểm mình lắp chiếc máy này cho đến hiện tại thì mình chỉ sử dụng nó cho những công việc nhẹ nhàng không quá năng nhọc, tương đương với những việc giới văn phòng thường làm như: chỉnh sửa ảnh và clip ngắn đơn giản bằng Photoshop và Premiere, lướt web, gõ văn bản, check mail, sắp xếp công việc và lưu trữ những dữ liệu cá nhân. Chắc có lẽ vì vậy mà nhu cầu cần một chiếc máy mạnh hơn nữa đối với mình là chưa cần thiết.
Quảng cáo
Và nếu tương lai nếu có điều kiện để lắp một chiếc máy mới cho hợp thời đại thì mình vẫn sẽ lựa chọn cách sưu tầm từng thứ linh kiện một chứ không mua hẳn một chiếc máy bộ. Đơn giản vì mình thích trải nghiệm tất cả các thương hiệu điện tử để có cái nhìn điểm mạnh, điểm yếu của từng hãng, chứ không phải là fan trung thành của bất kì một hãng nào. Vì thế bên trong chiếc máy tính của mình nó có thể lung tung, không theo một chuẩn mực nào đó nhưng riêng với cá nhân mình thì mình sẽ luôn ưng ý với sản phẩm do chính mình tự tạo ra.
Một phần nữa là với một chiếc máy tự lắp ráp, khi một phần nào đó trong máy tính mình muốn nâng cấp, thay đổi, hoặc do yếu tố khách quan là nó đã hỏng hóc không thể sửa chữa mình có thể chủ động gỡ phần hỏng hóc, hoặc cần nâng cấp đó ra và đem bán lại cho người khác cần và bù thêm tiền để mua thay thế thứ mới hơn mà không bị gián đoạn công việc.
Nhược điểm của việc mua một chiếc máy tự lắp ráp có lẽ đối với nhiều người đó là phải có sự tìm hiểu và hiểu biết nhất định về sự tương thích các đời main, chip, ram cũng như thời gian để tìm mua các linh kiện rải rác ở nhiều nơi như cửa hàng, diễn đàn, các trang thương mại online để có thể lắp ráp được một cái máy hoàn chỉnh có thể hoạt động ổn định ở cuối hành trình. Chi phí lắp ráp cũng là một vấn đề nan giải khi gần như không thể ước lượng được số tiền mình cần bỏ ra là bao nhiêu vì từng phần linh kiện có thể mắc hơn hoặc rẻ hơn sao với thị trường tùy vào độ hiếm hoặc độ độc lạ của nó. Nhưng nếu vượt qua được những điều này thì sản phẩm cuối cùng mà mình nhận được như là một thiết kế Lego phiên bản giới hạn mà chỉ duy nhất mình sở hữu.